“Mắt biển” vùng Đông Bắc
Hải đăng Vĩnh Thực là ngọn đèn biển ở vị trí đầu tiên trong số hơn 90 ngọn hải đăng trải dài theo ven biển của Việt Nam, được ví như “mắt biển” vùng Đông Bắc.
Đây cũng là điểm du lịch được nhiều du khách lựa chọn để trải nghiệm và chụp ảnh check in.
Từ mũi Ngọc, Trà Cổ của Móng Cái, đi tàu cao tốc chỉ 10 phút, du khách sẽ đặt chân đến đảo Vĩnh Thực. Trạm hải đăng nằm ở phía Bắc xã đảo Vĩnh Thực trên đỉnh núi Đầu Tán. Khoảng cách từ bến tàu Vĩnh Thực đến ngọn hải đăng chừng 15km đi qua những ao hồ, ruộng đồng, núi đồi cỏ cây xanh thắm và những nếp nhà yên bình. Từ mặt đất phải leo qua 152 bậc cầu thang mới lên được hải đăng.
Đường lên hải đăng Vĩnh Thực.
Hải đăng Vĩnh Thực là hải đăng quốc tế do Việt Nam xây dựng và quản lý, đặt ở vị trí đầu tiên trên đường biên giới biển của Tổ quốc. Hải đăng Vĩnh Thực được xây dựng năm 1962 với phong cách kiến trúc Pháp cổ, tháp đèn hình trụ. Chiều cao toàn bộ của hải đăng là 86,0m tính từ mực nước số “0″ hải đồ lên tới đỉnh tháp. Chiều cao công trình là 18,0m (tính đến nền móng). Với chiều cao tâm sáng là 84,5m, vào ban đêm, hải đăng Vĩnh Thực phát ra ánh sáng trắng chớp đơn chu kỳ 5 giây, phạm vi chiếu sáng 360 độ với tầm hiệu lực ánh sáng là 21 hải lý.
Video đang HOT
Hải đăng Vĩnh Thực thuộc quản lý của Xí nghiệp Bảo đảm An toàn hàng hải Đông Bắc Bộ, Tổng Công ty Bảo đảm An toàn hàng hải Miền Bắc. Trạm hải đăng thuộc luồng Vạn Gia – Vĩnh Thực do 6 cán bộ nhân viên đảm bảo việc vận hành. Trên trạm hải đăng Vĩnh Thực mùa hè thì nắng cháy da, mùa đông, gió lạnh buốt. Anh Vũ Văn Dụng, cán bộ Trạm hải đăng Vĩnh Thực, cho biết: Gió ở đây lúc nào cũng lớn. Cờ treo ở đây cứ vài ngày là lại phải thay. Điện lưới chưa kéo được ra đây nên mọi sinh hoạt của cán bộ, nhân viên phải trông chờ vào máy phát chạy dầu. Trạm cũng được cấp một chiếc xe máy để anh em di chuyển. Việc sử dụng xăng dầu và xe máy đều phải tính toán chi ly theo định mức. Mặc dù đặc thù công việc và sinh hoạt còn vất vả, khó khăn, song anh em trạm hải đăng vẫn luôn động viên, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
Hải đăng Vĩnh Thực là điểm tham quan được nhiều người lựa chọn.
Trên hành trình từ mũi Ngọc ra tới đảo Vĩnh Thực, du khách có thể cảm nhận về nắng, gió cùng vị mặn của biển. Đứng trên ngọn hải đăng, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể cảm nhận về biển theo một cách khác, kỳ vĩ hơn. Từ đây, sẽ mở ra bát ngát một bên là vực biển, một bên là vách núi cheo leo. Du khách có thể ngắm nhìn bao quát được cả đảo Trần, đảo Thanh Lân, đảo Cô Tô xa xa và cả một vùng biển vịnh Bắc Bộ rộng lớn.
Đặt ở vị trí đầu tiên trên đường biên giới biển của Tổ quốc, hải đăng Vĩnh Thực không chỉ làm nhiệm vụ soi đường, định vị cho tàu thuyền mà còn như là một cột mốc góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển. Giữa khung cảnh một bên là bãi tắm Đầu Đông với những dải cát vàng, một bên là mũi Sa Vĩ – nơi đặt nét bút đầu tiên của dải đất hình chữ S, du khách sẽ có cảm nhận rất rõ về sự thiêng liêng của hai từ Tổ quốc ở ngay nơi đầu sóng ngọn gió.
