“Mắt Biên phòng” nơi cửa ngõ Lệ Thanh
Sau ngày khánh thành Quốc môn cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lệ Thanh ( Gia Lai), cùng với cột mốc 30 và một số địa danh lưu dấu cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam đã thu hút một lượng lớn người, phương tiện từ khắp nơi lên đây tham quan, du lịch theo hình thức đi về trong ngày.
Cùng với đó là các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu qua lại cửa khẩu đã tạo nên sức sống của một vùng biên phát triển. Tuy nhiên, “ẩn” trong bức tranh sống động đó vẫn còn những “điểm đen” về an ninh trật tự, đòi hỏi BĐBP Gia Lai phải luôn chủ động, nhanh nhạy trong hoạt động nghiệp vụ của mình.
Cặp tình nhân Lan, Trịnh (ngồi, bên trái) trong vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy bị Đồn Biên phòng CKQT Lệ Thanh bắt giữ ngày 4-6-2019. Ảnh: Thái Kim Nga
“Đôi đũa lệch” và đại lý cung cấp ma túy di động
Trời trưa đứng bóng, chiếc taxi hiệu VIOS màu xám lông chuột, biển kiểm soát 81A-02141 đỗ xịch trước quán cơm Hai Chị Em ở thôn Moók Đen 1, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ (Gia Lai). Từ trên xe, người đàn bà độ tứ tuần, dáng đậm, da trắng nhanh nhẹn bước xuống, theo sau là một nam thanh niên dỏng cao. Cả hai đưa mắt nhìn xung quanh rồi đi thẳng vào trong quán cơm. Bữa cơm trưa vội vàng, nhưng thực chất là để hai đối tượng quan sát động tĩnh xung quanh trước khi thực hiện tiếp chuyến hành trình ngược lên CKQT Lệ Thanh. Thấy không có gì đáng ngại, hai đối tượng gọi chủ quán ra tính tiền rồi thong thả bước ra xe…
Tuy nhiên, mọi di biến động của đối tượng đều lọt vào tầm quan sát của lực lượng đánh án Đồn Biên phòng CKQT Lệ Thanh. Khi cửa xe chưa kịp đóng, từ các hướng, BĐBP bất ngờ xuất hiện khiến cho cả hai không kịp trở tay. Cuộc khám xét ngay lập tức được triển khai, lực lượng đánh án phát hiện trên người hai đối tượng có tổng cộng 11 gói (bì ni lông dán kín) chứa chất màu trắng dạng tinh thể rắn.
Bước đầu, hai đối tượng khai nhận, đó là ma túy tổng hợp dạng đá. Tiếp tục truy xét, lục soát phòng trọ và khu vực 2 đối tượng thuê để ở trên địa bàn thôn Moók Đen, xã Ia Dom (Đức Cơ), lực lượng BĐBP phát hiện thêm 24 gói ni lông chứa chất màu trắng dạng tinh thể rắn, 1 cân tiểu ly điện tử và một số vật dụng dùng để mua bán ma túy.
Video đang HOT
Tại Đồn Biên phòng CKQT Lệ Thanh, hai đối tượng đã cúi đầu khai nhận. Khoảng trưa ngày 4-6-2019, Phạm Thị Mỹ Lan (sinh năm 1980) gọi cho tình nhân là Vũ Mạnh Trịnh (sinh năm 1987) lái xe ô tô mang biển kiểm soát 81A-02141, xuất phát từ thành phố Pleiku lên xã biên giới Ia Dom để bán ma túy cho các con nghiện trong khu vực. Khi đang tàng trữ ma túy trên người thì bị lực lượng BĐBP bắt quả tang. Phạm Thị Mỹ Lan và người tình trẻ tuổi của mình cũng đã khai nhận, toàn bộ số tang vật 35 gói ma túy dạng đá (tổng trọng lượng 8,6232g) nêu trên được hai đối tượng mua của một người tên Nam, khoảng 30 tuổi, ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum với số tiền 4 triệu đồng, sau đó mang về chia thành nhiều gói nhỏ đưa lên khu vực xã Ia Dom bán lại cho con nghiện kiếm lời. Đôi tình nhân hoàn toàn không thể ngờ rằng những hành vi phạm pháp của mình (cả những lần mua bán ma túy trước đây trên địa bàn huyện Đức Cơ) từ lâu đã lọt vào “tầm ngắm” của lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP Gia Lai.
