Mặt bằng giá căn hộ tiếp tục tăng
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, thị trường bất động sản căn hộ đang hình thành mặt bằng giá mới khi nguồn cung tiếp tục chưa thích ứng kịp với nhu cầu của nhà đầu tư, cư dân, đặc biệt trong xu hướng đô thị hóa ngày càng rõ rệt như hiện nay.
Chung cư Tân Tây Đô nằm trong Khu đô thị mới tại huyện Đan Phượng, Hà Nội. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN
Phần lớn các dự án sắp ra mắt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện đều nằm ở các quận, huyện cách xa trung tâm, nơi quỹ đất vẫn dồi dào. Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các đô thị không ngừng được hoàn thiện cũng là một trong những yếu tố tiếp tục đẩy mặt bằng giá các dự án này tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Khảo sát của VARS cho thấy, bất động sản căn hộ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào chu kỳ tăng giá và hình thành mặt bằng giá mới. Nhu cầu căn hộ tăng, cùng với việc nguồn cung bị trì hoãn khiến giá căn hộ tại hai đô thị lớn này có xu hướng tăng nhanh trong thời gian vừa qua.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang hồi phục rõ nét với số lượng doanh nghiệp thành lập mới cao kỷ lục, đạt 15.000 doanh nghiệp chỉ trong tháng 4. Nếu tính cả số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, số doanh nghiệp tham gia thị trường trong tháng 4 gấp hơn 2 lần so với doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Mọi hoạt động kinh tế đang sống động trở lại sau nửa cuối năm 2021 ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Các nhà máy, công sở làm việc toàn thời gian trở lại, chấm dứt chuỗi ngày làm việc giãn cách. Hiện chưa có thống kê cụ thể về số lượng lao động quay trở lại các thành phố đến thời điểm hiện tại nhưng thống kê từ các văn phòng môi giới nhà đất cho thấy số lượng người hỏi thuê nhà, phòng tại các khu chung cư đã tăng vọt trong vài tháng trở lại đây, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với nhu cầu tăng cao, các hợp đồng thuê nhà trước đó (có thời hạn thông thường 1 năm) đều được ký với mức giá tăng tới 10% hoặc hơn.
Số liệu thống kê trên batdongsan.com.vn cũng cho thấy mức độ quan tâm tới căn hộ cho thuê tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng vọt trong quý I/2022 và tăng so với cùng kỳ năm 2021. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, mức độ quan tâm tới căn hộ bán tại Hà Nội trong quý I/2022 tăng trong khi tại Thành phố Hồ Chí Minh lại giảm so với cùng kỳ năm 2021 – VARS dẫn chứng.
Trong khi đó, trên thị trường, nguồn cung căn hộ trong quý I/2022 đều ghi nhận sự giảm sút tại cả 2 thị trường lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, nguồn cung căn hộ mới trong quý I ước đạt 2.800 căn, giảm tới 38% so với cùng kỳ năm 2021. Hầu hết các dự án mới chưa được khởi động trong quý I/2022 mà nguồn cung chủ yếu đến từ các dự án đã được triển khai trước đó.
Video đang HOT
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn cung căn hộ mới ước đạt gần 2.200 căn, giảm mạnh tới hơn 60% so với cùng kỳ năm 2021. Tương tự Hà Nội, toàn bộ nguồn cung căn hộ mới tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đến từ các dự án hiện hữu.
Mới đây, trong cuộc họp ngày 27/5, ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, ngành ngân hàng không “khóa, siết” mà kiểm soát rủi ro tín dụng bất động sản có tính chất đầu cơ; khuyến khích cho vay với nhà ở xã hội, nhà ở cho người nghèo. Đối với bất động sản, chỉ kiểm soát chặt với bất động sản có tính chất đầu cơ, phân khúc nhà nghỉ dưỡng, dự án cao cấp. Còn tín dụng đối với nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội, nhà ở cho người nghèo thì luôn khuyến khích. Thực tế, tăng trưởng tín dụng đối với nhà ở phục vụ nhu cầu cho số đông người dân thì dư nợ tăng đều, phát triển khá nhanh…
Tuy nhiên, sau sự kiện hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu đã phát hành của Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ, nguồn vốn trái phiếu chảy vào bất động sản trở nên khó khăn, ngay cả các dự án bất động sản nhà ở. Trong tháng 4, thậm chí không có doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu huy động vốn.
Cùng đó, số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế (Ngân hàng MSB) cho thấy, năm 2022 sẽ có khoảng 231.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn. Với tỷ trọng phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản trong thời gian qua (chiếm khoảng một phần ba giá trị phát hành) thì việc đáo hạn trái phiếu sẽ là thách thức mới của các doanh nghiệp bất động sản trong ngắn hạn.
Bởi vậy, thời gian tới, dòng vốn cho bất động sản vẫn rất hạn hẹp và ngày càng khó khăn hơn.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam: Muốn hút vốn FDI phải tạo sự khác biệt
Các chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS công nghiệp đã phát triển nhanh trong các năm qua nhưng bối cảnh mới đòi hỏi nhiều sự khác biệt trong việc định hướng thu hút dòng vốn đầu tư vào nước ngoài.
