Mặt bằng 320 triệu/tháng: Cuộc chơi không dành cho người ít tiền!
Cuộc chiến mặt bằng là một vấn đề khá nan giải, tham vọng mở rộng cửa hàng ở những vị trí trung tâm tiêu tốn cả hàng trăm nghìn USD khiến nhiều đại gia “bánh ngọt, cà phê” phải ngậm ngùi ra đi vì bị đối thủ khác đánh bại.
Thuê mặt bằng 320 triệu/tháng, bảo sao không lỗ?
Sau thời gian hoạt động cầm chừng tại một trung tâm thương mại lớn của Hà Nội, chuỗi cà phê bánh ngọt có tên tiếng Pháp đã phải dọn đi. Cách đây khoảng hơn một năm khi chính thức khai trương, quán cà phê này thu hút khá đông giới trẻ.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, lượng khách tới quán ít dần. Doanh thu của quán chưa đủ để trả phí vận hành. Sau thời gian hết ưu đãi về giá thuê mặt bằng, quán chính thức đóng cửa.
Quản lý chuỗi cà phê này chia sẻ, với diện tích khoảng 100 m2, phục vụ từ 50 người trở lên trong các khu vực quận trung tâm, đầu tư ban đầu không dưới 1 tỷ đồng, chí phí vận hành khoảng 100 triệu đồng/tháng. Một quán ít nhất phải 2-3 năm mới có thể có lãi, trong khi đó chi phí giá thuê mặt bằng lại tăng khiến áp lực với các chuỗi cà phê ngày càng gay gắt.
Quả thật, một trong những thách thức lớn nhất của các chuỗi cà phê là áp lực chạy đua giành mặt bằng. Với giá thuê mặt bằng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội luôn ở trong top đầu của thế giới thì các chuỗi cà phê định vị ở phân khúc cao cấp và khu vực trung tâm… sẽ phải giải bài toán chi phí rất lớn.
Một thương hiệu cà phê khác đã phải cắn răng chấp nhận giá thuê 320 triệu đồng/tháng tại một khách sạn ở vị trí trung tâm TP.HCM. Dù khá giống với mô hình bán lẻ là tập trung ở những khu dân cư đông nhưng kinh doanh cà phê chuỗi không thể chuyển ra ngoại thành vì sức mua quá thấp.
Giá thuê tại tòa nhà Hàm Cá Mập ở khu vực trung tâm luôn đắt đỏ
Video đang HOT
Như câu chuyện của NYDC tại TP.HCM cũng là một ví dụ điển hình. Chính vì phải tọa lạc tại những khu vực có giá thuê đắt nhất Sài Gòn đã khiến cho quán này phải đóng cửa sau thời gian hoạt động tại Việt Nam. Ngay cả những ông lớn như Trung Nguyên cũng từng tuyên bố nhưng kinh doanh quán cà phê chưa bao giờ là lĩnh vực mang lại lợi nhuận hấp dẫn.
Theo báo cáo của Cushman & Wakefield, hiện giá mặt bằng cho thuê bán lẻ khu vực trung tâm tại TPHCM đang dần bỏ xa nhiều thành phố lớn như Dubai, Doha, Bangkok, Manila… với mức giá thuê cho mỗi mét vuông là khoảng 34 triệu đồng/năm.
Giá thuê mặt bằng của các con phố khu vực trung tâm quận 1 chỉ thấp hơn các nước Thượng Hải và Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc) trong khi lại nhỉnh hơn mặt bằng cho thuê tại một số thành phố lớn như Dubai (UAE), cao gấp rưỡi so với Doha (Qatar), thậm chí còn đắt hơn một số quốc gia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Manila (Philippines),…
Vẫn giành giật mặt bằng
Khi quá nhiều doanh nghiệp tập trung tại một số khu vực, cung sẽ cao hơn cầu khiến giá cho thuê mặt bằng tăng cao. Tại Hà Nội ở những vị trí đắc địa như Hồ Gươm, để có địa điểm bán cà phê, bình quân mỗi đơn vị đi thuê phải bỏ ra khoảng 2,5 tỷ đồng/năm.