Căn cứ kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh và lời khai của các đối tượng, ngày 6-6-2019, Trung tá Bùi Quốc Chính, Đồn trưởng Đồn Biên phòng CKQT Lệ Thanh đã ký quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu bàn giao đối tượng, tang vật cho cơ quan chức năng tiếp tục điều tra xử lý.
Cặp vợ chồng hờ và “chuyến đi tìm ảo ảnh”
Chỉ 3 ngày sau khi bàn giao “đôi đũa lệch” và tang vật vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy, Đồn Biên phòng CKQT Lệ Thanh tiếp tục phát hiện, đấu tranh ngăn chặn một vụ tổ chức vượt biên trái phép mang tính chất nghiêm trọng.
“Nhân vật” chính của vụ vượt biên trái phép này là Siu Hlênh (sinh năm 1963) và hai mẹ con Siu Keng (sinh năm 1971), Siu Thuê (sinh năm 2001). Cả 3 đều trú tại làng Ngol 1, xã Bar Măih, huyện Chư Sê (Gia Lai), tối 9-6-2019, khi đang trên đường vượt biên sang Campuchia thì bị Đồn Biên phòng CKQT Lệ Thanh phát hiện, bắt giữ tại khu vực ngã 3 C9, làng Bi, xã Ia Dom. Khám xét nhanh hành lý của các đối tượng, trinh sát Biên phòng phát hiện số tiền 33.070.000 đồng, 2 xe gắn máy cùng một số giấy tờ, tài liệu liên quan đến hoạt động “Tin lành Đề-ga” cho thấy các đối tượng này đang trên đường vượt biên sang Campuchia nhằm thực hiện mưu đồ chống phá chính quyền.
Tại Đồn Biên phòng CKQT Lệ Thanh, qua đấu tranh khai thác, các đối tượng khai nhận, tất cả đều đang lén lút hoạt động “Tin lành Đề-ga” và liên tục có hành vi chống phá chính quyền. Riêng hai đối tượng Siu Hlênh và Siu Keng có bề dày “thành tích bất hảo” thể hiện trong việc trực tiếp tham gia các hoạt động gây rối, chống chính quyền từ năm 2001 đến nay. Hai đối tượng này đã nhiều lần bị chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng triệu tập, giáo dục răn đe, nhưng vẫn không chịu từ bỏ “giấc mộng” chính trị hão huyền. Năm 2017, Siu Hlênh và Siu Keng lén lút quan hệ tình cảm với nhau và bị vợ của Siu Hlênh bắt quả tang, phạt vạ một con heo và số tiền 5.000.000 đồng.
Tuy nhiên, chứng nào tật nấy, cặp vợ chồng “hờ” vẫn lén lút quan hệ với nhau và bàn tính chuyện vượt biên ra nước ngoài để tiếp tục nuôi mộng chính trị, nhưng thực chất là tìm một “khoảng trời riêng” để được chung sống với nhau như vợ chồng. Sáng 9-6-2019, sau khi bán đàn bò để trả nợ và cất giấu ít tiền làm lộ phí, Siu Hlênh gọi điện cho Siu Keng bàn kế hoạch vượt biên và hẹn gặp hai mẹ con tại ngã 3 Hàm Rồng, sau đó cùng nhau lên biên giới tìm đường trốn sang Campuchia. “Chuyến đi tìm ảo ảnh” của cặp vợ chồng “hờ” diễn ra khá êm xuôi, song vẫn không thể lọt qua được những đôi mắt nghiệp vụ sắc sảo của trinh sát Biên phòng. Ngay sau khi phát hiện đối tượng lạ mặt trên địa bàn, Đồn Biên phòng CKQT Lệ Thanh đã triển khai lực lượng đón lõng, ngăn chặn kịp thời.
