Mất Địa Trung Hải, Nga sẽ trở thành “gã khổng lồ cô độc”
Ngày 28-2, một quan chức cao cấp thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga cho biết Nga có kế hoạch sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm hải quân thường trực gồm 10 chiếc tàu chiến và tàu đảm bảo tại Địa Trung Hải.
“Một sở chỉ huy chịu trách nhiệm triển khai lực lượng đặc nhiệm hải quân thường trực này phải được thành lập tại Hạm đội biển Đen. Đội đặc nhiệm này có thể bao gồm 10 chiếc tàu, bao gồm cả tàu đảm bảo”, quan chức này cho biết.
Theo nguồn tin trên, đây có thể sẽ là một lực lượng đặc nhiệm bao gồm các tàu chiến thuộc 3 hạm đội của Hải quân Nga, tương tự với lực lượng đặc nhiệm đã và đang tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở khu vực phía đông Địa Trung Hải, gần với bờ biển của Syria, trong 6 tháng qua.
Tuần dương hạm tên lửa lớp 1164 “Slava” (hay còn gọi là “Atlas” – )
Video đang HOT
Lực lượng đặc nhiệm này có thể hoạt động trên cơ sở luân phiên và sử dụng các cảng ở Đảo Síp, Montenegro, Hi Lạp và Syria làm điểm tiếp tế, trong số này, quân cảng Tartus ở Syria đóng một vai trò hết sức quan trọng – vị quan chức này cho biết thêm.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, Nga cần có một nhóm tàu chiến hiện diện thường trực tại Địa Trung Hải để bảo vệ lợi ích của mình tại khu vực này. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô đã duy trì Liên đội Địa Trung Hải số 5 tại vùng biển này từ năm 1967 đến 1992 để đối phó với Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ. Liên đội này bao gồm từ 30-50 tàu chiến và tàu đảm bảo tùy từng thời điểm.
Hơn 20 năm qua, sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, người Nga đau lòng nhìn Mỹ và Nato “làm cỏ” dần đồng minh hoặc các nước có thiện cảm với Liên Xô cũ. Lần lượt Nam Tư, Apganixtan, Iraq, Lybia… bị Mỹ và NATO tiêu diệt; hiện giờ Syria, Iran… cũng đang nằm trong tầm ngắm trực tiếp và còn một số nước khác như Trung Quốc, Venezuela, Bolivia, Paragoay, Nicaragua, Cuba…cũng là mục tiêu lâu dài của Mỹ.
Sở chỉ huy lực lượng đồn trú Địa Trung Hải sẽ đặt ở Hạm đội biển Đen
Nhìn vào danh sách này hẳn ai cũng nhận ra, đây một là các nước XHCN, hai là ngả theo phe XHCN, nếu không chí ít cũng chịu ảnh hưởng của các nước XHCN. Cùng với chiến lược bành trướng về phía đông của NATO, Nga hiểu rằng, nếu không ra tay mạnh mẽ, tham vọng trở lại với thời kỳ huy hoàng như thời Liên Xô cũ sẽ tan thành mây khói, họ sẽ trở thành “gã khổng lồ cô độc”.
Ngoài Iran, hiện nay Nga chỉ có đồng minh duy nhất là Syria, và cũng là nước duy nhất mà Nga có căn cứ quân sự ở khu vực Trung Đông. Căn cứ hải quân Tartus tuy quan trọng nhưng cũng chưa đạt tới tầm chiến lược vì dù sao nó cũng chỉ là căn cứ hậu cần, kỹ thuật, nhưng có nó Nga mới có cơ sở để bảo đảm cho lực lượng hải quân của mình hoạt động tại khu vực Địa Trung Hải.
Căn cứ hải quân Tartus là căn cứ quân sự cuối cùng của Nga ở nước ngoài
Sự tồn tại của căn cứ Tartus là vấn đề quan trọng trong chiến lược quân sự của Moscow, còn căn cứ tức là còn sự hiện diện quân sự của Nga tại Địa Trung Hải, đồng thời hải quân Nga muốn hoạt động được ở khu vực này thì phải có căn cứ căn cứ bảo đảm.
Một khi đã mất chỗ đứng chân cuối cùng, liệu đến bao giờ Nga mới lại khôi phục được địa vị của mình ở Trung Đông? Đến bao giờ Nga mới tìm lại được ảnh hưởng to lớn của của Liên Xô cũ đối với Ai Cập, Syria, Iran, Iraq, Jorrdan…? Vì vậy, không có gì khó hiểu khi Nga khẳng định sẽ tiếp tục hiện diện tại khu vực này.
Theo ANTD
Khẳng định vai trò của kinh tế nhà nước
Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.
Theo bà Lê Hoàng Oanh- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), nội dung về quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định phù hợp hơn với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Một số quyền mới được bổ sung và thể hiện bước tiến mới trong việc mở rộng phát triển quyền, phản ánh kết quả của quá trình đổi mới vừa qua.
Tuy nhiên, trong chương II, điều 42 "Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập" thì cần có những quy định cụ thể hơn. Trong điều 54 sửa đổi bổ sung "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân" cần khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế nhà nước bởi trên thực tế, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong các mũi nhọn của kinh tế đất nước, thực hiện các công trình trọng điểm về an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, đảm bảo an sinh xã hội...
Theo ANTD
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đổi tên Hôm qua, lễ công bố Nghị định số 109/2012/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Theo đó, bắt đầu từ ngày 22-2-2013, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ chính thức đổi tên thành Viện Hàn lâm...