‘Mắt biển’ Hòn Khoai
Nếu chọn một điểm nhấn quan trọng nhất trong hải trình đi thăm các đảo tiền tiêu trên biển Tây Nam đầu Xuân này, tôi sẽ chọn Lễ chào cờ trên đảo Hòn Khoai.
Và nỗi tiếc nuối duy nhất của tôi trong chuyến đi là đã đi lướt qua mà không thể đặt chân lên hòn Đá Lẻ, nơi có cột mốc đánh dấu điểm A2 đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
Lễ chào cờ được tổ chức trang nghiêm tại Đồn biên phòng Hòn Khoai
Sáng 17-1-2024, sau một đêm đi ngược sóng từ đảo Thổ Chu (Kiên Giang), đoàn công tác của chúng tôi do Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân làm Trưởng đoàn, đã “đổ bộ” lên đảo Hòn Khoai (xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Tuy chỉ cách đất liền hơn 6 hải lý (14,6km), nhưng Hòn Khoai có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh; có thể ví như “mắt biển” canh giữ vùng trời, vùng biển và dải đất phía Tây Nam Tổ quốc.
Ghe chở đoàn công tác vào đảo Hòn Khoai
Ngay sau khi đặt chân lên đảo, đoàn công tác và cán bộ, chiến sĩ các lực lượng đứng chân trên đảo đã trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ đầu năm mới tại Đồn biên phòng Hòn Khoai. Thật khó để diễn tả sự xúc động, tự hào khi ngước nhìn lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trong gió biển mặn mòi, lồng lộng, trong nắng sớm của một ngày đầu năm mới nơi đảo xa.
Tháng 9-2013, cụm đảo Hòn Khoai được xác định là “cụm đảo gần xích đạo nhất” của Việt Nam với 5 hòn đảo là: Hòn Khoai, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ (còn gọi là Hòn Độc Lập). Trong đó, Hòn Khoai là đảo lớn nhất với diện tích khoảng 4km2 và cũng là hòn đảo cao nhất so với mực nước biển.
Hòn Khoai là đảo không có dân cư sinh sống. Trên đảo hiện nay chỉ có các lực lượng hải quân, biên phòng, trạm hải đăng và hạt kiểm lâm. Do chưa có phương tiện giao thông công cộng ra tuyến đảo Hòn Khoai, nên kết nối với đất liền còn rất nhiều khó khăn.
Vậy mà cách đây hơn 83 năm, ngày 13-12-1940, thực hiện chỉ thị của Xứ ủy Nam Kỳ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – nhà giáo Phan Ngọc Hiển đã chỉ huy nghĩa quân nổi dậy để chiếm Hòn Khoai. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23-11-1940, khởi nghĩa Hòn Khoai ngày 13-12-1940 tuy thất bại, nhưng là tiếng súng báo hiệu cho tiến trình đấu tranh giành lại độc lập dân tộc bằng “võ lực của các dân tộc ở Đông Dương” nói chung, của Đảng bộ và quân, dân Cà Mau nói riêng.
Năm 1990, đảo Hòn Khoai được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia
Nhắc đến Hòn Khoai, sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến ngọn hải đăng đã hơn 100 năm tuổi. Hải đăng được xây dựng từ năm 1920 trên đỉnh cao nhất của Hòn Khoai – 318m so với mực nước biển, có công suất quét sáng bán kính 35km, nằm trong hệ thống đèn biển Cần Giờ – Côn Đảo – Hòn Khoai – Phú Quốc. Công trình có hình cột vuông, mỗi cạnh dài 4m, cao 14,5m, được xây bằng đá hộc và xi măng, hiện vẫn còn nguyên vẹn, cần mẫn chiếu sáng biển đêm, hỗ trợ tàu thuyền lưu thông tránh những bãi cạn, bãi đá ngầm nguy hiểm, định hướng cho tàu thuyền ra, vào bến an toàn.
Đồng thời, ngọn hải đăng cũng là sự khẳng định cột mốc chủ quyền trên vùng biển cực Nam của Tổ quốc một cách đầy thuyết phục.
Hải đăng được xây dựng từ năm 1920 trên đỉnh cao nhất của Hòn Khoai – 318m so với mực nước biển, gắn liền với cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do nhà giáo Phan Ngọc Hiển chỉ huy
Hải đăng Hòn Khoai
Những công nhân gác đèn bình dị ở đây hiểu rõ điều đó. Ông Huỳnh Văn Hà, quê Thái Bình kể, ông vào nghề từ cuối năm 1990 ở chính trạm hải đăng Hòn Khoai. Sau khi đi một vòng 7 đảo, ông quay lại trạm. Cuộc “chia tay và trở lại” của ông kéo dài tới 33 năm, gần trọn một đời công tác. Được hỏi vui về 3 điều ước ngay bây giờ, ông Hà đáp ngay, luôn vui vẻ, khỏe mạnh và vững tin; để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cho đến khi về hưu.
