Mất chức vì trù dập thuộc cấp
Ở cương vị vụ trưởng, ông Trần Huy Luật không làm tốt việc quản lý cấp dưới. Khi cấp dưới có thiếu sót hoặc làm việc chưa đến nơi đến chốn, ông vẫn khen thưởng hoặc đề xuất cấp trên khen thưởng suốt 5 năm…
Theo Quyết định 950/2013 về việc giải quyết khiếu nại của bà Lê Hoàng Yến, chuyên viên chính Vụ II, Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương – Bộ Nội vụ, hàng loạt bất thường đã bị phát giác.
Lập biên bản sai quy định
Năm 2012, Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có buổi làm việc với Tổng Công ty Đảm bảo hàng hải về công tác thi đua khen thưởng và mời ông Trần Huy Luật, Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương (Vụ II) thuộc Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương – Bộ Nội vụ, tham dự.
Tại đây, ông Luật mời ông Vũ Đình Điều, Trưởng Ban Thi đua – Tuyên truyền – Văn thể của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và ông Đặng Xuân Trường, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ GTVT đến gặp mặt. Ông Luật trực tiếp viết biên bản với nội dung đề nghị thay đổi bà Lê Hoàng Yến, chuyên viên Vụ II đang theo dõi công tác thi đua khen thưởng của 2 cơ quan này, cho chuyên viên khác và đề nghị ông Điều, ông Trường cùng ký vào biên bản để làm cơ sở.
Ông Điều thắc mắc rằng đây không phải cuộc họp sao lại viết biên bản và việc thay đổi chuyên viên theo dõi thuộc quyền của Vụ trưởng Vụ II và nội bộ Vụ II nhưng cuối cùng, biên bản vẫn hoàn tất và cả ông Luật, ông Trường, ông Điều đều ký.
Các văn bản của Bộ Nội vụ liên quan đến giải quyết khiếu nại của bà Lê Hoàng Yến
Ông Nguyễn Minh Sử, Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng – TAND Tối cao, cho biết cuối năm 2011, ông Luật nhiều lần gọi điện thoại nhờ có văn bản chính thức đề nghị thay thế bà Yến bằng chuyên viên khác. Sau đó, ông Sử đã đến phòng làm việc của ông Luật tại Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương và ký vào biên bản do ông Luật chuẩn bị sẵn. Ông Sử khẳng định TAND Tối cao không có văn bản chính thức để thay thế bà Yến – người cũng đang theo dõi công tác thi đua khen thưởng của đơn vị này, bằng chuyên viên khác; việc thay đổi không phải do bà Yến có thái độ sách nhiễu hoặc trình độ năng lực hạn chế .
Có những biên bản đó trong tay, ông Luật bắt đầu trù dập bà Yến. Tháng 5/2012, Vụ II họp kiểm điểm phê bình và đề nghị mức kỷ luật đối với bà Yến do bà Yến không chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo, chống đối nghị quyết của vụ, không hợp tác với các chuyên viên khác, ý thức chấp hành kỷ luật kém; xử lý hồ sơ rất chậm, không biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp… Đặc biệt, bà Yến có thái độ phối hợp công tác với các đơn vị được giao theo dõi không tốt dẫn đến các đơn vị được phân công theo dõi đề nghị chuyển đổi (!).
Vụ II đề nghị Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương kỷ luật bà Lê Hoàng Yến với hình thức khiển trách nhưng không cung cấp được căn cứ để xử lý kỷ luật cán bộ công chức. Ngoài ra, Vụ II yêu cầu bà Yến kiểm điểm trong 5 năm về trước nhưng không có cơ sở vì 5 năm đó bà Yến được khen thưởng nhiều lần.
Video đang HOT
Tiếp đó, ông Luật cùng tập thể công chức Vụ II ký vào 2 biên bản gửi lãnh đạo đề nghị “trả lại” bà Yến. Đoàn công tác của Đảng ủy Bộ Nội vụ đã xác minh và cho rằng việc tập thể cán bộ, đảng viên Vụ II cùng ký vào biên bản như vậy là vi phạm Quy định 19 điều đảng viên không được làm, không đúng thể thức văn bản theo quy định của Bộ Nội vụ. Hơn nữa, theo trả lời của Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương thì việc chuyển trả bà Yến theo đề nghị của Vụ II là thiếu căn cứ, ban chưa có nhu cầu điều động, luân chuyển và bà Yến cũng không thuộc diện luân chuyển.