Hòn đảo hơn 100 triệu năm trên biển Tây Cà Mau
Cụm hòn á Bạc (hòn Ông Ngộ, Hòn Trụi và hòn á Bạc) diện tích khoảng 6,43 ha, thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.
Đây là đảo nằm gần bờ nhất (khoảng 500 m) và mang nhiều truyền thuyết kỳ bí nhất vùng ven biển Tây Cà Mau.
Hòn á Bạc có nhiều hòn đá lẻ (đá trứng) nhô lên từ phía biển bao bọc quanh hòn, khi ánh mặt trời chiếu rọi vào những viên đá nhấp nhô mặt nước, tạo thành những bãi đá bạc trắng rất đẹp. Theo các nhà địa chất, hòn á Bạc hình thành hơn 100 triệu năm.
Hòn á Bạc có nhiều hòn đá lẻ (đá trứng) nhô lên từ phía biển, bao bọc quanh hòn. Khi ánh mặt trời chiếu rọi vào những viên đá nhấp nhô trên mặt nước, tạo thành những bãi đá bạc trắng rất đẹp.
á Bạc được mệnh danh là "chốn tiên cảnh" kỳ bí bởi tạo hoá. Trên hòn có nhiều viên đá mang hình thù độc đáo như: cụm Hòn Trụi nhô lên từ biển chỉ toàn đá, không có sinh vật sinh sống; Bàn Tay Tiên là khối đá tự nhiên có hình dáng như bàn tay giơ thẳng lên trời, mu bàn tay hướng ra biển, lòng bàn tay quay vào núi như che chở hòn á Bạc trước phong ba bão tố. ặc biệt, trên đỉnh cao nhất của hòn có cái giếng nhỏ, hình bàn chân, nên dân gian thường gọi là Bàn Chân Tiên, Giếng Tiên...
Mặt trời lặn trên đỉnh Hòn Trụi
á Bạc còn là nơi hội tụ tâm linh, bởi trên hòn có điện Tam Thanh, hang Ông Cọp..., đặc biệt là Lăng Ông Nam Hải, nơi ghi chép lời tường thuật của ngư dân về cá Ông (cá voi) cứu người gặp nạn trên biển và thờ bộ xương cá Ông lớn nhất vùng biển Tây Cà Mau. Ngày 23/5 âm lịch hàng năm, nơi đây diễn ra Lễ hội Nghinh Ông để cầu cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, đánh bắt được nhiều tôm cá.
Huyền thoại Bàn Tay Tiên nằm phía trái từ đất liền ra
Bộ xương cá Ông còn nguyên vẹn lớn nhất Cà Mau tại Lăng Ông Nam Hải - nơi mang đậm tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ biển
Không những kỳ bí, huyền thoại và tâm linh, hòn á Bạc còn in đậm chiến công của quân dân ta trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. ặc biệt, trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nơi đây ghi dấu chiến công vẻ vang của ngành an ninh Việt Nam từ năm 1981-1984 trong Chuyên án CM12 đánh bại cuộc nhập biên phá hoại, âm mưu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa của các đối tượng lưu vong nước ngoài kết hợp với thế lực phản động trong nước do Lê Quốc Tuý và Mai Văn Hạnh cầm đầu.
Ngày 22/6/2009, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công nhận di tích hòn á Bạc - Trung tâm chỉ huy Kế hoạch phản gián CM12 (9/9/1981 - 9/9/1984) là Di tích lịch sử quốc gia.
Ngạt ngào hoa sứ Khi những cơn mưa đầu hạ đến cũng là thời điểm hoa sứ nở rộ. Dưới màu nắng vàng rực rỡ, hoa sứ ngạt ngào đâm bông tạo nên vẻ đẹp độc đáo của thành phố biển Vũng Tàu. Những điểm "check in" siêu đẹp, miễn phí tại Vũng Tàu Mùa hoa sứ về, Bạch Dinh là điểm check-in không thể bỏ qua...