Với hành vi vi phạm của 3 đối tượng nêu trên, Đồn Biên phòng CKQT Lệ Thanh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bàn giao đối tượng, phương tiện, tài liệu, tang vật vụ việc cho Công an huyện Chư Sê tiếp tục điều tra, xử lý.
Từ hai việc xảy ra liên tiếp gần như cùng thời điểm, trên cùng một địa bàn cho thấy, “ẩn” trong bức tranh sôi động và phát triển của CKQT Lệ Thanh vẫn còn đó những tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự. Và để cho biên giới bình yên, những người lính Biên phòng vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Thái Kim Nga
Theo bienphong
Đề xuất người Việt Nam ra nước ngoài phải đóng 3-5 đô la 'phí chia tay'
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, đề xuất Việt Nam nên học một số nước quy định mỗi người khi ra nước ngoài nên đóng góp khoản tiền từ 3 - 5 đô la, gọi là 'phí chia tay'.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội), nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ẢNH NGỌC THẮNG
Sáng 12.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) cho rằng, mốt số nước áp dụng chính sách visa và phí xuất nhập cảnh để điều chỉnh việc xuất nhập cảnh của công dân. Nếu không khuyến khích công dân xuất nhập cảnh thì áp dụng thuế, phí này.
Chẳng hạn như Nhật Bản, vào năm ngoái đã ban hành đạo luật Thuế xuất nhập cảnh từ 7.1.2019 quy định mỗi công dân Nhật Bản ra nước ngoài phải đóng 1 khoản phí gọi là phí chia tay hay phí du lịch khoảng 1.000 yên Nhật/người (khoảng hơn 200.000 đồng).
Theo ông Hưng, phí này sử dụng để thực hiện một số dự án nhằm phát triển ngành công nghiệp không khói của Nhật Bản.
"Chính phủ Nhật Bản dự kiến hàng năm sẽ thu khoảng 400 triệu đô la Mỹ để hoàn thiện việc xuất nhập cảnh của công dân được tốt hơn, cũng như việc xây dựng hạ tầng giao thông du lịch ở một số vùng khó khăn và thực hiện các chính sách khác", ông Hưng cho hay.
Từ đó, ông Hưng đề nghị Việt Nam cũng nên làm giống một số nước đặt ra khoản thu này khi công dân ra nước ngoài.
"Khi công dân ra nước ngoài thì có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền, gọi là phí chia tay, ta dùng số tiền này khoảng 3 - 5 đô la/người khi xuất cảnh", ông Hưng nói.
Số tiền này, theo nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, trích một phần để các cơ quan ngoại giao dùng để có kinh phí bảo hộ công dân Việt Nam, hỗ trợ công dân Việt Nam khi công dân ra nước ngoài gặp khó khăn.
Một phần khác để đầu tư nâng cấp máy móc kỹ thuật cũng như các hạng mục khác để đảm bảo cho việc công dân xuất cảnh được tốt hơn, chu đáo hơn, thân thiện hơn, các chiến sĩ khi công dân xuất cảnh thì tươi cười vui vẻ, ân cần hơn đối với công dân.
"Một phần nữa thì cho quỹ xúc tiến phát triển du lịch để đẩy mạnh du lịch nước nhà", ông Hưng nói và đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, học hỏi các nước để áp dụng, tăng nguồn lực cho công tác xuất nhập cảnh, bảo hộ công dân.
Theo Tờ trình dự án luật mà Bộ Công an trình ra Quốc hội, số lượt công dân Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau ngày càng tăng. Năm 2007: 1,9 triệu; năm 2008: 2,6 triệu; năm 2010: 3,2 triệu; năm 2013: 6,1 triệu; năm 2016: 7,7 triệu; năm 2017: 9,2 triệu và năm 2018: 9,6 triệu.
Theo TNO
'Phải siết luật để ngăn tội phạm như Vũ Đình Duy, Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài' Đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng cần có quy định về xuất nhập cảnh để ngăn chặn các trường hợp như Vũ Đình Duy, Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài trong tương lai. Liên quan tới tới Tờ trình về Dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, tại buổi thảo luận tổ chiều 28/5, đại biểu...