Mất bạn vì phong bì cưới
Chỉ vì khó khăn, bỏ tiền mừng ít mà nhiều người đã bị cô dâu/chú rể “tẩy chay” ngay sau đó.
Với gia đình có hỷ, tiền mừng cưới vừa là tài sản, vừa là nghĩa vụ trả nợ. Với khách mời, cái “phong bì” thể hiện thể hiện vị thế, sỹ diện và đôi khi còn là “tình cảm” của họ đối với các cặp uyên ương.
Trong thời buổi kinh tế hiện đại, chuyện “phong bì” ngày cưới càng được quan tâm hơn bao giờ hết, đôi khi nó còn là tiêu chí để người ta định đoạt tình cảm thấp, cao.
Mất lòng vì có đi mà không có lại
Có một luật lệ bất thành văn là mỗi khi nhận được một tấm thiệp hồng mời cưới là phải nghĩ ngay đến phong bì mừng. Nó vừa là vốn liếng cho đôi tân lang, tân nương sau ngày cưới, lại vừa là khoản nợ không rõ thời hạn. Mà nợ thì phải trả lãi bởi thời buổi lạm phát tăng cao, phong bì sau phải “dày” hơn phong bì trước. Nếu mỏng hơn, tình cảm thân thiết trước đó bỗng nhiên nhạt nhòa vì “có đi mà không có lại”.
Những lời thủ thỉ to nhỏ như: “Ngày trước cưới nó tao đi bằng 500 nghìn, mà bây giờ tao cưới nó lại đi ít hơn. Chẳng phải nó không coi tao ra gì?” – là những câu hỏi của các cô dâu, chú rể sau ngày cưới trò chuyện với bạn bè mình. Và cái phong bì vô tình trở thành thước đo tình cảm.
Phong bì đã trở thành điều không thể thiếu trong mỗi lễ cưới (Ảnh minh họa)
Lê Hân ( 27 tuổi, Hà Nội) buồn bã kể lại câu chuyện của mình. Số là ngày đó, hai vợ chồng Hân còn khó khăn, cưới đứa bạn thân chỉ dám bỏ 300 nghìn đồng. Cô nghĩ, thôi thì ít ra cũng bằng số tiền trước đây bạn mừng mình.
Nào ngờ sau ngày cưới, cô thấy bạn đối xử với mình khác hẳn, vừa chậm lời, vừa lạnh nhạt. Mãi đến sau này cô mới được biết thì ra đứa bạn bức xúc vì ngày trước cô cưới, họ mừng 500 nghìn, giờ họ cưới, cô chỉ mừng có 300 nghìn.
Hân thủ thỉ: “Có thể ngày đó khi bóc phong bì mình không ghi chép cẩn thận nên nhớ nhầm. Cô bạn ấy rêu rao khắp nơi rằng, không trả được hơn thì ít nhất cũng phải trả bằng vì giờ thứ gì cũng đắt đỏ hơn xưa. Chẳng lẽ vì cái phong bì cưới lại có thể ảnh hưởng nhiều tới tình cảm bạn bè đến thế”.
Chuyện phong bì “ít, nhiều” cũng khiến không ít gia đình lẫn quan khách lăn tăn. Nhiều người có suy nghĩ rằng “tiền mừng ít, tình cảm ít” và ngược lại.
Video đang HOT
Vốn là sinh viên, không có nhiều tiền nên khi đi đám cưới đứa bạn, Khánh (20 tuổi, sinh viên năm hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội) chỉ bỏ được phong bì 100 nghìn.
Về sau, cô cũng bị cô dâu mới bêu riếu khắp nơi rằng: “Mang tiếng là bạn thân mà chỉ mừng có 100 nghìn, mừng thế thà không mừng còn hơn”. Nghe xong câu đó, bao nhiêu tình cảm bạn bè trước đây của như bay đi đâu hết. Khánh buồn bực: “Chẳng lẽ bạn ấy không hiểu mình chỉ đang là sinh viên. Hơn nữa, cứ phong bì dày mới xứng là bạn thân, còn phong bì mỏng thì là người dưng nước lã?”.
