Mất 14 tấn lợn vì dịch tả, lão nông có thu từ 5.000 vịt trời
“Tôi thấy nhiều người cứ làm trang trại rồi đi khoe mình là triệu, tỷ phú nhưng tôi lại khác, không thích khoe khoang và các danh hiệu tự xưng mà tôi thích thực chất, bền vững và thích để mọi người tự đánh giá, ghi nhận mình hơn” – đó là tâm sự của ông Phạm Văn Miền – một chủ trang trại đa canh nổi tiếng đất xã Yên Mạc, huyện Yên Mô ( tỉnh Ninh Bình).
Nhờ thành tích nổi bật của mình trong sản xuất nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chăn nuôi và đóng góp xây dựng quê hương, ông Phạm Văn Miền đã được Hội đồng chung khảo bình chọn là 1 trong 63 gương mặt nhà nông của cả nước nhận danh hiệu “ Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019″.
Bí quyết đa canh độc đáo
Là chỗ quen thân nên tôi và vị chủ trang trại này thường xuyên liên lạc với nhau để trò chuyện, chia sẻ về các kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Khi nói về mình, ông Miền thường rất khiêm tốn và giản dị.
Hiện ông Miền đang có thu nhập cao nhờ nuôi và kinh doanh vịt trời. Ảnh: Hải Đăng
Ngoài đức tính ấy, ông Miền còn được mọi người đánh giá là một lão nông rất đa tài và khá “liều”. Đa tài thể hiện ở việc nhân nuôi và phát triển thành công nhiều con vật nuôi mới cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Lý giải việc làm của mình, ông Miền cho rằng, thế mạnh của việc chăn nuôi nhiều loại vật nuôi sẽ giúp tận dụng hết nguồn thức ăn, tạo cho thu nhập đa dạng và ít gặp thất bại hơn việc chăn nuôi 1 loại con. Ví như việc nuôi vịt trời trên mặt ao, khi đổ cám, rau cho vịt trời ăn mà vịt ăn không hết, cá sẽ ăn phần thừa còn lại, đảm bảo không bị lãng phí và ô nhiễm môi trường, lại tăng được thu nhập đáng kể.
Mới đây trang trại của ông Miền bị dịch tả lợn châu Phi tấn công và gây thiệt hại trên 14 tấn lợn, gồm lợn đực, nái và lợn thịt thương phẩm. Tuy nhiên, vợ chồng ông vẫn bình tĩnh tiếp tục lao động, sản xuất. Bởi lẽ, không có lợn, gia đình ông vẫn còn các con nuôi khác “kéo” lại.
Tỷ phú nông dân
Nhìn trang trại tổng hợp của vợ chồng ông Miền ngày nay, ít ai biết được rằng trước kia nơi này là vùng ruộng trũng, đất đai bạc màu, chẳng ai muốn làm… Ông Miền kể, năm 2003, khi Nông trường chè Tam Điệp thực hiện dự án nuôi bò sữa, được sự giới thiệu của bạn bè, ông quyết định đầu tư nuôi bò sữa để cung cấp một phần sữa cho nông trường chè.
Ông Phạm Văn Miền chăm sóc đàn gà Đông Tảo.
Video đang HOT
Để có diện tích nuôi bò, ông Miền đã xin thuê đất của xã làm trang trại và được địa phương chấp thuận cho thuê hơn 3ha đất ở khu vực xóm 4 ven đê sông Bút. Thời điểm nhận đất, ai cũng ái ngại cho ông vì phần lớn diện tích là trũng và chua nặng, cấy lúa kém hiệu quả. “Nhưng trong khó khăn, vợ chồng tôi luôn động viên nhau và phải cố gắng, nỗ lực hết mình. Thế rồi những con bò sữa đầu tiên cũng được vợ chồng tôi bắt về nuôi” – ông Miền kể.
Nhưng, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, con bò sữa cũng chẳng thể nào trụ lại với trang trại của ông Miền khi Dự án chăn nuôi bò sữa của Nông trường chè Tam Điệp phá sản mà sản lượng sữa bò của gia đình thì vượt quá nhu cầu của thị trường.
