Mắt biến dạng, nhập viện sau khi làm ‘chuột bạch’ cho học viên cắt mí
Sau khi làm ‘ chuột bạch’ cắt mí mắt cho một học viên tại Spa để làm đẹp, cô gái 20 tuổi đã phải đến bệnh viện ‘ cầu cứu’ bác sĩ vì mắt bị biến dạng, không mở được.
ThS.BS Phạm Duy Linh – Khoa Phẫu thuật – Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa tiếp nhận trường hợp chị Lê Thu Hương – tên nhân vật đã được thay đổi (20 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng vùng mí trên 2 mắt sưng nề, bầm tím, kết mạc đỏ ngầu, không thể mở mắt và cảm thấy đau nhức do cắt mí hỏng.
ThS.BS Phạm Duy Linh thăm khám cho bệnh nhân (Ảnh: BSCC)
Theo lời kể của bệnh nhân, do không hài lòng với “cửa sổ tâm hồn” của mình vì hai bên mắt không đều, nhiều nếp mí nên chị Hương đã lên mạng tìm kiếm thông tin để cắt mí mắt. Vô tình thấy một trang Facebook thông báo “tuyển mẫu cắt mí” cho học viên nên chị đã gọi điện cho Spa đó và được tư vấn làm đẹp hoàn toàn miễn phí, thậm chí còn hứa hẹn sẽ có đôi mắt đều nhau, to tròn như các hotgirl trên mạng xã hội.
Đáng chú ý, sau khi thực hiện thủ thuật xong, chị Hương cảm thấy mắt bị đau nhức, sưng húp và chảy dịch nhiều. Chị được cơ sở giải thích đây là điều bình thường sau làm, ai cũng bị như vậy và sau vài ngày sẽ hết dần.
Tuy nhiên đến ngày thứ 2, mắt vẫn tiếp tục chảy dịch, sưng bầm húp hết mắt, chị không thể mở mắt và nhìn rõ mọi vật, đau nhức rất nhiều.
Chị Hương sau đó đã tới cơ sở thẩm mỹ này để kiểm tra lại. Tại đây, họ nói rằng cần đợi vài tháng để mắt phục hồi hoàn toàn, trở nên đẹp hơn và cho chị uống thuốc rồi đi về. Nhưng vì mất niềm tin vào cơ sở, lo lắng cho sức khỏe bản thân và rất khó chịu nên chị đã tới bệnh viện để “cầu cứu” bác sĩ.
Nhiều bệnh nhân mắt bị mưng mủ, biến dạng do cắt mí hỏng tại các cơ sở không có chuyên môn (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ Linh cho biết, đây là tình trạng biến chứng tụ máu, tụ dịch vết mổ sau phẫu thuật cắt mí trên tại cơ sở không uy tín.
“Đường rạch da phẫu thuật cắt mí thì nham nhở, không đúng theo giải phẫu thông thường, chỉ khâu thì bị cộm, sẹo rất mất thẩm mỹ. Mắt bầm tím, sưng nề nhiều, còn chảy ít dịch từ vết mổ, hạn chế mở mắt, hạn chế tầm nhìn.
Những điều này có thể do trong quá trình phẫu thuật, người thực hiện tiểu phẫu đã không nắm vững kiến thức giải phẫu, kỹ thuật không chính xác, khâu cầm máu không tốt nên đã gây ra những tình trạng trên”, Bác sĩ Linh giải thích nguyên nhân gây ra tình trạng của bệnh nhân.
Sau khi thăm khám, bác sĩ Linh đã chỉ định phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Bác sĩ giải quyết tình trạng tụ máu, tụ dịch thật cẩn thận và phục hồi lại các tổ chức vùng mắt theo lớp giải phẫu bình thường. Việc phẫu thuật ở bệnh nhân này sẽ cần sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng và đòi hỏi phải phục hồi được chức năng mắt được tốt nhất có thể.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã cảm thấy dễ chịu hơn, mắt phần nào đã được cải thiện về mặt chức năng và thẩm mỹ.
Theo bác sĩ Linh, cắt mí mắt là một tiểu phẫu đơn giản, nhưng hệ lụy khá nặng nề nếu không “chọn mặt, gửi vàng”.
“Với tâm lý ham được làm đẹp miễn phí, nhanh, không cần thủ tục rườm rà, nhiều người đã chấp nhận làm “chuột bạch” cho các cơ sở làm đẹp để rồi bị biến chứng nặng nề như mí mắt bị trợn do cắt da quá nhiều, mắt không nhắm kín hoặc không mở được như ban đầu, viêm nhiễm trùng, tụ máu tại vết mổ,…
Khi gặp phải những biến chứng này, việc khắc phục thường sẽ rất khó khăn và có thể để lại những hậu quả đáng tiếc, mất thẩm mỹ về sau”, vị chuyên gia thẩm mỹ cảnh báo.
Do đó, để tránh những tai biến trong phẫu thuật tạo hình mí mắt, bác sĩ Linh khuyến cáo mọi người nên đến các bệnh viện, các cơ sở y tế (được cấp phép phẫu thuật thẩm mỹ) để thăm khám cụ thể, từ đó được tư vấn phương pháp thích hợp nhất.