Nhưng tình cảm bạn bè thân thiết vơi đi chút ít còn hi vọng có ngày lấy lại, chứ mối quan hệ giữa sếp với nhân viên mà mất thì khó mà vun vén. Không ít người bị sếp “đì” cho khốn khổ vì chỉ phong bì mỏng.
Nhiều người bị sếp “đì” khốn khổ chỉ vì phong bì mỏng (Ảnh minh họa)
Hoàng (29 tuổi, nhân viên Maketing) kể: “Lần đó con gái sếp cưới, tôi theo sự thống nhất của mọi người bỏ phong bì 1 triệu. Nào ngờ, họ lẳng lặng bỏ phong bì hơn, còn tôi thì thật thà tin là thế. Mà giả sử họ có bảo mừng vài triệu thì chắc tôi cũng không có tiền. Ấy thế mà, sau đó sếp giận thật, có những việc trước sếp rất tin tưởng tôi thì giờ giao cho người khác làm. Ngay cả việc xin dấu, chữ ký cũng bị sếp làm khó. Từ đó trở đi, hễ con ông, bà nào cưới là tôi cứ cắn răng lột túi mà bỏ phong bì to cho yên ổn”.
Mất “động phòng” vì phải đếm phong bì
Nhiều cặp đôi, đêm động phòng chong đèn sáng rực chỉ để… đếm phong bì. Ai cũng sốt sắng về số tiền mình nhận được là bao nhiêu, có đủ hoàn lại vốn liếng bỏ ra khi làm cỗ bàn mời quan khách. Thế là vừa mở, vừa đếm, vừa ghi chép và đôi khi còn tranh luận, cãi vã nhau.
Nhưng chỉ đếm phong bì của hai vợ chồng còn dễ bởi, dù là tiền mừng của bạn dâu hay bạn rể thì cũng là vốn liếng chung, giờ cùng ăn, sau cùng trả. Rắc rối hơn là khi lễ cưới được tổ chức tại nhà hàng, hai bên gia đình để phong bì chung một thùng, thì việc “kiểm kê” phong bì sao cho rạch ròi, chính xác lại là trách nhiệm lớn của đôi vợ chồng mới cưới. Và dĩ nhiên, đêm tân hôn sẽ chẳng còn tình cảm, lãng mạn như nó vốn có.
Hương kể lại đêm tân hôn dở khóc, dở cười của mình: “Đêm động phòng, sau khi hoàn tất mọi thủ tục lễ nghĩa, hai vợ chồng định đi vào nội dung chính thì nhận được điện thoại của mẹ chồng bảo hai đứa phải kiểm kê phong bì trước khi ngủ. Thế là hai đứa lật đật trở dậy, mở từng phong bì, ghi chép đâu là tiền nhà trai, đâu là tiền nhà gái. Xong xuôi cũng hơn 2 giờ sáng, cả hai mệt bã hơi, lăn ra ngủ, khỏi động phòng luôn”.
Đêm tân hôn ngồi đếm phong bì (Ảnh minh họa)
Việc phân loại phong bì sao cho rạch ròi, chính xác cũng khiến không ít cặp đôi cãi nhau trong đêm tân hôn. Phong bì bỏ chung một thùng, lại chỉ ghi tên với dòng chữ “Mừng trăm năm hạnh phúc”, không sao phân biệt nổi đâu là của nhà dâu, đâu là của nhà rể. Mà tân lang, tân lương thì lại có trách nhiệm phải “thu giữ” đúng số tiền nhà mình, thế là từ vợ chồng trở thành “kẻ địch”, tranh luận, cãi vã. Đêm động phòng lãng mạn bỗng nhiên trở thành đêm đầy áp lực.
“Phong bì” ngày cười không chỉ còn là tấm lòng, mà còn là trách nhiệm quan khách phải hoàn thành với gia chủ. Sức nặng của nó lớn đến mức đôi khi có thể định đoạt chuyện tình cảm ít, nhiều, thấp, cao. Thiết nghĩ, chiếc phong bì “dày” có làm đám cưới vui hơn một chút, gia đình có “hỷ” giàu hơn một chút mà phải nặng nề như vậy?