Nhưng thực ra ông Hà chẳng cần ước. Ông vẫn đang vui khỏe và vững tin với nụ cười hồn hậu khi nói với tôi rằng, nếu được chọn lại, ông vẫn chọn làm nghề gác đèn ở hải đăng. Đó là một “nghề giúp người”, hỗ trợ cho tàu thuyền không lạc lối giữa biển cả mênh mông.
Đảo vắng, trạm ít người, bầu bạn với ông Hà đã có 2 chú chó được đặt tên là con Ki, con Vàng và cây vối xanh tốt. Uống nước lá vối “tuyệt đối sạch” đã là thói quen mấy chục năm nay của ông, như một cách nhớ về miền quê Thái Bình xa xôi thiếu thời…
Video đang HOT
Một góc Hòn Khoai nhìn từ ngọn hải đăng
Chuyến đi của tôi tới Hòn Khoai sẽ là rất trọn vẹn, nếu chiều ấy sóng không lớn đến thế. Chiếc tàu cá chỉ có thể đưa chúng tôi lướt qua bên cạnh hòn Đá Lẻ nơi có cột mốc đánh dấu điểm A2 đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Thật đáng tiếc vì chưa được đặt chân lên hòn Đá Lẻ và chạm tay vào cột mốc thiêng liêng đó.
Tôi sẽ trở lại.
Đến với Bình Liêu - 'nàng sơn nữ' làm xiêu lòng những tín đồ xê dịch
Mỗi mùa, Bình Liêu lại khoác lên mình những "bộ cánh" với vẻ đẹp khác nhau, được ví như "nàng sơn nữ" làm xiêu lòng những tín đồ ưa thích xê dịch.
"Sống lưng khủng long", đoạn đường đi lên mốc 1305 ở Bình Liêu, Quảng Ninh. (Ảnh: Hùng Trương)
Trong lúc "lặn lội" khắp các diễn đàn để tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm du lịch Bình Liêu, một huyện biên giới miền núi của tỉnh Quảng Ninh, tôi có duyên gặp được Hùng Trương, quản trị viên một hội nhóm về vùng đất này. Tôi được cậu tận tình tư vấn cũng như "mách nước" cho những hoạt động không nên bỏ qua ở Bình Liêu. Qua trò chuyện, Hùng chia sẻ, vốn là sinh viên Đại học Luật, sau khi tốt nghiệp anh lại làm hướng dẫn viên du lịch. Đến năm 2018, khi đặt chân đến nhiều nơi, anh nhận thấy quê hương mình tuy hoang sơ nhưng lại có rất nhiều điểm đến khung cảnh nên thơ và sở hữu "đặc sản" ít nơi có là các cột mốc biên giới.
"Dẫn khách đi khắp mọi miền, tại sao mình lại không giới thiệu Bình Liêu đến mọi người?", anh trăn trở. Kể từ đó, anh quay về quê, cùng những người bạn làm hướng dẫn viên, dẫn mọi người khám phá vẻ đẹp bình dị miền sơn cước.
Những con đường ngoằn ngoèo như dải lụa uốn lượn quanh triền núi. (Ảnh: Hùng Trương)
Giới thiệu về Bình Liêu, Hùng cho biết, Bình Liêu được thiên nhiên ưu ái với khí hậu quanh năm ôn hòa, cấu trúc địa hình đa dạng cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Mỗi mùa, nơi đây lại có một vẻ đẹp rất riêng, hấp dẫn những tín đồ ưa thích xê dịch.
Không chỉ thế, Bình liêu còn hấp dẫn nhiều người ghé thăm bởi đây là vùng đất biên viễn với 43,168km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc và hơn 60 cột mốc. Cả huyện có 6 xã và 1 thị trấn thì chỉ có duy nhất xã Húc Động không có đường biên giới với nước bạn.
Có một điều đặc biệt, trên địa bàn Bình Liêu có năm đồng bào dân tộc đang sinh sống gồm Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa và người Kinh được xem là "dân tộc thiểu số" khi chỉ chiếm dưới 4% tỷ lệ dân số nơi đây. Do tập tính sinh hoạt, người dân ở đây rất chân chất và thân thiện.
Chính nhờ những nét đẹp riêng ấy, một Bình Liêu mộc mạc đã hấp dẫn không ít giới trẻ đến khám phá. Thậm chí, họ còn quay lại rất nhiều lần để có thể "thẩm thấu" vẻ đẹp của "nàng sơn nữ" vùng biên viễn.
