Mất điện, bác sĩ dùng xe điện để phục vụ phẫu thuật
Có thể đây là lần đầu tiên một chiếc xe điện được dùng cho thủ thuật y tế.
Bác sĩ Christopher Yang có thể trở thành người đầu tiên phẫu thuật bằng nguồn năng lượng từ xe điện – Ảnh: @ChrisYangMD/Twitter
Theo Autoevolution, thông thường có thể đổi lịch phẫu thuật sang ngày khác nếu mất điện (trừ một vài ca đặc biệt). Nhưng điều đó sẽ kéo theo nhiều rắc rối khác, như kéo dài thời gian lo âu cho bệnh nhân, không thể xin nghỉ thêm nữa. Vì lẽ đó, bệnh nhân vẫn xin bác sĩ tìm cách phẫu thuật như bình thường.
Rơi vào cảnh này, bác sĩ Christopher Yang (Austin, Texas, Mỹ) nảy ra một ý tưởng táo bạo. Anh lấy dây nối và cắm thiết bị y tế trực tiếp vào chiếc xe điện Rivian R1 của mình. Cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ mà không gặp phải bất kỳ trục trặc nào.
“May mắn là chỗ đậu xe đủ gần phòng bệnh để chạy dây”, bác sĩ Yang nói với trang The Drive. Với công suất tương đương phích cắm tiêu chuẩn trong nhà, xe điện Rivian có 4 ổ cắm 110 volt.
Video đang HOT
Một chiếc nằm trong bảng điều khiển trung tâm, một chiếc nằm trong cốp gần bánh xe, hai chiếc nằm trên thùng xe bán tải. Trong trường hợp này, bác sĩ Yang đã sử dụng ổ cắm 110 volt trên thùng xe, chạy dây nối qua thiết bị A/C vào phòng phẫu thuật.
Rivian R1T là bán tải điện với 4 ổ cắm 110V – Ảnh: Rivian
Bác sĩ này đã chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội. Điều này bắt đầu đặt ra câu hỏi: Có thể thực hiện bao nhiêu cuộc phẫu thuật trong một lần sạc đầy?
Tuy chưa được kiểm chứng, việc xe điện hiện đại có thể được sử dụng như máy phát điện di động đã được chứng minh. Trước có Ford F-150 Lightning giúp tiết kiệm chi phí đám cưới và đi cứu hộ vùng mất điện, nay có Rivian R1 trở thành nguồn điện cho ca phẫu thuật.
Cũng có người đặt câu hỏi về tính an toàn của việc sử dụng xe điện làm nguồn điện. Bác sĩ Yang nói với The Drive: “Ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ. Tôi cũng chuẩn bị sẵn nguồn dự phòng cho khả năng bị lỗi. Nhưng không cần phải sử dụng đến”. Ngoài ra, bác sĩ cũng đã xin ý kiến bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật.
Trang The Drive cũng đồng ý rằng việc sử dụng năng lượng từ xe điện hoàn toàn có thể, bởi ổ cắm trên xe được thiết kế như ổ cắm trong nhà. Chỉ cần lưu ý dây tiếp đất, có người canh chừng chiếc xe đảm bảo không có ai động vào nguồn điện.
Vì sao cần hạn chế ăn uống khi gần đến giờ phẫu thuật?
Để chuẩn bị cho ca phẫu thuật phải tuân theo rất nhiều chỉ dẫn của bác sĩ. Một trong số đó là những món được và không được ăn uống trước khi phẫu thuật.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân không nên ăn quá gần giờ phẫu thuật. Vì nếu ăn gần giờ phẫu thuật thì có thể đối mặt nguy cơ buồn nôn, ói mửa. Nếu điều này xảy ra khi đang phẫu thuật thì chất nôn có thể vào phổi và gây ra biến chứng, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).
Ăn gần giờ phẫu thuật có thể khiến bệnh nhân buồn nôn, ói mửa và chất nôn có thể vào phổi, dẫn đến biến chứng. ẢNH SHUTTERSTOCK
Với một số loại phẫu thuật, bệnh nhân được yêu cầu phải làm sạch ruột trước khi vào phòng mổ. Yêu cầu này được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân uống một loại dung dịch do bác sĩ chỉ định hoặc thuốc nhuận tràng.
Nếu bệnh nhân không thực hiện đúng theo yêu cầu này mà ăn gần giờ phẫu thuật thì bác sĩ không thể mổ được. Khi đó, lịch phẫu thuật sẽ được dời lại vào một thời điểm khác.
Vì vậy, khi đã xác định ngày phẫu thuật, bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ thời điểm nào nên ngừng ăn uống. Có nhiều trường hợp bệnh nhân được yêu cầu không nên ăn trong vòng 8 giờ trước khi phẫu thuật.
Tuy nhiên, trong trường hợp ca phẫu thuật kéo dài và phức tạp thì bệnh nhân có thể được yêu cầu không ăn gì trong vòng 12 giờ trước giờ phẫu thuật. Tất cả điều này nhằm mục đích chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trước khi phẫu thuật bắt đầu.
Bệnh nhân đừng ngại đặt câu hỏi cho bác sĩ về những điều mình chưa hiểu hay còn thắc mắc. Ngoài ra, nghỉ ngơi cũng rất quan trọng. Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều và cảm thấy thoải mái trước khi vào phòng mổ.
Một điều quan trọng khác là sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị chóng mặt, mất phương hướng hoặc cần nằm lại bệnh viện để phục hồi. Khi đó, họ cần phải có người nhà bên cạnh để chăm sóc, theo Verywell Health.
Cách tự kiểm tra để phát hiện ung thư tinh hoàn Nam bệnh nhân 33 tuổi đi khám do bị sưng đau bìu. Kết quả chẩn đoán tại bệnh viện xác định bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn. Mới đây, các bác sĩ Khoa Thăm dò chức năng - Bệnh viện đa khoa Hà Đông (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân nam 33 tuổi, thường trú tại Hà Đông, đến khám với triệu...