Trước khó khăn đó, với quyết tâm bám trụ trang trại, vợ chồng ông Miền quyết định chấp nhận lỗ để “phá” đàn bò sữa, chuyển sang nuôi bò thịt và tiếp tục cải tạo khu đất bạc màu để đào ao, khử chua, thả cá, chăn nuôi thêm lợn, gà, vịt…
Ông Miền bảo: “Đã có lúc trang trại gặp những rủi ro vì dịch bệnh, giá cả thị trường có nhiều biến động. Nếu không có bản lĩnh và không có niềm tin thì khó có thể thành công. Xuất thân từ nông dân và với kinh nghiệm của mình, tôi luôn tin, tâm niệm rằng “đất không phụ công người” và “có niềm tin ắt sẽ có thắng lợi”. Nên ngay cả những lúc trang trại đứng trước những khó khăn lớn nhất, tôi vẫn luôn động viên vợ con “thua keo này ta bày keo khác”.
Đàn bò thịt đang được nuôi tại trang trại của gia đình ông Phạm Văn Miền.
Với kinh nghiệm “dắt lưng” và niềm tin vào thành công, năm 2013, ông Miền và một số hộ nông dân trong xã được huyện Yên Mô cho đi tham quan mô hình chăn nuôi vịt trời thuần hóa, gà chín cựa ở Bắc Giang, Hưng Yên. Trở về, ngoài nuôi cá, nuôi lợn thịt, lợn giống, ông mạnh dạn đầu tư nuôi và kinh doanh thêm vịt trời. Hiện giờ, vừa vịt trời thương phẩm, vừa vịt giống, trang trại nhà ông có khoảng 5.000 con.
Để có được nguồn hàng dồi dào, vợ chồng ông Miền liên kết với bà con ở trong và ngoài tỉnh bằng hình thức cung cấp con giống và nhận thu mua sản phẩm khi vịt đến tuổi xuất chuồng. Chính nhờ cách làm này mà ông Miền luôn có sẵn hàng để cung cấp cho các đối tác ở khắp cả nước với số lượng lên đến vài vạn con mỗi tháng.
Đặc biệt, ông Miền cũng là một trong những người đầu tiên ở địa phương đưa giống gà Đông Tảo vào nuôi. Để có được giống gà quý này, ông Miền đã phải cất công sang Hưng Yên học hỏi và tìm hiểu thêm trên mạng Internet, sách báo và bước đầu đã thành công. Với 20 con giống ban đầu, đến nay ông đã nhân rộng lên 200 con.
Ngoài tạo việc làm cho gia đình, trang trại của ông Miền còn giải quyết việc làm cho 5 lao động địa phương với mức lương từ 3,5 – 5 triệu đồng/người/tháng. Từ trang trại này, vợ chồng ông đã xây dựng cơ ngơi khang trang, nuôi các con khôn lớn…
Theo Danviet
Tỷ phú tôm cá, nuôi tận gốc bán tận ngọn bên đầm Cù Mông
Đến đầu cầu Bình Phú trên tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu, hỏi ông Lâm Xuân Hóa thì mọi người chỉ ngay: "Cái nhà lớn nhất khu này là nhà ông Hóa đấy". Ông Lâm Xuân Hóa (48 tuổi, ở thôn Hoà Mỹ, xã Xuân Cảnh, TX.Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) là một nông dân tỷ phú với nghề nuôi trồng, kinh doanh hải sản.
Ông Lâm Xuân Hóa trong nhà xe đông lạnh trữ hải sản của gia đình (ảnh: H.P)
Nuôi tận gốc, bán tận ngọn
Giữa tiết trời oi bức, vậy mà bước vào sân nhà ông Hóa, ai cũng cảm thấy mát rượi. Bởi nhà ông nằm cạnh đầm Cù Mông, lồng lộng trong gió nước. Tuyệt hơn nữa, một dải mặt đầm rộng lớn cạnh nhà lại chính là khu vực nuôi hải sản của gia đình ông Hóa.