Theo Khampha
'Phong bì làm hạ giá trị của giáo viên chúng tôi'
Từng coi việc nhận phong bì là nghiễm nhiên, xứng đáng với công sức mình bỏ ra, khi thay đổi môi trường, cô Thu mới hiểu, giá trị của mình bị đồng tiền hạ thấp. Không được nhận phong bì ở trường mới nữa, nhưng cô cảm thấy hạnh phúc.
Chia sẻ với VnExpress, cô giáo mầm non Quỳnh Thu hào hứng kể 20/11 này đã nhận được rất nhiều quà từ phụ huynh, học sinh như tấm thiệp, dây buộc tóc, đồ ăn... Tất cả món quà đó đều là đồ handmade có giá trị vật chất không cao, nhưng khiến cô hạnh phúc hơn trước đây khi phải cầm phong bì.
Thu kể rằng, sau tốt nghiệp cao đẳng, cô có 3 năm dạy tại trường mầm non công lập có tiếng ở Hà Nội. Mỗi dịp lễ như ngày Tết, 8/3, 20/11..., cô được tặng nhiều phong bì từ phụ huynh. Ban đầu, cô xấu hổ đến đỏ mặt, nhưng theo thời gian và xung quanh đồng nghiệp đều nhận, cô cảm thấy bình thường, coi đó là việc nghiễm nhiên, xứng đáng với công sức mình bỏ ra.
Bình quân lớp 30 học sinh, cô Thu nhận về hơn 10 triệu đồng mỗi dịp lễ. Số tiền này lớn hơn nhiều so với đồng lương hàng tháng của cô. Ngay lập tức, Thu dùng quà mà phụ huynh gọi là "bồi dưỡng cho cô" đi mua sắm. Nhưng khi giáo viên mầm non này không may để trẻ bị ngã, có những bố mẹ chẳng tiếc lời mắng: "Đã nhận phong bì rồi mà không chăm con cẩn thận".
Chuyển sang dạy ở trường mới có quy định cấm nhận phong bì, ban đầu cô Thu cũng thấy hụt hẫng. Sau thời gian, cô cảm nhận được niềm hạnh phúc từ những món quà handmade mà trước kia phong bì không mang lại.
"Trong mắt học trò, tôi như một thiên thần mà các cháu muốn tặng những gì quý giá nhất với chúng như tấm thiệp tự tay mình làm được. Phụ huynh cũng tôn trọng hay hỏi thăm, giúp đỡ giáo viên và chia sẻ với chúng tôi niềm vui như khi làm thành công món ăn gì đó lại mang đến tặng. Lấy phong bì đang là bệnh của nhiều giáo viên, nhất là bậc mầm non. Căn bệnh ấy làm hạ thấp giá trị cao quý của nghề gõ đầu trẻ", Thu tâm sự.
Món quà quý giá nhất với các thầy cô là tình cảm bền lâu của học sinh, phụ huynh, là thấy học trò xưa thành đạt trở về trường chúc mừng mỗi dịp lễ. Ảnh minh hoạ: HH.
Cô giáo cấp hai đã về hưu tên Thuý cũng cho rằng, những chiếc phong bì làm quan hệ thầy - trò trở nên không trong sáng. Bản thân cô mỗi dịp lễ nhận được rất nhiều "món quà" như thế, đôi khi giá trị rất cao nhưng chúng không làm cô vui. Giáo viên Thuý từng trả lại phong bì cho phụ huynh, song hôm sau những bố mẹ đó lại khệ nệ khiêng chậu hoa lớn đến nhà cô giáo.