“Mọi người không nên ham rẻ mà thực hiện thủ thuật thẩm mỹ ở các spa hoặc cơ sở làm đẹp chưa được cấp phép. Bên cạnh đó, không nên chạy theo các trào lưu thẩm mỹ hoặc hình mẫu cụ thể do không phù hợp với gương mặt vốn có của mình mà có thể gặp những biến chứng đáng tiếc”, bác sĩ Linh nhấn mạnh.
Rủi ro khi kem chống nắng dính vào mắt
Giống như tất cả các bộ phận khác của cơ thể, điều quan trọng là phải thoa kem chống nắng quanh mắt, đặc biệt là mí mắt, nhưng phải tránh để kem chống nắng dính vào mắt...
Kem chống nắng là hình thức bảo vệ chống lại ung thư da. Ung thư da là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới, gây ra bởi tia cực tím (UV), làm tổn thương DNA trong tế bào da. Nguồn tia UV chính là ánh sáng mặt trời.
Jane Styche, Giám đốc Đơn vị Mắt tại Bệnh viện Benenden (Anh) cho biết, khi nói đến thói quen chống nắng, mặc dù rất dễ bị lãng quên, nhưng bạn phải luôn đảm bảo bôi kem chống nắng lên mí mắt. Da trên mí mắt đặc biệt mỏng, có nguy cơ bị tổn thương bởi tia cực tím nếu bạn bỏ qua nó.
Điều quan trọng là luôn thoa kem chống nắng quanh mắt.
Bằng cách thoa kem chống nắng lên mí mắt, bạn đã cung cấp thêm một lớp bảo vệ, che chắn khu vực nhạy cảm này khỏi tác hại của bức xạ tia cực tím. Tuy nhiên, đối với bất kỳ thứ gì được bôi gần mắt, điều quan trọng là bạn phải cố gắng tránh để không dính vào mắt. Vì nếu để dính vào mắt có thể dẫn đến khó chịu ở mắt và các vấn đề khác, một số vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng...
1. Kem chống nắng dính vào mắt có thể gây kích ứng
Khi để kem chống nắng dính vào mắt có thể gây một số rủi ro như:
- Kích ứng mắt: Các thành phần chống nắng, chẳng hạn như avobenzone, octinoxate hoặc oxybenzone... có thể gây kích ứng bề mặt trước của mắt. Điều này có thể dẫn đến mẩn đỏ, ngứa, châm chích và/hoặc cảm giác nóng rát. Nếu tình trạng kích ứng mắt kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần đi khám.
- Dị ứng: Ngoài ra, một số người có thể nhạy cảm hoặc dị ứng với một số thành phần trong kem chống nắng. Việc tiếp xúc với những thành phần này trong mắt có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến sưng tấy.
Mặc dù kem chống nắng có thể gây cay mắt nhưng không có bất kỳ tổn thương mắt vĩnh viễn hoặc giảm thị lực nào được ghi nhận. Kem chống nắng khoáng chất (như titan dioxide hoặc kẽm oxit) ít gây cay mắt hơn so với kem chống nắng hóa học.
2. Làm gì khi em chống nắng dính vào mắt?
Khi kem chống nắng dính vào mắt cần:
- Rửa mắt : Ngay lập tức rửa mắt bằng thật nhiều nước mát, sạch. Nghiêng đầu sang một bên và mở mắt bị ảnh hưởng, rồi dội nhẹ nước vào mắt. Để nước chảy qua mắt nhiều lần giúp loại bỏ kem chống nắng. Chớp mắt liên tục trong khi rửa bằng nước.
- Tháo kính áp tròng (nếu có):Cần tháo kính áp tròng bằng tay sạch nếu kem chống nắng dính vào mắt và vứt bỏ, thay thế bằng một cặp mới khi hết khó chịu mắt. Nếu không thể, hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tháo và vệ sinh thấu kính trước khi lắp lại.
Thành phần trong kem chống nắng có thể gây ra phản ứng dị ứng trong mắt.
- Tránh dụi mắt:Dụi mắt có thể giúp giảm bớtcảm giác khó chịu và ngứa do kem chống nắng bắn vào mắt, nhưng hãy cố gắng tránh làm điều này. Chà xát có thể gây kích ứng thêm và làm nặng thêm vấn đề. Không chỉ vậy, nếu dụi mắt bằng tay chưa rửa sạch, sẽ có nguy cơ đưa thêm các chất kích thích vào mắt hoặc thậm chí gây nhiễm trùng.
Nếu cảm giác khó chịu kéo dài hoặc bị đau dữ dội, thay đổi thị lực hoặc bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khác, bạn nên đi khám.
Những tác hại đáng sợ của việc tẩy lông sai cách Việc lạm dụng cách tẩy lông có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới làn da của bạn và làm đau rát sưng tấy cho da. Có rất nhiều cách tẩy lông từ việc sử dụng những phương pháp đơn giản tại nhà cho tới các biện pháp spa. Tuy nhiên, việc lạm dụng những cách tẩy lông nhiều sẽ là ảnh hưởng...