Theo chia sẻ của một giám đốc phụ trách mảng thị trường khu vực phía bắc của một chuỗi cà phê, mặt bằng luôn là một vấn đề nan giải. Cách đây không lâu khi tìm được diện tích đủ để mở cửa hàng ở khu vực phố cổ trung tâm Hà Nội, ông đã phải mất hơn một tháng đàm phán. Tuy nhiên, mức giá không hề rẻ chút nào lên tới 300 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, chưa kịp ký kết hợp đồng, ông đã bị một đối tác khác hớt tay trên. Họ sẵn sàn bỏ tiền cho chủ nhà đền hợp đồng và chi trả giá thuê cao hơn. Chấp nhận cuộc chơi để làm thương hiệu là chính, doanh nghiệp này đã phải tăng chi phí mặt bằng.
Tuy nhiên, sau một năm kinh doanh không đạt, cửa hàng đã đóng cửa. Nhưng ngay sau đó, một đối thủ khác đã thuê lại mặt bằng. Ông chia sẻ, ở nhiều vị trí có mặt tiền đẹp ngay trung tâm chỉ cần chậm chân một chút là có đối thủ nhảy vào ngay.
“Việc các chuỗi cà phê hay nhà hàng ở vị trí trung tâm khai trương rầm rộ rồi đóng cửa là chuyện hết sức bình thường. Cuộc chơi khắc nghiệt ở vị trí trung tâm không dành cho những người ít tiền”, ông ngậm ngùi.
Báo cáo về “Kế hoạch mở rộng của các nhà bán lẻ quốc tế trong năm 2016″ của CBRE nhận định “Xu hướng lạc quan một cách thận trọng, với đa số nhà bán lẻ (67%) muốn mở không nhiều hơn 20 cửa hàng trong năm nay. Mối quan tâm lớn nhất bao gồm: Tăng giá bất động sản, kinh tế không minh bạch, không có nguồn cung bán lẻ chất lượng. Loại hình bán lẻ ưa thích là nhà phố thương mại và trung tâm thương mại”.
Theo Duy Anh (Vietnamnet)
Vốn đầu tư từ Nhật Bản đang có xu hướng chậm lại
Vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đang có xu hướng chậm lại, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều tiềm năng tăng tốc trong thời gian tới.
Hôm 26/5, Panasonic đã chính thức khai trương phòng trưng bày mới tại Trung tâm Panasonic Risupia Việt Nam. Phòng trưng bày này chính là nơi Panasonic giới thiệu trực quan sống động đến khách hàng về những công nghệ mới nhất của Công ty.
Thực ra, đây chính là một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu 10 năm hoạt động của Panasonic tại Việt Nam. Trong 10 năm qua, với chiến lược đưa Việt Nam trở thành một điểm đến trọng điểm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Panasonic đã không ngừng mở rộng các nhà máy sản xuất, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 243 triệu USD và mang lại hơn 7.500 việc làm cho người dân Việt Nam. Hiện tại, ở Việt Nam, Panasonic có 7 thành viên, trong đó có 5 công ty sản xuất.
Giống như Panasonic, nhiều tên tuổi Nhật Bản đã lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân, như Honda, Toyota, Kyocera, Canon, Fuji Xerox... Hàng ngàn nhà máy đã được các doanh nghiệp Nhật Bản xây dựng tại Việt Nam và chính điều này đã đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư chiến lược của Việt Nam. Nhật Bản trong một thời gian dài luôn là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Ngôi vị này chỉ tạm thời bị "soán" sau khi Hàn Quốc liên tục có các dự án quy mô tỷ USD vào Việt Nam.
Lũy kế tính đến tháng 4/2016, Nhật Bản có 3.051 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 39 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Còn nếu tính trong 4 tháng, mức cam kết của doanh nghiệp Nhật Bản là 563 triệu USD, đứng thứ 4.
