Mắt Biếc – Thành phim, hãy để đây là một bộ phim có vị đắng dai dẳng
Ngày 20.12 sắp tới đây, những tín đồ điện ảnh lẫn những ai từng lớn lên với những tác phẩm văn học của Nguyễn Nhật Ánh sẽ được chứng kiến Mắt Biếc được chuyển thể lên màn bạc. Người xem mong chờ gì ở dự án này?
Có thể nói, Mắt Biếc là câu chuyện về tình yêu có phần mộng mơ nhưng cũng đầy day dứt nhất của Nguyễn Nhật Ánh. Dưới giọng văn dung dị và ẩn chứa nỗi niềm hoài niệm, Mắt Biếc kể về mối tình đơn phương đầu đời trong trẻo của Ngạn đối với Hà Lan – thiếu nữ có đôi mắt bồ câu đẹp đến nao lòng đến mức được Ngạn đặt cho biệt danh Mắt Biếc. Mối tình đi theo Ngạn từ thuở thiếu thời cho đến khi anh đã lên hàng ba và cô gái trong mộng thuở nào đã có một đứa con gái. Nhưng, như một ngọn lửa cháy bỏng, mối tình thiêu đốt hết tình yêu lặng lẽ mà tha thiết của Ngạn, rồi để lại trong anh một mớ tro tàn nguội lạnh phủ lên con tim tình cảm. Từ đó, câu chuyện kết thúc nhưng vẫn kịp làm người ta không thể không tự hỏi liệu ông giáo Ngạn có tìm được hạnh phúc ở phương xa.
Nguồn: Review sách
Người lãng mạn sẽ nói Ngạn chung tình – Hà Lan vô tình, hám phồn hoa, ngốc nghếch, nhưng người thực tế sẽ nói Ngạn thiếu can đảm và lụy tình. Dũng là kẻ phụ tình – ai từng đọc qua tác phẩm cũng sẽ nhất trí như vậy. Cuối cùng, mối tình này đã làm khổ hai người, khiến đời họ dở dang. Tuy nhiên, theo một cách nhìn nhận khác, chuyện tình của Mắt Biếc lại không phải là một chuyện tình tay ba, vì Ngạn chỉ mãi là người bạn luôn đứng chờ Hà Lan trước cổng trường. Tình cảm của Ngạn đặt tại Hà Lan, nhưng Hà Lan không yêu ngạn. Anh trách Hà Lan dại dột, những kẻ dại nhất lại chính là anh, kẻ ôm khư khư mối tình không đi đến đâu.
Mắt Biếc quy tụ hết những yếu tố điển hình của một câu chuyện lãng mạn. Thậm chí, câu chuyện còn khắc họa đúng theo quan điểm của nhân loại về mối tình đầu đời của một con người.Như vậy, với một nguyên tác làm người ta liên tưởng đến một trái tim rỉ máu như trên, những tín đồ điện ảnh và người hâm mộ Nguyễn Nhật Ánh mong đợi điều gì ở phiên bản điện ảnh? Trailer của Mắt Biếc hầu như đã cho thấy mọi điều cơ bản về phim: một làng quê bình dị, Ngạn si tình, Hà Lan trong trẻo và mối tình khổ đau – nhưng là khổ đau cho ai? Riêng tôi, nếu chuyển thể thành phim, hãy để Mắt Biếc làm một câu chuyện tình yêu nhiều chiều có vị đắng dai dẳng.
Nguồn: voh.com.vn
Phiên bản điện ảnh khác biệt với nguyên tác xưa nay không phải là điều gì quá bất ngờ. Bộ phim Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh (2015) là một minh chứng điển hình của điều này. So với tác phẩm phim ảnh năm 2015, Mắt Biếcsẽ dễ dàng chuyển thể hơn do chỉ có một tuyến truyện xuyên suốt. Thứ mà người xem, trong đó có cả tôi, có lẽ đang cần là tuyến truyện về Hà Lan.
