Mất con vì cứu người, bố mẹ anh hùng N.V.N bị nói “giả nghèo giả khổ”
Theo Lao Động, ngày 30/4 khi đang ở bãi tắm tự phát ở xã Phú Thuận, Thừa Thiên Huế tắm biển, chàng sinh viên N.V.N đã phát hiện ra nhóm bạn bị đuối nước. Không chút chần chừ, N. đã lao ra cứu bạn vào bờ.
Thế nhưng sau đó vì kiệt sức, N. bị sóng biển cuốn trôi, đến khi tìm được thì đã quá muộn. Nhận được tin dữ của con trai, gia đình N. đau buồn khôn xiết, bạn bè bàng hoàng vì mọi chuyện xảy ra quá đột ngột.
Chàng sinh viên N.V.N. (Ảnh: Thanh Niên)
Lễ tưởng niệm N.V.N qua đời vì cứu người đuối nước. (Ảnh: Lao Động)
Theo Chủ tịch UBND xã Quỳnh Yên, N. sinh ra trong gia đình có 8 anh chị em, bố mẹ làm nghề nông. Sau khi bà nội bị tai nạn gãy chân không thể tự đi lại được, cách đây khoảng 5 năm, bố N. là ông N.V.N (62 tuổi) cũng bị tai biến mạch máu não.
Trong số 8 anh chị em thì N. là con thứ 6. Vừa mới chỉ cách đây vài năm, một em trai của N. cũng ra đi vì đuối nước. Ngoài ra còn có một anh trai bị câm điếc đang làm nghề thợ hồ kiếm sống.
Cha của N.đau buồn trước sự ra đi của con trai. (Ảnh: Thanh Niên)
“Gia đình thực sự rất khó khăn, nhiều năm liền là hộ nghèo. Cuộc sống của cả nhà chỉ nhìn vào mấy sào ruộng và người mẹ đã gần 60 tuổi. Chúng tôi rất mong những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ, chia sẻ với gia đình N.” – Phó chủ tịch UBND xã Quỳnh Yên nói.
Cảm thông trước hoàn cảnh khó khăn, xót xa vì sự cố thương tâm của N., rất nhiều người đã chung tay ủng hộ, gửi gắm tấm lòng để giúp đỡ gia đình chàng sinh viên trẻ.
Trước sự hy sinh của N., gia đình cậu đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. (Ảnh: Lao Động)
Video đang HOT
Thế nhưng miệng đời cay đắng, vẫn có những người đi ngược lại với dư luận, chỉ trích gia đình N. “ giả nghèo giả khổ”. Khi nghe gia đình N. nhận được quyên góp, họ rèm pha bằng những câu từ khó chịu như: ” Chắc gì đã nghèo đến nỗi đói ăn, nhịn mặc” ; “Cứ làm quá lên để nhận tiền quyên góp” …
Thậm chí có người còn quá đáng khi cho rằng N. không nghĩ đến bố mẹ khi lao mình ra biển cứu người. Họ nói N. là một người “bất hiếu với gia đình”, chữ “hiếu” là nặng nhất mà bạn N. lại không làm tròn được.
Vẫn có những bình luận gây phẫn nộ khi có nhận định không hay về gia đình N. (Ảnh: Chụp màn hình)
Dù biết rằng những lời nói này chỉ là đến từ bộ phận rất nhỏ người có cái nhìn phiến diện trong câu chuyện của N. nhưng thử nghĩ mà xem, người ngoài đọc được còn bất bình, xót xa thay vậy nếu gia đình N. biết chuyện sẽ còn đau đớn đến thế nào.
Nếu đã không thể yêu thương, thấu hiểu được thì hãy im lặng, xin đừng nói ra lời khó nghe. Bởi hơn ai hết bố mẹ và gia đình N. đang là những người phải chịu tổn thương sâu sắc nhất. Chẳng ai lại muốn đứa con mình mất bao công nuôi dưỡng ra đi đột ngột như vậy chứ đừng nói là lợi dụng điều đó để lấy tiền quyên góp như ai đó nói.
Có thể một bộ phận nào đó nói sự hy sinh của N. là “bao đồng” nhưng đứng trước hoàn cảnh nguy cấp ấy, liệu có mấy người dũng cảm như chàng trai, gạt bỏ đi mọi thứ để cứu người? Dù có thế nào thì những sự trợ giúp mà mọi người gửi đến gia đình N. là điều họ xứng đáng được nhận.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Chàng trai Việt chia sẻ "trải nghiệm lần đầu tiên cứu người" gây sốt khắp MXH, được cả chính phủ Nhật gửi giấy cảm ơn
Hành động đẹp của chàng trai người Việt đã được chính phủ Nhật công nhận và trao giấy khen.
Mới đây, mạng xã hội có chia sẻ câu chuyện từ bạn Lại Tuấn trong một hội nhóm Facebook về trải nghiệm lần đầu tiên cứu người khi đang sinh sống và làm việc ở Nhật Bản. Tình huống xảy ra khi nam thanh niên đang đứng trước cửa thì bỗng dưng có một cụ ông người Nhật đột nhiên ngã xuống. Dù khá luống cuống nhưng Tuấn vẫn nhào người ra và đỡ được cụ. Hành động khiến cả Tuấn và cụ ông đều đổ máu nhưng may mắn là rất kịp thời.
