Mất “của quý” chỉ vì cái bắt tay
Chỉ một cái bắt tay thông thường cũng có thể khiến những người đàn bị mất “của quý” tại thị trấn Tiringoulou ( Trung Phi).
Những vụ đánh cắp “của quý” khiến người dân tại thị trấn Tiringoulou, châu Phi hết sức hoang mang, lo sợ.
Tại thị trấn này, hai người đàn ông đã bị mất “của quý” chỉ thông qua một cái bắt tay thông thường với một khách du lịch lạ mặt.
Kẻ lạ mặt dừng lại để mua một tách trà tại thị trấn. Sau khi trả tiền, anh ta siết chặt bàn tay của chủ cửa hàng, khiến nạn nhân cảm như có một dòng điện chạy qua cơ thể và ngay lập tức cảm nhận được rằng dương vật của mình đã bị thu nhỏ kích thước hơn cả một đứa trẻ. Tiếng la hét của chủ quán trà nhanh chóng thu hút đám đông tới.
Video đang HOT
Trường hợp của nạn nhân thứ 2 cũng tương tự như chủ cửa hàng trên.
Tình trạng này đã khiến những người đàn ông ở thị trấn có khoảng 2.000 người rất hiếm khi chào hỏi xã giao như bắt tay những người khác.
Hành vi trộm cắp “của quý” không chỉ xảy ra tại thị trấn này, mà đã lây lan như một dịch bệnh trên khắp Tây và Trung Phi trong hai thập kỷ qua. Các nhà nhân chủng học giải thích vấn đề nổi cộm này như là một phản ứng tự nhiên đối với một nền kinh tế toàn cầu ngày càng bí ẩn và thất thường.
Hành vi trộm cắp bộ phận sinh dục không phải là mới và cũng không chỉ phổ biến ở riêng châu Phi. Tình trạng hoảng loạn tương tự về nạn ăn cắp “của quý” cũng xảy ra ở Trung Âu trong các thế kỷ 15 và 16.
Vào năm 1967, một đợt bùng phát của Koro – trạng thái tâm lý hoang tưởng rằng bộ phận sinh dục của mình co rụt vào là báo hiệu cái chết, được lan truyền khắp các bệnh viện ở Singapore.
Người ta cho rằng, dương vật bị cướp giật có thể được bán cho những kẻ cuồng tín sử dụng trong các nghi lễ, hoặc cũng có thể họ sẽ tống tiền những nạn nhân để chuộc lại “của quý” của mình với giá cao.
Khi được hỏi về cách chữa trị cho những bị đánh cắp “của quý, bác sĩ trả lời rằng: “Tây y cũng phải bó tay đối với phép thuật này. Đó là một điều bí ẩn”.
Theo xahoi
Nâng hình ảnh "mũ nồi xanh"
Trong một thế giới ngày càng có nhiều thách thức, thì vai trò của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ càng được thể hiện rõ, đòi hỏi phải được đầu tư để hoạt động có hiệu quả.
Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại một điểm nóngở châu Phí
Đó là lời kêu gọi mà Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đưa ra tại hội nghị của Hội đồng bảo an LHQ với chủ đề "Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ: Một bước tiếp cận đa chiều". Theo người đứng đầu LHQ, tất cả các quốc gia cần chung sức hỗ trợ về quân sự cũng như nhân lực để các lực lượng nói trên hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, đồng thời góp phần đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại các điểm nóng trên toàn cầu.
Thành lập năm 1948, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ được xem là công cụ sống còn của cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh toàn cầu. Khi mới ra đời, lực lượng này chỉ là một phái đoàn quan sát viên quân sự, còn hiện nay, đã phát triển thành nhiều thành phần: các quan sát viên quân sự, các đơn vị "mũ nồi xanh", cảnh sát dân sự, các nhân viên dân sự của hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có 88 nước thuộc Phong trào Không liên kết và các nước đang phát triển.
Trong hơn 6 thập kỷ qua, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đã góp phần chấm dứt nhiều cuộc xung đột quốc tế như ở Afghanistan, Iran, Iraq giúp Campuchia, Mozambic, Angola giải quyết nội chiến từng bước ổn định tình hình ở Cộng hòa Trung Phi không để chiến tranh lớn nổ ra giữa hai cường quốc hạt nhân Ấn Độ - Pakistan... Có thể nói vai trò của lực lượng này đã được khẳng định mà bằng chứng là năm 1988, lực lượng "mũ nồi xanh" LHQ được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình.
Điểm nổi bật là chi phí cho hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ ít tốn kém hơn nhiều nếu để chiến tranh xảy ra. Theo thống kê của LHQ, chi phí này là 2,63 tỷ USD/năm (bằng 2,7% so với tổng chi phí quân sự trên toàn thế giới). Trong số gần 1 triệu lượt quân nhân, cảnh sát, viên chức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, có gần 3.000 nhân viên thiệt mạng trong khi thực hiện nhiệm vụ. Số thương vong này chỉ chiếm 0,04% lực lượng tham gia, thấp hơn nhiều so với số thương vong của các bên tham chiến trong các cuộc chiến tranh.
Như vậy có thể thấy, hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ vẫn là biện pháp hiệu quả, ít thiệt hại cả về nhân lực lẫn tài lực của quốc tế và của các quốc gia có xung đột. Chính vì thế mà Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nêu rõ các nước ủy viên HĐBA cần nỗ lực hơn nữa nhằm gắn kết cộng đồng thế giới, song song với việc đặt những ưu tiên của công tác gìn giữ hòa bình lên hàng đầu ở mỗi nước.
Theo ông Ban KiMoon, những ưu tiên đó là tăng cường các khu vực an ninh quốc gia, thực hiện các chương trình nhằm đưa cựu chiến binh trở lại cuộc sống bình thường, củng cố các điều luật, hòa giải và tiến trình chính trị, bên cạnh đó đảm bảo sự bảo vệ dân thường và các quyền con người, xây dựng các thể chế chính phủ và cung cấp hỗ trợ nhân đạo.
Để hình ảnh "mũ nồi xanh" như là người kiến tạo hòa bình, LHQ cần cam kết hỗ trợ những thỏa thuận chuyển giao bên cạnh những ưu tiên quốc gia đã được xác định rõ ràng và có sự giám sát thường kỳ của LHQ nhằm đảm bảo sự phối hợp đúng đắn giữa những người có kỹ năng và những người có năng lực để đáp ứng tiến trình của các sứ mệnh gìn giữ hòa bình.
Theo ANTD
Tổng thống ra lệnh bắt con trai mình Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Francois Bozize đã ra lệnh bắt giam con trai ông do anh ta không chịu trả tiền khách sạn. Cảnh sát đã giam Kevin Bozize ít ngày sau khi anh ta không chịu trả hóa đơn lên đến 12.000 euro (15.000USD) gồm tiền phòng, ăn uống và dịch vụ của khách sạn 5 sao Ledger Plaza ở...