Trong một diễn biến khác, cuối năm 2012, bà Yến có đơn gửi tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Bộ GTVT kiến nghị xem xét việc làm không đúng quy định của ông Điều và ông Trường. Sau đó, 2 ông này đều có giấy gửi ông Luật cùng nội dung xin rút lại đề nghị trước đó của họ (thay đổi chuyên viên theo dõi thi đua, khen thưởng tại 2 cơ quan này – PV)”.
Lỗi cả hai phía?
Quyết định giải quyết khiếu nại của bà Yến do ông Đặng Thanh Tùng, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, ký yêu cầu Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương tổ chức kiểm điểm và có biện pháp xử lý đối với ông Luật. Riêng bà Yến, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Văn Vũ, Chánh Văn phòng Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương, cho biết trong việc này có lỗi từ cả hai phía. Ở cương vị vụ trưởng, ông Trần Huy Luật đã không làm tốt việc quản lý cấp dưới. Cấp dưới thiếu sót thì không chấn chỉnh kịp thời mà vẫn đồng ý cùng tập thể khen thưởng hoặc đề xuất cấp trên khen thưởng suốt 5 năm qua.
Sau khi ông Luật tìm mọi cách để kỷ luật, “trả lại” bà Yến cho Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương quản lý mà không mang lại kết quả, bà Yến đã khiếu nại những việc làm mang tính trù dập của sếp mình tới Bộ Nội vụ.
Ông Trần Huy Luật được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ II từ năm 2007. Trong thời gian giải quyết vụ việc khiếu nại của bà Yến, ông Luật vẫn tiếp tục được giao nhiệm vụ điều hành Vụ II. Tuy nhiên, sau khi có Quyết định 950/2013 từ Bộ Nội vụ, Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương vừa họp bàn và quyết định không bổ nhiệm lại chức danh vụ trưởng đối với ông Luật. Ông Luật trở lại làm chuyên viên Vụ II và sau đó có đơn xin chuyển sang làm chuyên viên của Vụ Nghiên cứu tổng hợp (Vụ I).
Theo nguồn tin của phóng viên Báo Người Lao Động, dự kiến tuần này, Đảng ủy Bộ Nội vụ sẽ họp để xem xét việc kỷ luật về mặt đảng đối với ông Trần Huy Luật và từ đó mới có cơ sở xem xét có tiếp tục kỷ luật, xử lý về mặt chính quyền hay không.
Theo Thế Kha
Ngành quản trị khách sạn tại Thụy Sĩ
César Ritz và HIM, chuyên đào tạo ngành quản trị khách sạn tại Thụy Sĩ, tổ chức hội thảo lúc 9h-11h ngày 5/5 tại khách sạn Melia, 44 Lý Thường Kiệt, Hà Nội và ngày 12/5 tại khách sạn Nikko, 235 Nguyễn Văn Cừ, quận 1, TP HCM.
Hai trường có tiêu chuân giảng dạy và những người điêu hành mang truyên thông Thụy Sĩ đặc trưng. Các khu học sở hiện đại, môi trường học tập thân thiện và đa văn hóa với sinh viên từ 60 quốc gia. Chương trình học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sĩ số lớp ít để mỗi sinh viên đều nhận được quan tâm và giúp đỡ cần thiết.
Diễn đàn tuyển dụng quốc tế tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 10 với gần 100 đối tác từ các tập đoàn khách sạn, hãng hàng không, du thuyền... và các tổ chức kinh doanh trực tiếp đến phỏng vấn. Trường tạo phong cách mới trong một lớp học năng động và tương tác với việc đem iPad vào công tác dạy và học.
Học sinh có cơ hội giành học bổng từ 2.000 CHF đến 10.000 CHF tùy theo chương trình đăng ký và kết quả học tập. 100% sinh viên được đảm bảo thực tập mỗi năm 6 tháng tại Thụy Sĩ hay nước ngoài. Lương quy định tại Thụy Sĩ: 2.168 CHF -2.450 CHF một tháng.
Học sinh cần có IELTS 4 để học Anh ngữ dự bị (4-20 tuần) và IELTS 5 cho chương trình năm thứ nhất, hoàn tất PTTH, tối thiểu 17 tuổi. Khai giảng: Tháng 1, 4, 7, 10.