Nguyên văn bài viết của Lại Tuấn như sau:
"Nói thật là giờ mình vẫn còn run khi nhớ lại hình ảnh ông cụ, dường như đã 70% không thể cứu được nữa vì cụ có vẻ khá cao tuổi và gầy yếu. Số là hàng ngày đúng 16h30 mình mở quán rồi mang rèm ra trước cửa để treo, đang say mê chỉnh cái rèm sao cho vừa mắt thì đằng sau có tiếng hô to: "TSUUUUU".
"Mình tên Tuấn nhưng người Nhật họ không phát âm được nên gọi mình như vậy". Giật mình quay lại thấy ông chủ nhà chỉ tay vào ông cụ đang loạng choạng cố bấu víu vô cột bê tông rìa đường chuẩn bị ngã.
Chuyện xảy ra quá nhanh không kịp nghĩ, mà chỗ mình đứng tới chỗ ông cụ cũng hơn 2m nếu mà chạy thì không kịp nên mình nhảy úp người 2 tay đưa ra phía trước cố đỡ lấy phần đầu ông cụ. Nhưng không đỡ được hết mà phần phía sau thái dương bên phải của cụ vẫn bị đập xuống đường và chảy máu, cú nhảy cũng khiến phần ngực mình bị dập và đau cùng phần sau tay bị trầy.
Lúc này sau khi đỡ được cụ mình gọi lớn mọi người xung quanh gọi cấp cứu nhưng nhìn cụ đã thấy không còn thở, áp sát tai vô ngực nghe thì tim không đập nữa, nên mình dùng CPR ngay. Sau một hồi hô hấp thì cụ bắt đầu thở khan và giật lên từng hồi, nước mắt bên phải cụ tràn ra. Đúng lúc đó xe 4 chỗ của sở Phòng cháy chữa cháy đi ngang qua thấy và ngay lập tức mang máy tạo nhịp tim ra hỗ trợ . Từ đó thì xe cứu thương rồi cơ quan chức năng tới xem xét và dùng máy kích tim 1 vài lần rồi chuyển cụ đi viện".
Đôi tay của Tuấn sau khi cứu cụ ông khỏi cú ngã.
Người dân tập trung rửa đường nơi Tuấn đỡ cụ ông.
Phía dưới bài viết của Tuấn, rất nhiều bình luận thể hiện sự ngưỡng mộ đối với sự bình tĩnh và bản lĩnh của Tuấn đã được để lại. Không chỉ có vậy, kiến thức về sơ cứu y tế của Tuấn rất tốt, bằng chứng là anh chàng có nhắc đến biện pháp CPR một cách rất chuyên môn.
Theo đó, CPR là hồi sức tim phổi bằng cách kết hợp ấn ngực và hô hấp nhân tạo để phục hồi lượng máu giàu oxy tới não bệnh nhân. Đây là kỹ thuật được thực hiện trong các trường hợp cấp cứu như tai nạn, ngạt nước, ngạt thở, điện giật, ngộ độc, hít phải khói thuốc hoặc đột tử ở trẻ sơ sinh.
Vì những điều nói trên, Tuấn được lực lượng chức năng có đưa cho một tấm thẻ với nội dung: "Người thực hiện sơ cứu dũng cảm CHIBA FIRE BUREA. Cảm ơn bạn đã cung cấp dịch vụ sơ cứu cho đến khi dịch vụ khẩn cấp đến. Cảm ơn bạn rất nhiều vì lòng dũng cảm và lòng tốt của bạn. Sở Cứu hỏa Trung tâm Thành phố Chiba".
Tấm giấy khen mà Tuấn nhận được sau khi sơ cứu cho cụ ông nói trên.
Phỏng vấn thêm Tuấn thì được biết anh chàng đã sang Nhật từ năm 2014 và hiện đang làm chủ một quán đồ nướng kiểu Nhật. Tuấn kể lại: "Lúc nhảy ra cứu cụ thì mình không nghĩ được gì, khi về nhà thì vừa ăn cơm vừa run. Từ lúc cụ được chuyển đi viện thì mình cũng không được biết thêm gì nữa, hi vọng là sức khỏe của cụ sẽ nhanh ổn định.
Sự việc mới xảy ra chiều qua thôi và đây đúng là một trải nghiệm thực sự khó để nói thành lời".
Hành động của Tuấn đúng là rất đẹp và rất đáng được tôn vinh, đúng không mọi người?
"Đồ ăn tàn phá hại, đã tàn phế lại còn tiêu lắm tiền" - Câu nói cay nghiệt của vợ khiến người chồng bật khóc Từ sau khi bị tai nạn, thái độ của người vợ dành cho chồng thay đổi hoàn toàn. Theo chia sẻ, người đàn ông vốn làm giám sát ở công trình xây dựng nên lương khá ổn. Tuy nhiên 2 năm trước vụ tai nạn sập giàn giáo đã khiến 2 chân bị liệt, không đi lại được nữa. Người này kể khi...