"Bè nuôi gần nhà rất tiện cho việc chăm sóc, theo dõi sức khỏe hải sản nuôi. Vả lại, cũng tiện bề đi lại, bảo vệ tài sản dưới nước", ông Hóa nói.
Ông Hóa đang kiểm tra hồ nuôi cá bớp (ảnh: H.P)
Trước khi đến với nghề nuôi trồng, kinh doanh thủy sản, ông Hóa đã có gần 10 năm lái xe tải đường dài. "Công việc vất vả nhưng chỉ đủ sống qua ngày. Vừa lái xe, tui vừa suy tính thay đổi công việc mưu sinh, hướng đến khai thác thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại quê nhà. Thế là từng bước, tui mua lại ao đìa của người dân trong vùng, vừa làm vừa cật lực học hỏi nâng cao tay nghề nuôi các loại tôm, cá có giá trị", ông Hóa kể.
Năm 2009, vợ chồng ông Hóa bắt đầu vét vốn, vay mượn mua 1.000m2 đất bãi bồi ven đầm Cù Mông để làm đìa nuôi tôm sú. Khi đó, thửa đất bãi này trị giá 12 cây vàng. Từ kinh nghiệm những người đi trước, ông Hóa xác định, kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh là điều quyết định thành bại của nghề nuôi tôm. Thế là ông bắt tay ký kết ngay với các kỹ sư chuyên ngành để đảm trách khâu theo dõi hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh tôm nuôi. Nhờ đó, ngay vụ tôm đầu, gia đình ông Hóa thu lãi 60 triệu đồng.
Ông Hóa giới thiệu sản phẩm cá chẽm nuôi (ảnh: H.P)
"Thế nhưng đó cũng là giai đoạn nghề tôm sú đang lụn bại trên diện rộng. Nhiều chủ nuôi bắt đầu bỏ bê hoặc rao bán đìa tôm. Với dự định chuyển hướng nuôi tôm thẻ và các loại cá biển, vợ chồng tui tiến hành thương thảo mua lại các đìa kề cận. Rồi tui lao vào mở rộng diện tích nuôi, tập trung đầu tư các loại thiết bị máy móc hiện đại. Những vụ nuôi tiếp theo, lợi nhuận cứ thế tăng gấp nhiều lần", ông Hóa hào hứng.
Bắt đầu có của ăn, của để nhưng ông Hóa vẫn cảm thấy chưa bằng lòng với việc sản phẩm nuôi luôn trong tình trạng "lùng bùng" do tư thương ép giá. "Vợ tui vốn xuất thân nghề nuôn rồi bán hải sản, tui thì gốc lái xe. Thế là vợ chồng bàn nhau tìm cách liên hệ các công ty thủy sản để trực tiếp bán sản phẩm, không thông qua đầu nậu trung gian. Dồn vốn mua chiếc xe đông lạnh đầu tiên, tui tự lái chở sản phẩm đi bán...", ông Hóa kể.
Một thời gian sau, thấy hiệu quả ổn định, ông Hóa sắm dần thêm được 4 xe tải đông lạnh loại 5 tấn. Ngoài bán thủy sản nhà nuôi, vợ chồng tui còn thu mua sản phẩm của bà con trong khu vực. Gia đình tui hiện bán sản phẩm cho nhiều công ty thủy sản uy tín", ông Hóa cho hay.
Ai bảo nông dân là khổ?
Ông Hóa bên bể bơi gia đình (ảnh: H.P)
Hiện tại, gia đình ông Hóa đang sở hữu 7ha ao đìa nuôi tôm, ốc hương và bè nuôi cá chẽm, cá bớp; mức lợi nhuận từ nuôi thủy sản đạt gần 5 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, công việc đầu mối thu mua, kinh doanh thủy sản của gia đình đạt lợi nhuận 1 - 1,5 tỷ đồng/năm. Hai mảng công việc này đang giải quyết trên 50 lao động thường xuyên, với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng; cùng khoảng 100 lao động thời vụ, thu nhập 200.000 đồng/người/ngày.