Không thể phủ nhận câu chuyện trong nguyên tác khi được kể dưới cái nhìn của Ngạn là một câu chuyện tình yêu cảm động. Nhưng trong văn học, ngôi thứ nhất kể chuyện chưa bao giờ là người đáng tin cậy. Rõ ràng, Ngạn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tình yêu mãi không nói thành lời anh dành cho Hà Lan. Hơn nữa, 2 chương truyện đầu cũng phần nào cho thấy tính cách có phần sướt mướt của Ngạn. Cho nên, câu chuyện dưới con mắt của Ngạn gián tiếp khắc họa anh là nạn nhân bất đắc dĩ của tình yêu. Dĩ nhiên, độc giả không dễ bị ảnh hưởng như vậy.
Nguồn: Vietnamnet Video
Cho nên, phiên bản điện ảnh Mắt Biếc nên chia đều câu chuyện cho cả Ngạn lẫn Hà Lan nhằm làm cốt truyện thêm phần sâu sắc và khách quan. Thêm vào đó, điều này cũng đồng nghĩa khiến Hà Lan trở thành một nhân vật có chiều sâu và đa chiều hơn là thiếu nữ mong manh trong truyện. Bên cạnh đó, phim hãy khắc họa sắc nét sự tương phản giữa Ngạn và Hà Lan. Ngạn và Hà Lan vốn dĩ không có tiếng nói chung. Chương 3 của truyện đã thể hiện điều này. Rất tiếc, nó chỉ đề cập thoáng qua thông qua lời nhận xét của Ngạn.
Và dĩ nhiên, hãy để Victor Vũ giữ lại cái kết của nguyên tác thay vì viết lại những một cái kết có hậu. Giữ lại cái kết của truyện, Mắt Biếc chắc chắn sẽ để lại nỗi niềm day dứt cho khán giả. Ngoài để lại một niềm dang dở không hồi kết, cái kết này đồng thời mang đến cho phim tính hiện thực và vị đắng dai dẳng trên đầu lưỡi kết lại thanh xuân của người xem. Nghe có vẻ một điều lạ lẫm và có phần hiểm ác đối với khán giả, nhưng nó lại là yếu tố cần thiết làm bộ phim trở thành một dấu ấn khó phai và để Mắt Biếc vượt lên Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh năm nào.
Nguồn: wesay.vn
Đối với thế hệ của tôi, có lẽ câu chuyện về Ngạn và Hà Lan đã không còn hợp thời. Có lẽ thanh xuân của thế hệ tôi đã khác. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chúng tôi không còn tin vào tình yêu. Nhưng tình yêu của Ngạn có lẽ chỉ nên tồn tại ở giấc mơ, vì nếu có thật, những người trong cuộc sẽ khổ.
Dù sao đi nữa, ngày 20.12 tới đây, Mắt Biếc sẽ được công chiếu và người xem có thể được thưởng thức những thước phim mộng mơ mà Victor Vũ đã xây dựng trong tâm huyết. Họ có thể nghe thanh xuân trở về hay mơ về cuộc tình nào gần giống với Ngạn và Hà Lan. Còn tôi, tôi chỉ muốn nếm được những hương vị não nề của tình yêu hiện thực rõ ràng hơn những trang sách mà thôi.
Trailer phim
Theo moveek
Cuộc so găng khó lường giữa 'Mắt biếc' và 'Chị chị em em' tại phòng vé
Hai tác phẩm đáng chú ý của điện ảnh Việt Nam cùng hẹn gặp khán giả trong mùa Giáng Sinh năm nay. Cuộc đụng độ trở nên khó lường bởi mỗi phim đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng.
Trailer bộ phim 'Mắt biếc' Đạo diễn Victor Vũ chuyển cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lên màn bạc.
