Mất 670 triệu đồng cho kẻ lừa đảo “chạy án tử hình”
Từng là một trong các bị hại trong vụ án do chính con ruột của mình gây ra, sau khi con trai bị tuyên án tử, người mẹ đã chi 670 triệu đồng để chạy án cho con nhưng không ngờ bị lừa…
Ngày 6-9, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm đã bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, giữ nguyên mức án toà sơ thẩm tuyên phạt Lê Quang Sỹ (53 tuổi, ngụ tỉnh Bến Tre) 10 năm tù về tội “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Lê Quang Sỹ tại toà
Theo nội dung vụ án, bà Nguyễn Thị Nơi có con ruột tên Kiều Phước Chiến bị TAND tỉnh Đồng Tháp và TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tuyên án tử hình về các tội “giết người” và “huỷ hoại tài sản”.
Đồng thời, bà Nơi cũng là một trong các bị hại trong vụ án do chính con ruột của bà gây ra. Vì thương con, năm 2013, thông qua người cháu, bà Nơi liên hệ và nhờ Phạm Thanh Hiền (SN 1983, ngụ tỉnh Vĩnh Long) giúp lo cho Chiến thoát án tử hình. Qua trao đổi, Hiền đồng ý và ra giá chạy án với giá 800 triệu đồng. Sau khi nhận lời bà Nơi, Hiền đã liên hệ Lê Quang Sỹ lo giúp việc chạy án cho Chiến.
Video đang HOT
Để bà Nơi tin tưởng giao tiền, Hiền đã tổ chức cho bà Nơi gặp Sỹ để bàn bạc. Tin tưởng vào lời hứa hẹn của Hiền và Sỹ, từ tháng 8-2013 đến tháng 12-2013, bà Nơi đã giao cho Hiền và Sỹ tổng cộng 670 triệu đồng để làm chi phí chạy án, trong đó Hiền đã chiếm đoạt 430 triệu đồng, Sỹ chiếm đoạt 240 triệu đồng.
Do Hiền, Sỹ không giúp giảm án cho Chiến được và không trả lại tiền nên bà Nơi đã làm đơn tố cáo ra Công an.
Quá trình điều tra, Hiền có dấu hiệu bất thường nên được đưa đi giám định tâm thần. Kết quả giám định tâm thần của Viện tâm thần trung ương Biên Hoà, Hiền có dấu hiệu loạn thần, trầm cảm nặng. Đương sự không đủ năng lực nhận thức điều khiển hành vi để làm việc với cơ quan pháp luật.
Ngày 12-3-2018, TAND tỉnh Vĩnh Long quyết định tạm đình chỉ vụ án, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với Hiền.
Riêng Sỹ, ngày 3-4-2018 đã bị TAND tỉnh Vĩnh Long xét xử sơ thẩm tuyên án 10 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngay sau án tuyên, Sỹ đã làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
A.Huy – Hồng Sơn
Theo cand.com.vn
Vì sao Viện KSND Tối cao giữ nguyên quan điểm truy tố đại gia Tòng 'Thiên Mã'?
Viện KSND Tối cao giữ nguyên cáo trạng, chuyển lại hồ sơ vụ án 'đại gia' thủy sản Tòng 'Thiên Mã' đến TAND TP.Cần Thơ.
'Đại gia' thủy sản Phan Bá Tòng (Tòng 'Thiên Mã') tại phiên tòa sơ thẩm ngày 30.3 ẢNH: MAI TRÂM
Sáng 29.8, TAND TP.Cần Thơ cho biết Viện KSND Tối cao vừa có văn bản trả lời về việc yêu cầu điều tra bổ sung đối với vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ra tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã (Công ty Thiên Mã, KCN Trà Nóc II, TP.Cần Thơ).
Theo đó, Viện KSND Tối cao nêu quan điểm giữ nguyên cáo trạng, chuyển lại hồ sơ vụ án đến TAND TP.Cần Thơ để xét xử theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 30.3, sau 2 ngày xét xử sơ thẩm, HĐXX TAND TP.Cần Thơ đã hoãn phiên tòa để trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án xảy ra tại Công ty Thiên Mã.
Trong vụ án, Phan Bá Tòng (44 tuổi, còn gọi là Tòng "Thiên Mã", nguyên giám đốc Công ty Thiên Mã) và Trần Thị Diễm (48 tuổi, kế toán trưởng Công ty Thiên Mã) bị truy tố về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; 3 bị cáo nguyên là cán bộ Ngân hàng phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (gọi tắt là VDB Cần Thơ) Nguyễn Thị Mai (61 tuổi, nguyên trưởng phòng tín dụng xuất khẩu), Lâm Chí Công (42 tuổi, nguyên phó phòng tín dụng xuất khẩu) và Huỳnh Thanh Trúc (38 tuổi, nguyên cán bộ tín dụng) cùng bị truy tố về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Văn bản của Viện KSND Tối cao nêu, về yêu cầu "tiến hành định giá đầy đủ phần tài sản thế chấp" của Công ty Thiên Mã, Viện KSND Tối cao cho rằng "tất cả các tài sản thế chấp đều đã được định giá theo thời điểm thế chấp và thời điểm vụ án được khởi tố, điều tra; hiện không còn tài sản nào được dùng thế chấp mà chưa được định giá."
Về yêu cầu "trưng giám định về chuyên môn của Ngân hàng Nhà nước" về sai phạm của các bị cáo nguyên là cán bộ VDB Cần Thơ để có căn cứ xác định tội danh, Viện KSND Tối cao cho rằng việc cho Công ty Thiên Mã vay vốn tại VDB Cần Thơ không chịu sự điều chỉnh của Luật Tín dụng, Luật các Tổ chức tín dụng (điều chỉnh) và quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, mà chịu sự điều chỉnh, chỉ đạo trực tiếp thông qua các văn bản của Chính phủ và của Bộ Tài chính. Do đó, hành vi phạm tội của các bị cáo này không thuộc chủ thể của tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng".
Viện KSND Tối cao xét thấy các yêu cầu điều tra bổ sung của TAND TP.Cần Thơ đã được xác minh làm rõ, có đầy đủ tài liệu trong hồ sơ vụ án, do vậy không làm thay đổi nội dung và quyết định truy tố theo cáo trạng.
Tòng "Thiên Mã" và các bị cáo liên quan tại phiên tòa sơ thẩm ngày 30.3 ẢNH: MAI TRÂM
Theo TNO
Xét xử 2 người Trung Quốc lừa đảo bằng thẻ ATM giả Ngày 28/8, TAND tỉnh Cao Bằng cho biết, HĐXX vừa mở phiên tòa sơ thẩm vụ "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với các bị cáo: Phùng Hải Xuân (SN 1993), Phùng Tiểu Xung (SN 1993, đều trú tại khu Mậu Cảng, TP Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Ảnh minh họa: Internet...