Trò chuyện với PV Báo điện tử DANVIT.VN, ông Hóa bộc bạch: "Cuộc mưu sinh nào mà không cực nhọc, nhất là ban đầu gầy dựng. Thế nhưng vì trách nhiệm với gia đình và người lao động, mình phải liên tục bươn tới. Mạnh dạn đầu tư cho ý hướng, thất bại thì coi lại, sửa sai, lập kế làm tiếp. Thế nhưng tui luôn tìm thấy niềm vui trong việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng hải sản. Lúc này thì chuyện làm ăn đã đi vào nề nếp".
Từ nghề nuôi cá ,tôm bên đầm Cù Mông, ông Hóa xây dựng được ngôi nhà bề thế, khang trang nhất nhì trong vùng. (ảnh: H.P)
Rồi ông cười nói về cuộc sống gia đình: "Làm ăn thuận lợi thì tất yếu đời sống được cải thiện. Con trai lớn của tui đã lập gia đình, đang theo nghề kinh doanh hải sản; con trai nhỏ đang theo đại học. Nghề kinh doanh luôn bận rộn nhưng mình cũng phải dành thì giờ để thư giãn, hưởng thụ. Lúc này, tui thấy mình chẳng thiếu thứ gì. Ai bảo nông dân là khổ, phải không hè?".
Ông Lê Văn Cảnh - Chủ tịch UBND xã Xuân Cảnh nhận xét: "Gia đình anh Hóa hiện là một trong những hộ làm ăn kinh tế hàng đầu ở xã này. Có tầm nhìn và tính toán bài bản, vợ chồng anh liên tục gặt hái thành công ở mảng nuôi trồng và mua bán hải sản. Cơ sở kinh doanh của anh Hóa đang giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương. Ngoài việc đóng góp thuế đầy đủ, vợ chồng anh hiện cũng là những người làm từ thiện xã hội hiệu quả tại địa phương, mỗi năm từ 30 - 40 triệu đồng. Vừa qua, gia đình anh Hóa còn góp trên 250 triệu đồng để xây dựng đường liên thôn".
Trong phòng ăn gia đình (ảnh: H.P)
Còn ông Huỳnh Văn Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Phú Yên ghi nhận: "Anh Hóa là người giàu bản lĩnh làm ăn, giỏi nắm bắt thị trường. Nhờ đó, các mô hình nuôi trồng của gia đình anh luôn có sự chắc chắn, hiệu quả cao. Anh Hóa còn có tư duy kinh doanh lớn khi tự tìm hợp đồng đầu ra để bán sản phẩm của chính mình và các hộ nuôi trong vùng. Cơ sở kinh doanh của anh đã và đang có nhiều đóng góp phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Năm 2014, anh Hóa còn là nhà tài trợ cho Giải bóng chuyền nông dân tỉnh Phú Yên".
Với những thành tích đóng góp đầy ý nghĩa, ông Lâm Xuân Hóa đã nhiều lần được các cấp ngành của tỉnh Phú Yên tuyên dương, tặng Bằng khen, giấy khen. Vừa qua, ông Hóa đã được bình chọn là 1 trong 63 gương mặt nông dân trên cả nước xứng đáng nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019". Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019" sẽ được tổ chức trọng thể vào trung tuần tháng 10 sắp tới tại Thủ đô Hà Nội.
Theo Danviet
Đại gia chân đất ở Yên Bái với trang trại 300ha, doanh thu 30 tỷ/năm Về xã Đông An, huyện Văn Yên (Yên Bái) nhắc đến cái tên Ngô Thành Đông có lẽ ai cũng biết, bởi lẽ ông là một người nông dân có nhiều đất đồi rừng (300ha), tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Riêng bưởi mỗi năm ông Đông bán ra 1.200 tấn; chanh xuất khẩu hơn 1.000 tấn. Như đã...