Bộ phim Mắt biếc được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên quen thuộc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm kể về mối tình đơn phương mà Ngạn (Trần Nghĩa) dành cho cô bạn học có đôi mắt biếc Hà Lan (Trúc Anh).
Khi trưởng thành, cả hai lên thành phố để tiếp tục việc học hành. Hà Lan nhanh chóng bị chốn phồn hoa cám dỗ và sớm rơi vào vòng tay gã thanh niên chơi bời tên Dũng (Trần Phong). Đây cũng là điểm khởi đầu cho những bi kịch trong cuộc đời họ.
Từ các tư liệu quảng bá, Mắt biếc gây ấn tượng bởi bối cảnh những năm 1960 đẹp nên thơ ở Quảng Nam và Huế. Đây chính là lợi thế của bộ phim khi đạo diễn Victor Vũ từng rất thành công với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015) cũng của Nguyễn Nhật Ánh với công thức tương tự.
Song, yếu tố diễn xuất của Mắt biếc khiến người xem hoài nghi. Ngoại trừ Trần Phong từng góp mặt trong Hậu duệ mặt trời bản Việt, Trần Nghĩa và Trúc Anh đều còn non kinh nghiệm.
Đặc biệt, "nàng Hà Lan" vừa có màn trình diễn không mấy thành công trong Ngốc ơi tuổi 17. Bên cạnh đó, cái kết buồn nổi tiếng của nguyên tác dễ gây ra tác dụng ngược nếu chuyển thể không khéo.
Chị chị em em theo chân nhân vật Thiên Kim (Thanh Hằng) - người sáng lập kiêm dẫn chương trình radio Thú tội lúc nửa đêm. Vị khách cuối cùng của một số phát sóng là Bảo Nhi (Chi Pu) - cô gái gặp nạn ngay trong lúc đang trò chuyện.
Nhi mau chóng được Thiên Kim đưa về nhà chăm sóc và xem như em gái. Tuy nhiên, Bảo Nhi sớm lộ ra âm mưu đen tối khi từ từ chen vào mối quan hệ giữa ân nhân với chồng là Huy (Lãnh Thanh). Những bí mật kinh hoàng của bộ ba cũng dần bị phơi bày ra ánh sáng.
Chị chị em em gây xôn xao dư luận bởi trailer đầy ấp cảnh nóng giữa Chi Pu với cả Thanh Hằng lẫn Lãnh Thanh. Câu chuyện tình đồng tính giữa hai nhân vật nữ cùng nội dung nhiều nút thắt là yếu tố then chốt có thể giúp phim lôi kéo khán giả ra rạp.
Song, thể loại giật gân dễ trở thành "con dao hai lưỡi" nếu kịch bản không thực sự chắc tay. Từng được ghi nhận ở vai trò diễn viên, nhưng khi cầm trịch một tác phẩm, Kathy Uyên chưa đủ tạo nên sự tin tưởng cho số đông.
Ngoài ra, diễn xuất của Chi Pu cũng đóng vai trò rất quan trọng bởi Bảo Nhi là một vai diễn nặng ký. Từ trước tới giờ, cô gái chưa để lại nhiều ấn tượng trên màn ảnh rộng, và nữ diễn viên thường bị phàn nàn về khoản đài từ.
Trailer bộ phim 'Chị chị em em' Tác phẩm giật gân có Thanh Hằng, Chi Pu và Lãnh Thanh đóng chính
Theo zing
"Mắt Biếc": Hà Lan bị chê phụ bạc không xứng với Ngạn, dân mạng tranh cãi bênh vực kịch liệt Không ít khán giả cho rằng Hà Lan quá ích kỷ, dù biết người đàn ông trước mặt không tốt nhưng vẫn lao vào. Một số người thậm chí còn trách Hà Lan là kẻ phụ bạc, đùa giỡn với tình yêu sâu nặng của Ngạn. Dù chưa chính thức ra mắt nhưng bộ phim Mắt Biếc đã thu hút nhiều sự quan...