Sinh viên được học thêm tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha. Riêng sinh viên châu Âu sẽ học tiếng Trung Quốc.
Đại học César Ritz mang tên theo nhân vật huyền thoại César Ritz - người sáng lập các khách sạn Ritz nổi tiếng và danh giá ở châu Âu, tiền thân tập đoàn Ritz-Carlton ngày nay. Trường được công nhận và cấp giấy chứng nhận TedQual từ Tổ chức du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc, thành viên sáng lập Hiệp hội các trường quản lý khách sạn tốt nhất Thụy Sĩ ASEH.
Sinh viên tôt nghiêp sẽ được nhân bằng câp của Thụy Sĩ (César Ritz Colleges Switzerland), Anh (Manchester Metropolitan University) và Mỹ(Washington State University). Trường có ba khu học sở tại Le Bouveret, Lucern và Brig. Sinh viên có cơ hội được học tại khu vực nói tiếng Pháp và cả tiếng Đức của Thụy Sĩ.
Đại học César Ritz còn có một học viện riêng - Culinary Arts Academy chuyên đào tạo đầu bếp quốc tế, luôn kết hợp kỹ năng bếp thực tiễn với phương pháp quản lý hiện đại cho một sự nghiệp thành công và sáng tạo.
Chương trình đào tạo: Quản trị khách sạn và du lịch, kinh doanh quốc tế về quản trị khách sạn, du lịch và tiếp đãi du khách, quản trị tiếp đãi du khách quốc tế, quản lý du lịch quốc tế và kinh doanh điện tử (E-Business), âm thực và đầu bếp, làm bánh và nghệ thuật chocolat.
Bằng cấp: chứng chỉ (một năm), cao đẳng cao cấp (2 năm), cử nhân (3 năm), văn bằng sau đại học (một năm) và cao học (một năm).
Học Viện HIM liên kết với Đại học Cornell của Mỹ. Trường còn là thành viên NEASC, tập hợp những đại học và cao đẳng nổi tiếng của Mỹ với chỉ vài trường Thụy Sĩ là thành viên. Đặc biệt, Hiệp hội AH&LA (Mỹ) đánh giá HIM là một trong ba trường quản lý khách sạn tốt nhất thế giới.
Các khu học sở của HIM tọa lạc ngay trung tâm thành phố Montreux gần bờ hồ, ga xe lửa, chợ, siêu thị và trung tâm thương mại, ngân hàng, các khu giải trí... Học sinh dễ tìm việc làm bán thời gian nếu muốn.
HIM kết hợp giữa truyền thống trong cung cách tiếp đãi du khách của Thụy Sĩ với cách quản lý chuyên nghiệp của Mỹ, một chương trình học đặc biệt với kiến thức nhấn mạnh vào các lĩnh vực quản lý nhân sự, kinh doanh tiếp thị và tài chính.
Từ học kỳ 5, sinh viên sẽ được chọn thêm ngành mình muốn học chuyên sâu, gồm: quản trị kinh doanh và tiếp thị, tài chính và quản lý doanh thu, quản lý nhân sự. Chương trình này nhằm giúp sinh viên mở rộng kiến thức và thêm nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Bằng cấp: Cao đẳng (2 năm), cao đẳng cao cấp (2 năm rưỡi), cử nhân (3 năm), văn bằng sau đại học (một năm).
Chi tiết tham khảo thêm tại website: http://www.him.ch/ và http://www.ritz.edu/
Liên hệ: Công ty Linh Chi
565 Điện Biên Phủ, phường 1, quận 3, TP HCM.
ĐT: 08-3830 5625; 090 3663 747
swiss-study@hcm.vnn.vn; http://www.duhoclinhchi.com.vn/
Regional Manager, Vietnam: Mr. James Yu, ĐT: 0908 559914 .
Email: james.yu@ritz.edu, james.yu@him.ch .
(Nguồn: Công ty Linh Chi)
Theo VNE
Ngành càng nhạy cảm, tiền chạy càng lớn Dù không tiết lộ nhưng dư luận cho rằng để có suất vào những ngành được cho là nhạy cảm như tòa án, thanh tra, hải quan... số tiền bỏ ra không khỏi phải giật mình! Trao đổi với phóng viên, TS.Ngô Thành Can, Phó Trưởng Khoa tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính cho biết ông đã không...