Mất dần hào quang xưa
Ở Nam Phi đang có chuyện tương tự như Brazil. Hai nước cách xa nhau, ở trên 2 châu lục khác nhau nhưng vụ việc lại giống nhau: tổng thống đương nhiệm trực diện với việc bị quốc hội xem xét và khởi động tiến trình phế truất.
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff (trong ảnh) và Tổng thống Nam Phi Jacop Zuma đều bị cáo buộc lạm dụng quyền lực, bao che tham nhũng hoặc trực tiếp tham nhũng – Ảnh: Reuters
Kết quả cuối cùng chưa biết ra sao nhưng chỉ vậy thôi cũng đủ làm suy giảm uy danh của đảng cầm quyền và uy tín cá nhân của các vị lãnh đạo. Các đảng cầm quyền ở 2 nước đều có hào quang chói lọi trong quá khứ.
Ở Brazil, đảng Lao động (PTB) cầm quyền từ gần 14 năm nay và đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, có được vị thế quốc tế cao.
Video đang HOT
Ở Nam Phi, Đại hội Dân tộc châu Phi (ANC) cầm quyền từ năm 1994 đã vận hành thành công quá trình chuyển đổi từ một nước phân biệt chủng tộc đến với nền dân chủ thực sự và được quốc tế nể trọng. Cả hai đều là thành viên nhóm Brics cùng Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.
Giờ đây, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Tổng thống Nam Phi Jacop Zuma đều bị cáo buộc lạm dụng quyền lực, bao che tham nhũng hoặc trực tiếp tham nhũng. Họ bị quốc hội tấn công trực diện và khiến đảng cầm quyền vạ lây. Câu hỏi ở đây là đảng cầm quyền để cho họ đến mức bị cáo buộc như vậy hay là họ đã làm cho đảng cầm quyền sa sút uy tín.
Câu trả lời dù có như thế nào thì tác động của vụ việc rất tai hại đối với PTB và ANC. Rõ ràng là 2 đảng đã khác hẳn so với thời kỳ trước và mất dần hào quang khi xưa. Mà có lại sẽ rất khó, nếu như không muốn nói là không thể.
La Phù
Theo Thanhnien
Họa vô đơn chí với Tổng thống Brazil
Sự tan vỡ của chính phủ liên hiệp Brazil đẩy đương kim Tổng thống Dilma Rousseff vào tình thế ngày càng khó khăn, vị thế quyền lực bị đe dọa ngày càng nghiêm trọng.
Nữ tổng thống Dilma Rousseff đã không thành công trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp thiết của Brazil - Ảnh: Reuters
Sau 13 năm cầm quyền cùng đảng Lao động Brazil (PTB) của bà Rousseff, đảng Phong trào dân chủ (PMDB) đã rời chính phủ liên hiệp. Như vậy, chính phủ bị mất thế đa số trong quốc hội và bản thân nữ tổng thống trực diện với khả năng bị phế truất.
Có thêm được số lượng nghị sĩ PMDB, phe chống đối đã có đủ đa số 2/3 trong quốc hội để tiến hành phế truất tổng thống. Brazil chưa qua khỏi khó khăn kinh tế và sóng gió của những vụ bê bối, tai tiếng thì giờ có thêm khủng hoảng chính trị.
Thật là họa vô đơn chí đối với bà Rousseff. Không thể loại trừ khả năng cái họa mới nhất này sẽ là giọt nước tràn ly khiến PTB mất vị thế cầm quyền và bà Rousseff chỉ còn là cựu tổng thống.
Ở đây có thể thấy rõ suy tính thực dụng của PMDB. Đảng này không muốn vạ lây bởi PTB và Tổng thống Rousseff nên rời khỏi con thuyền trước khi chìm. PTB sa sút uy tín nghiêm trọng bởi những tai tiếng và bê bối dai dẳng từ thời kỳ người tiền nhiệm của bà Rousseff.
Bản thân bà không thể vô can bởi khi đó bà là một trong những cộng sự tin cậy nhất của người tiền nhiệm. Bà Rousseff suy giảm uy tín cá nhân nghiêm trọng cũng còn vì không thành công trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp thiết, đồng thời có cách xử lý khiến công chúng cho rằng bà bao che cho tham nhũng. Bầu không khí như thế thật chẳng thuận lợi cho cả Thế vận hội sắp diễn ra ở Brazil.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Đại biểu tình bùng phát ở Brazil AFP ngày 18.3 đưa tin lực lượng cảnh sát Brazil đã phải sử dụng hơi cay và vòi rồng nhằm giải tán hàng chục ngàn người biểu tình phản đối Tổng thống Dilma Rousseff và đảng Lao động (PT) cầm quyền tại khắp các thành phố lớn. Cảnh sát dùng hơi cay giải tán đám đông biểu tình đòi tổng thống Dilma Rousseff...