"Những chiếc phong bì được gửi tới dù với động cơ trong sáng nhưng khi tôi trả lại khiến mọi việc trở nên rắc rối. Văn hoá quà tặng đã thay đổi theo thời gian và nhu cầu xã hội. Trước kia tôi chỉ nhận được tấm thiệp, túi rau hay quả ổi... nhưng thấy vui và ý nghĩa lắm. Tôi cất giữ những thiệp chúc ấy trong một chiếc hộp và đến giờ đọc lại vẫn hạnh phúc. Phong bì không làm chúng tôi giàu lên nhưng vì có người gửi nó với mục đích không tốt, dần dần làm nghề giáo bị mang tiếng", cô Thuý nói.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hà Nội chia sẻ, nhiều giáo viên của cô tâm sự cảm thấy buồn, áp lực khi ngày 20/11 đáng lẽ được tôn vinh thì phải nghe dư luận không hay về chuyện nhận quà. "Thực tế có một số thầy cô vụ lợi, nhưng đó không phải tất cả. Phần đông chúng tôi không có khái niệm muốn nhận quà gì trong ngày 20/11 mà đó là suy nghĩ của phụ huynh. Mỗi người có một cách thể hiện tình cảm, tôi không ra quy định gì về tiếp nhận quà tặng nhưng cũng chia sẻ để giáo viên, phụ huynh nhìn nhận vấn đề. Với tôi, món quà ý nghĩa nhất là học trò cũ đã thành đạt trở về trường thăm thầy cô", hiệu trưởng này nói.
Những thầy cô không thích tặng hoa
Nhìn nhận thực tế ngành giáo dục đang bị thương mại hoá bởi những chiếc phong bì, trường THPT Anhxtanh Hà Nội đã ra thông báo kêu gọi tặng gạo cho thầy cô thay vì hoa và phong bì có tiền bên trong. Số gạo này sẽ được gửi tới đồng bào miền núi khó khăn.
Trường mầm non Reggio Emilia (Hà Nội) cũng gửi thông báo "thay hoa bằng sách" tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Đức Quang, Giám đốc điều hành trường cho biết, trước đây mỗi dịp lễ nhà trường lại nhận được rất nhiều hoa do phụ huynh mang tới. Món quà này tuy vô cùng quý giá, nhưng "sau mỗi ngày đó, thùng rác của tòa nhà lại nặng trĩu, các bác lao công vất vả thêm vì hàng loạt bó hoa bị bỏ đi. Nhiều học sinh nhìn vào cũng ý kiến. Xét về góc độ kinh tế, giá trị sử dụng và bảo vệ môi trường sống, chúng tôi mong muốn gia đình hạn chế tặng hoa cho giáo viên", ông Quang nói.
Món quà của một cựu học sinh gửi tặng thầy Trần Đình Trợ nhân dịp 20/11 năm nay. Ảnh: Đ.T
Trao đổi với học sinh và nhận được sự hưởng ứng tích cực, trường Reggio Emilia quyết định dịp 20/11 kêu gọi phụ huynh "biến hoa thành sách" tặng nhà trường. Theo giám đốc điều hành Đức Quang, việc mỗi gia đình mang đến một ít sách sẽ làm phong phú thêm cho thư viện của trường. Bản thân học trò cũng tự hào vì đóng góp được điều gì đó cho nơi mình học. Cách làm này cũng giúp học sinh quan tâm hơn đến sách, dạy các em tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Ra lời kêu gọi từ 13/11, đến nay mầm non Reggio Emilia nhận được hơn 40 đầu sách. "Những đứa trẻ khi cầm món quà đó đến trường tặng đã rất vui sướng. Các con liên tục khoe với bạn bè và kể lại câu chuyện mình đã đọc được ở cuốn sách ấy. Rõ ràng việc tặng sách thay vì hoa đã khuyến khích được niềm yêu thích học tập trong học trò", ông Quang nói.
Thầy Trần Đình Trợ (59 tuổi), giáo viên dạy Toán trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh) năm nay cũng đăng lên trang cá nhân thông điệp "đòi quà" 20/11 bằng sách để xây dựng tủ sách cho những ai quan tâm tới đọc.
* Tên một số thầy cô đã thay đổi
Quỳnh Trang
Theo VNE
Hà Nội: Tàng trữ ma túy, đi xe gian, ngang nhiên vượt đèn đỏ Giấu trong ví một gói ma túy tổng hợp, điều khiển chiếc xe Air Blade trộm cắp nhưng Nguyễn Đức Lập vẫn ngang nhiên vượt đèn đỏ. Vụ việc được tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông số 3 (Phòng CSGT - CATP Hà Nội) phát hiện vào khoảng 20h ngày 21/9 tại ngã tư Phạm Ngọc Thạch - Xã Đàn. Đối...