Mất cắp vặt, trách nhiệm lớn
Mới nghe xong chuyện vẽ bậy trên hai toa xe metro ở depot Long Bình, giờ lại nghe thêm chuyện nhà thầu báo mất hàng chục ngàn khóa kẹp ray tàu trên công trình dự án Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên.
Mới nghe thì người đọc có thể thở dài: Lại chuyện ăn cắp vặt vật tư công trình.
Nhưng đây là công trình trọng điểm quốc gia! Nếu quản lý, giám sát chặt chẽ thì kẻ cắp vặt có chăng cũng chỉ trộm lẻ tẻ vài thứ. Đằng này, có đến 13.443 khoa kẹp ray tàu trong tổng số khoảng 20.200 chiếc bị mất, tức là khoảng 67%. Thế thì coi như mất gần hết. Thế thì trộm vặt đã hoành hành ở mức đáng báo động.
Quản lý an ninh, an toàn cho một dự án trọng điểm quốc gia có mức đầu tư 43.700 tỉ đồng mà nghe như thể quản lý công trình xây bếp, xây chuồng ở nhà dân, để mất trộm vật tư rồi thì mới hô hoán kiểu “nên xem xét có thể gắn camera an ninh để giám sát trong suốt quá trình thi công, lắp đặt, cũng như hỗ trợ công tác bảo vệ”!
Video đang HOT
Báo cáo từ nhà thầu bị mất trộm cho thấy, việc giám sát đối với những người vào ra công trình cần phải được xem xét lại. Nhà thầu báo cáo đã lắp ráp hoàn chỉnh các khóa kẹp đường ray từ tháng 2.2021, chuyện mất cắp xảy ra sau khi nhà thầu rời khỏi khu vực thi công này từ tháng 11.2021. Những người ra vào công trình trên cao này đều là những người được cấp phép. Vậy mà cả chục ngàn chiếc khóa kẹp đường ray đã biến mất. Nếu cứ để tình trạng đơn vị thi công xong bàn giao khối lượng thì sau đó công trình không quản lý được thì dự án chẳng biết khi nào về đích, và về đích với mức chi phí sau cùng là bao nhiêu.
Nhìn rộng ra bối cảnh quản lý các công trình công cộng của đất nước, hàng loạt vụ việc trộm vặt kiểu nói trên đặt ra những câu hỏi đầy bức xúc về trách nhiệm của nhà quản lý. Làm đường bộ cao tốc thì mất trộm hàng loạt tấm chống lóa. Làm cầu đường bộ thì mất trộm hàng loạt nắp chắn rác. Đường phố đô thị thì mất nắp cống. Đường ray tàu dự án metro thì mất trộm cả chục ngàn khóa kẹp ray tàu. Cứ như thể trộm từ dưới đất trổ lên khiến các nhà quản lý phải lúng túng. Những kiểu trộm vặt nhưng hoành hành đến mức như thế thì nguy cơ không đơn giản là thất thoát tài sản mà còn đe dọa an toàn giao thông.
Chưa kể, nếu nhìn vào yêu cầu về tiến độ công trình thì những chuyện mất trộm thế này góp phần tạo ra những rắc rối ngăn cản công trình về đích đúng kế hoạch. Với những công trình trọng điểm quốc gia, chậm một ngày tiến độ là lãng phí tiền tỉ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người dân.
Không thể cứ có sẵn “cửa đổ thừa” là các nhà thầu thì nhà quản lý được tùy nghi gõ cửa nhà thầu và đổ trách nhiệm khi xảy ra vụ việc. Một cách công bằng, nhà quản lý công trình cần phải tôn trọng quyền lợi của nhà thầu. Câu hỏi về trách nhiệm lớn phải được chuyển thẳng đến các nhà quản lý hữu trách.
Đã khôi phục 2 toa tàu bị vẽ bậy của tuyến metro số 1 TP.HCM
Ngoài việc khôi phục 2 toa tàu, chủ đầu tư tuyến metro số 1 cho biết vẫn đang tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng để truy tìm thủ phạm bôi bẩn.
Bà Vũ Minh Huyền, phó trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, chia sẻ tại họp báo - Ảnh: CẨM NƯƠNG
Chiều 16-6, Ban chỉ đạo phòng chống dịch và phục hồi kinh tế TP.HCM đã tổ chức họp báo định kỳ để cung cấp tình hình dịch bệnh và kinh tế - xã hội TP.
Chia sẻ tại họp báo, bà Vũ Minh Huyền, phó trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, thông tin về việc 2 toa tàu thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đặt tại depot Long Bình, TP Thủ Đức bị vẽ bậy. "Đến nay, các toa tàu đã được khôi phục hoàn toàn, về nguyên trạng ban đầu", bà Huyền chia sẻ.
Về vấn đề bảo vệ khu depot tập kết, theo bà Huyền, khu vực này có 2 lớp bảo vệ, mỗi ngày có hàng trăm công nhân của nhiều công ty cùng làm việc và tất cả các nhà thầu. Khi xảy ra sự việc trên, Ban quản lý đường sắt đô thị TP đã chỉ đạo nhà thầu có giải pháp khắc phục ngay.
Cụ thể là tăng cường tối đa an ninh khu vực depot, đề phòng và hạn chế tối đa việc người lạ xuất hiện với các hành động lạ. Những người không được chủ đầu tư cho phép hoặc cấp phép sẽ không được lại gần hoặc vào khu vực depot.
Nhanh chóng điều tra nguyên nhân và thủ phạm thực hiện việc bôi bẩn. Chỉ đạo các nhà thầu ngay lập tức tiến hành khắc phục nội dung này, xử lý xóa các hình ảnh bôi bẩn và khôi phục nguyên trạng ban đầu của toa xe.
Phó trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP cho rằng địa điểm xảy ra việc bôi bẩn thuộc trách nhiệm quản lý của nhà thầu. Do đó, nhà thầu phải có trách nhiệm bảo quản, khắc phục và khi bàn giao cho chủ đầu tư phải theo hợp đồng.
Trước đó, 2 toa tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đậu ở depot Long Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) bị xịt sơn, vẽ bậy gây nhiều bức xúc trong dư luận. Trong đó, phần thân và đầu toa tàu bị sơn nhiều màu, hình vẽ tương tự phong trào graffiti (vẽ tranh đường phố).
Tàu metro số 1 có tổng cộng 17 đoàn, mỗi đoàn tàu có 3 toa dài 61m, chở được 930 khách. Tàu là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại TP.HCM, tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỉ đồng, được khởi công từ năm 2012. Đến thời điểm này, dự án đạt hơn 91% khối lượng, dự kiến cuối năm 2023 đưa vào khai thác.
Phục hồi nguyên trạng 2 toa tàu Metro số 1 bị vẽ bậy Đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP.HCM thông tin, các toa tàu bị vẽ bậy ở dự án Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã được khôi phục như ban đầu. Chiều 16/6, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về dịch COVID-19 và các vấn đề kinh tế - xã hội ở TP.HCM, bà Vũ Minh...