Một thực tế khá rõ ràng là, sau thời gian dài doanh nghiệp Nhật Bản liên tiếp chọn Việt Nam là địa điểm sản xuất hàng đầu tại châu Á, thì 2 năm trở lại đây, tốc độ tăng đầu tư của Nhật Bản đã chậm lại. Nguyên nhân được cho là không phải từ phía Việt Nam, mà từ phía Nhật Bản. Đó là do nhu cầu tái thiết đất nước lớn, nên Chính phủ Nhật đang kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư kinh doanh trong nước. Việc giảm giá đồng yên cũng đã gây khó cho doanh nghiệp Nhật đầu tư ra nước ngoài, bởi sẽ khiến chi phí vốn tăng vọt. Do vậy, các nhà đầu tư Nhật Bản đang thận trọng trong việc ra quyết định đầu tư ra nước ngoài.
Thêm vào đó, điều đáng chú ý là, trong các dự án đầu tư mới từ Nhật Bản, theo khảo sát mà Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) công bố mới đây, tỷ lệ ngành công nghiệp chế tạo giảm 15% so với năm 2014. Ngược lại, tỷ lệ vốn đầu tư vào ngành phân phối, bán lẻ tăng từ 14% năm 2014 lên 17% năm 2015.
Thực trạng trên đã chỉ rõ sự thay đổi trong xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam. Nói cách khác, Việt Nam không chỉ được coi là một địa điểm sản xuất với chi phí nhân công rẻ nữa, mà còn là một thị trường hứa hẹn với các nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng nội địa. "Xu hướng này sẽ còn tăng trong những năm tới, do thị trường Việt Nam tiếp tục là mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản", ông Kawada Atsusuke, Trưởng đại diện Jetro tại Hà Nội nhận định.
Có thể thấy rõ sự thay đổi của xu hướng đầu tư qua hoạt động của các hãng bán lẻ và các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Hãng bán lẻ lớn nhất Nhật Bản là Aeon sau khi mở 3 trung tâm thương mại và siêu thị tại Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, đã xây dựng một trung tâm mới tại TP.HCM.
Lũy kế tính đến tháng 4/2016, Nhật Bản có 3.051 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 39 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.
Trước đó, nhà bán lẻ 7-Eleven ở Nhật Bản tuyên bố sẽ khai trương cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2017. Trong vòng 3 năm, 7-Eleven sẽ phát triển 100 cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và sẽ đưa con số này lên tới 1.000 cửa hàng sau 10 năm. Một tập đoàn bán lẻ khác đến từ Nhật Bản là Nojima Corporation cũng đã mua 10% cổ phần của Công ty bán lẻ Trần Anh nhằm tham gia thị trường bán lẻ điện máy.
"Quy mô thị trường và nhu cầu tiêu dùng với tỷ lệ dân số trẻ chiếm phần lớn là yếu tố khuyến khích sự dịch chuyển xu hướng đầu tư mới của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam", ông Atsusuke nói.
Chưa kể, một xu hướng mới cũng đã xuất hiện, đó là ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đã chiếm khoảng 6% tổng số 1,285 tỷ USD vốn đầu tư mới của Nhật vào Việt Nam trong năm 2015.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư cách đây chưa lâu, ông Hirono Mitsutoshi, Phó chủ tịch cấp cao, thành viên Ban Điều hành Fujitsu - đơn vị hợp tác với FPT để đưa công nghệ cao vào nông nghiệp của Việt Nam chia sẻ, Fujitsu rất vui mừng trước xu hướng này. "Chúng tôi mong muốn góp phần vào phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một cường quốc nông nghiệp", ông Hirono Mitsutoshi nói.
Theo đánh giá của các chuyên gia, dù đầu tư từ Nhật Bản đang chậm lại, song chỉ mang tính thời điểm. Các khảo sát từ Jetro cho thấy, vẫn có tới 70% doanh nghiệp Nhật Bản được hỏi muốn đầu tư và mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Và một trong những lý do là có nhiều cơ hội to lớn do việc Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), cũng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, mà Nhật Bản cũng là một trong 12 thành viên, mang lại.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bán lẻ VietinBank: Vị thế số 1 Việt Nam Theo công bố mới nhất của Global Banking And Finance Review Tạp chí tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới, VietinBank được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2016". Một lần nữa, giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2016" đã nối dài thành tích mà...