Mùa Xuân ở Bình Liêu là mùa hoa đào, hoa mận thi nhau khoe sắc. (Ảnh: Hùng Trương)
Hoa đào chuông, "đặc sản" của tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Hùng Trương)
Mùa Xuân là mùa của các lễ hội truyền thống mang bản sắc riêng ở Bình Liêu được cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn gìn giữ bao đời nay. (Ảnh: Hùng Trương)
Các cô gái Sán Chỉ mặc trang phục truyền thống, thi đấu trên sân bóng. (Ảnh: Hùng Trương)
Mùa Hè là mùa của cây cối tốt tươi, cả Bình Liêu như được phủ một màu xanh ngát. Trong ảnh: Các cô gái dân tộc dự Ngày hội Kiêng Gió của dân tộc Dao ở Bình Liêu tổ chức ngày 20-22/5. (Ảnh: Cường Pin)
Ở Bình Liêu, rừng Ngàn Chi thuộc xã Vô Ngại là một trong những khu rừng đầu nguồn quan trọng bậc nhất trong hệ thống rừng phòng hộ tại Bình Liêu. Nơi đây có hệ sinh thái đa dạng với các lớp thảm thực vật phong phú nhiều tầng, từ những loài cây nhỏ sống nơi ẩm thấp dưới tán đến những cây cổ thụ cao cả trăm mét có tuổi đời đến hàng vài trăm năm, không những thế rừng Ngàn Chi còn là nơi sinh sống là nhà của nhiều loài động vật hoang dã, các loài chim, bò sát và côn trùng... Được tắm thác trong rừng vào mùa Hè là một trải nghiệm khó quên. Trong ảnh: Thác Khe Tiền, một trong những điểm check-in nổi tiếng ở Bình Liêu. (Ảnh: Hùng Trương)
Cung đường tuần biên quen thuộc ở Bình Liêu được phủ màu xanh ngát. (Ảnh: Cường Pin)
Những đồi cỏ sắp ngả màu sang Thu. (Ảnh: Lê Văn Mạnh)
Mùa Thu là mùa đẹp nhất trong năm ở Bình Liêu với thời tiết mát mẻ. Trên những thửa ruộng bậc thang lại tràn ngập sắc vàng của lúa chín của mùa màng bội thu. (Ảnh: Hùng Trương)
Khác với Hà Giang hay Sa Pa, ruộng bậc thang ở Bình Liêu lại nằm trên vùng đồi thoai thoải, tạo nên vẻ đẹp rất riêng, không lẫn với nơi khác. (Ảnh: Hùng Trương)
Cuối Thu là thời điểm ngắm cỏ lau đẹp nhất ở Bình Liêu. (Ảnh: Hùng Trương)
Khắp mọi nơi được phủ đầy lau trắng. (Ảnh: Hùng Trương)
Riêng đỉnh núi Cao Ba Lanh lại được nhuộm màu hồng cổ tích của lau hồng. (Ảnh: Hùng Trương)
Khi thời tiết dần chuyển sang Đông, Bình Liêu lại được khoác lên mình màu vàng của cỏ cháy. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Vào đầu tháng 12, hoa Sở nở trắng đồi, men theo các con đường vào khắp thôn bản đã trở thành nét đặc trưng riêng của Bình Liêu. (Ảnh: Hùng Trương)
Xen giữa những cánh rừng xanh ngát là những "khoảng trời" màu đỏ của cây phong hương. Đến đây vào tháng 3, du khách sẽ có dịp thưởng thức món ăn đặc sản của Bình Liêu, món trứng kiến cuộn lá sau sau (cây phong hương). (Nguồn: Bình Liêu Travel)
Không điêu khi nói Bình Liêu là "thiên đường của các cột mốc", bởi nơi đây có hơn 60 cột mốc biên giới. (Ảnh: Cường Pin)
Cột mốc 1326 (2). (Ảnh: Hùng Trương)
Cột mốc 1300 được ví như "đồi hạnh phúc" với tầm nhìn là những con đường biên giới ngoằn ngoèo uốn lượn. (Ảnh: Hùng Trương)
Cột mốc 1327 được mệnh danh là "cột mốc thiên đường" bởi con đường lên mốc là những bậc thang dẫn lên đỉnh núi mù sương. (Ảnh: Hùng Trương)
Đỉnh núi Cao Xiêm, nơi được mệnh danh là nóc nhà của tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Hùng Trương)
Cả huyện Bình Liêu có 5 đồng bào dân tộc đang sinh sống gồm Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa và người Kinh được xem là "dân tộc thiểu số" khi chỉ chiếm dưới 4% tỷ lệ dân số nơi đây. Trong ảnh: Sắc đỏ nổi bật trong trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán. (Ảnh Hùng Trương)
Phụ nữ Dao Thanh Y trong trang phục truyền thống. (Ảnh Hùng Trương)
Cắm trại trên đỉnh Cao Ly và ngắm trọn thung lũng với những ngôi làng bình yên là trải nghiệm đáng nhớ khi đến thăm Bình Liêu. (Ảnh: Hùng Trương)
Ngoài các loại cây gia vị như quế, hồi...hay dầu hoa sở, miến dong là một trong những đặc sản ở Bình Liêu. (Ảnh: Hùng Trương)
Ngã ba Đông Dương: Điểm đến 'hút khách' ở Kon Tum Ngã ba Đông Dương nằm tại địa phận của xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, là vị trí tiếp giáp của ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào nằm ở ngã ba Đông Dương. Là một điểm tiếp giáp giữa ba nước Đông Dương, bao gồm Việt...