Các khu công nghiệp cần hơn nữa những sự khác biệt để thu hút dòng vốn FDI
Trong báo cáo vừa công bố, Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) đã đưa ra nhận định rằng bất động sản công nghiệp đang hồi sinh cùng làn sóng đầu tư.
VARS dẫn chứng Vinhomes IZ - Công ty con thuộc lĩnh vực bất động sản công nghiệp của Vinhomes đã tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 18.500 tỷ đồng chỉ trong 2 năm, gần gấp đôi con số 10.000 tỷ đồng được dự kiến trước đó.
Cùng đó, trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ mới đây cùa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, người đứng đầu Chính phủ đã có nhiều cuộc gặp với các doanh nghiệp lớn tại đây và đón nhận nhiều thông tin tích cực.
Điển hình như việc Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết hãng mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng, phối hợp với các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi giá trị của Apple.
VARs cũng cho rằng, quý 1/2022, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine cùng với chính sách "zero COVID" của Trung Quốc khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng; chuỗi sản xuất đứt gãy, chi phí và thời gian vận tải tăng cao... Qua đó, thúc đẩy nhu cầu cao về kho bãi và nhà xưởng ngay tại các thị trường tiêu thụ, VARS nhận xét.
Các yếu tố cộng hưởng đang giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến mới của các doanh nghiệp sản xuất đa quốc gia.
Một số ý kiến khác cũng cho rằng dòng vốn đầu tư nước ngoài đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, trong đó xu hướng Trung Quốc 1 sẽ có những thay đổi khi Trung Quốc đang chuẩn bị đưa ra những gói kích thích kinh tế liên quan đến việc giảm thuế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Tại Báo cáo thị trường bất động sản quý I/2022, Bộ Xây dựng cũng cho biết, một số dự án khu công nghiệp mới được chấp thuận đầu tư và triển khai thực hiện trong quý I/2022 trên địa bàn cả nước sẽ góp phần bổ sung nguồn cung cho thị trường trong tương lai.
Cho thấy những triển vọng tích cực của phân khúc này, Việt Nam cần chuẩn bị để đón xu hướng Trung Quốc 1.
Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp FDI, ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C, Việt Nam không nhất thiết cần phải cạnh tranh với Trung Quốc, mà nên tạo sự khác biệt với Trung Quốc.
Vấn đề mấu chốt là chúng ta "dọn tổ" ra sao để đón các đại bàng
Ông Bruno chia sẻ, DEEP C đã nhiều lần làm việc và thấy nhiều nhà đầu tư vào Trung Quốc, Việt Nam chỉ cần phần nhỏ trong đó thôi là đã đủ cho thị trường Việt Nam.
"Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định. Việt Nam không cần phải cạnh tranh với Trung Quốc và hãy có điểm nhấn riêng. Việt Nam hiện đang có chi phí logistics cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nên chăng, Việt Nam chỉ cần thay đổi điều đó thì chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh tốt với Trung Quốc", ông Bruno nhấn mạnh.
Cùng góc nhìn tích cực về thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, bà Somhatai Panichewa, Tổng giám đốc điều hành Amata Vietnam cũng cho rằng để đón dòng vốn mới, chất lượng, thì Chính phủ Việt Nam và các địa phương nơi có dự án khu công nghiệp cần đẩy mạnh hoàn thiện hạ tầng giao thông và tăng tính kết nối, đặc biệt là các khu vực còn quỹ đất rộng - nhưng lại chủ yếu ở khu vực còn nhiều khó khăn.
Bà Amata bày tỏ không có nghi ngờ gì về việc dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn đang và sẽ tiếp tục vào Việt Nam. Song, vấn đề cốt yếu là chúng ta phải dọn dẹp sạch sẽ ngôi nhà của mình như thế nào để sẵn sàng đón khách. Trong đó, với việc có một hành lang pháp lý rõ ràng, nhất quán là điều quan trọng để giữ chân các nhà đầu tư đang quan tâm đến thị trường Việt Nam.
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cũng cho rằng, bên cạnh chính sách từ Nhà nước, các chủ đầu tư khu công nghiệp cũng cần tiếp tục tìm kiếm các đối tác để hợp tác phát triển trong khi chờ đợi cơ chế mới, cùng với đó là phát triển quỹ đất sạch không chỉ tại những địa phương công nghiệp phát triển như Bình Dương, Đồng Nai, Long An..., mà còn ở những thị trường tiềm năng như Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh...
"Trên thực tế, các tập đoàn lớn hướng đến làm việc với các địa phương về những dự án quy mô lớn và mang tính quy hoạch chung cho địa phương đó. Bởi vậy, các chủ đầu tư cần có những chiến lược thu hút đầu tư sáng tạo hơn so với các phương thức truyền thống" - bà Trang Bùi cho biết.
Nhà trong ngõ liên tục leo thang, người mua do dự xuống tiền "khóc ròng" nhìn giá tăng Chỉ trong 1 năm trở lại đây, giá nhà đất thổ cư tại Hà Nội nhiều nơi đã tăng mạnh, thậm chí có nơi tăng tới 30% khiến nhiều người mua nhà "méo mặt", chấp nhận cảnh vẫn ở nhà thuê. Trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn cung bất động sản ngày càng khan hiếm nhưng nhu cầu sở hữu nhà của...