Mặt cầu Nhật Tân xuất hiện vết nứt
Hội đồng nghiệm thu nhà nước phát hiện, cầu Nhật Tân tại đầu Vĩnh Ngọc xuất hiện một vị trí nứt nhỏ trên bản mặt cầu rộng khoảng 0,1 mm, dài khoảng 1 m. Lớp nhựa bọc bảo vệ các bó cáp cầu dây văng đã bị cần cẩu làm hư hỏng.
GS TSKH Nguyễn Văn Liên, Phó chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước vừa gửi văn bản tới đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án 85 (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) khuyến cáo một số vấn đề về chất lượng cầu Nhật Tân.
Theo đó, chất lượng thi công các hạng mục bê tông như bệ và thân mố, trụ cầu dẫn, thân trụ tháp, bê tông thân trụ tháp… nhìn chung đảm bảo yêu cầu thiết kế, không bị rỗ. Tuy nhiên, tại bản mặt cầu phía Vĩnh Ngọc, xuất hiện vị trí nứt rộng 0,1 mm, dài 1 m.
Các cấu kiện thép như dầm thép, khối neo trên trụ tháp được đánh giá đạt yêu cầu, song khi thi công lắp đặt kết cấu nhịp, cần cẩu đã làm hư hỏng lớp nhựa bọc bảo vệ của các bó cáp cầu dây văng tại trụ tháp.
Cầu Nhật Tân đã đạt 75% khối lượng xây lắp. Ảnh: HH
Ngoài ra, công tác xử lý thoát nước chưa tốt tại các đoạn nền đất yếu; việc theo dõi lún cho thấy độ lún trong một tháng tại mố cầu A2 chưa giảm nhiều.
Video đang HOT
Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã khuyến cáo chủ đầu tư cần xử lý vết nứt ở mặt cầu phía Vĩnh Ngọc trước khi trải lớp bê tông nhựa, có biện pháp bảo vệ cáp cầu dây văng khi thi công. Riêng vị trí vỏ bọc cáp đã bị hư hỏng, phải có đánh giá và có biện pháp xử lý. Cần tiếp tục theo dõi và quan trắc lún tại vị trí đất yếu và tại hai mố cầu phía Nhật Tân và Vĩnh Ngọc.
Trao đổi với VnExpress.net, đại diện Ban quản lý dự án 85 cho biết, vết nứt nằm trong phạm vi cho phép và không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Dự án cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng và đường dẫn hai đầu cầu đi qua quận Tây Hồ và huyện Đông Anh (TP Hà Nội) có tổng mức đầu tư xây dựng 13.600 tỷ đồng, gồm vốn vay từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam cho phần xây dựng cầu và đường.
Với chiều dài 8,9 km, đây được coi là cầu dây văng dài nhất Việt Nam, trong đó cầu chính dài 3,7 km, mặt cắt ngang 33 m, đường dẫn hai đầu cầu dài 5,2 km và toàn tuyến có 3 nút giao khác mức, một nút giao đồng mức.
Hiện, 3 gói thầu đang được thi công đạt 75% giá trị xây lắp. Gói thầu số 1, gói thầu số 3 cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra, gói thầu số 2 bị chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng, còn 138 hộ dân chưa di dời tại khu vực cầu dẫn phía nam. Hội đồng nghiệm thu nhà nước yêu cầu Ban quản lý dự án 85 cần có những biện pháp tích cực và quyết liệt hơn với Hà Nội trong việc giải phóng 138 hộ dân còn lại.
Đoàn Loan
Theo VNE
Rơi dầm thép cầu vượt ngã tư Daewoo
Hơn 3h sáng nay, khi đang được 2 cần cẩu đưa lên trụ cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã (Hà Nội), thanh dầm thép nặng hàng chục tấn được cho là đứt cáp, rơi xuống đường. Tuy nhiên, Sở Giao thông phủ nhận điều này.
Hiện, công trình cầu vượt này đã được một nhịp cầu với 4 thanh dầm, đoạn đối diện công trình Lotte mới lắp được một thanh và trong quá trình lắp thanh dầm thứ 2 thì xảy ra sự cố. Ảnh: P.S
Một số nhân chứng cho hay, đang ngủ bỗng nghe tiếng động lớn, rung chuyển đồ đạc. Chạy ra xem, họ thấy một thanh dầm rơi xuống đất. Tuy nhiên, ngay sau đó hai chiếc xe đầu kéo được đưa tới chuyển thanh dầm đi nơi khác.
Vụ tai nạn khiến hai chiếc cẩu hư hỏng, đoạn dải phân cách bị xô lệch, một biển báo bị gẫy. Vụ việc xảy ra lúc sáng sớm nên không ảnh hưởng tới người đi đường. Đơn vị thi công vội vàng cẩu thanh dầm lên xe hai xe chuyên dụng để đưa ra khỏi hiện trường. Ôtô của lực lượng thanh tra giao thông chạy phía sau.
Xe đầu kéo vận chuyển thanh dầm bị rơi đi về hướng đường trên cao. Ảnh: P.S
Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho hay, chưa nhận được thông tin dầm thép rơi khiến một công nhân bị thương và "sẽ sớm kiểm tra sự việc".
12 tiếng sau sự cố, trong báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Phó giám đốc Sở Giao thông Phạm Hoàng Tuấn cho hay, 3h sáng, khi đang tiến hành cẩu để lao dầm vào vị trí thiết kế thì "cáp ròng rọc của cẩu đứng bị rối kẹt và đứt nên không thể tiếp tục cẩu dầm được". Sau đó, dầm được vận chuyển về bãi để "đảm bảo giao thông".
"Sự cố xảy ra không gây ảnh hưởng đến dầm, không có bất kỳ thương vong nào đối với công nhân, cán bộ đang có mặt tại hiện trường và không có chuyện dầm rơi và lao xuống đường như một số báo đã nêu", lãnh đạo Sở Giao thông báo cáo.
Theo ông Tuấn, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công đã họp rút kinh nghiệm và thống nhất đêm 12/8 sẽ lao lắp dầm này, đồng thời chuẩn bị phương tiện, thiết bị dự phòng đầy đủ và đảm bảo yêu cầu cao nhất về an toàn.
Ngày 12/1, Hà Nội khởi công cầu vượt ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã (nút giao Daewoo) dài 276 mét, rộng 17 mét, với tổng đầu tư hơn 300 tỷ đồng. Dự kiến cầu vượt được hoàn thành dịp Giải phóng Thủ đô 10/10.
Để phục vụ thi công, Sở Giao thông, ngày 25/7 Hà Nội đã đóng nút giao Daewoovà dự định ngày 25/7 sẽ mở lại. Tuy nhiên, quá thời hạn trên, Sở Giao thông lại cho hay tiếp tục bịt ngã tư này đến 30/8 để lao lắp dầm cầu.
Theo VNE
Hà Nội có thể phải xả nước sông Nhuệ vào nội thành Do mực nước sông Nhuệ dâng cao nên có thể phải xả nước qua đập Thanh Liệt vào nội thành. Sáng nay, hàng loạt các khu vực bị ngập nặng như Phạm Hùng, Thái Hà, Thái Thịnh, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng... khiến giao thông đình trệ. Gia cố đê sông Nhuệ tại xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm. Ảnh: Phương Sơn. Theo...