Mất 1,3% GDP vì kém vệ sinh
Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang thiệt hại khoảng 780 triệu USD mỗi năm (tương đương 1,3% GPD) do vệ sinh môi trường kém
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo đánh giá lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và báo cáo đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại Việt Nam. Theo dự báo của WB, trong vòng 15 năm tới, các nước Đông Á phải đầu tư 250 USD/người cho vấn đề vệ sinh môi trường.
90% nước thải chưa xử lý
Theo WB, việc quản lý nước thải sinh hoạt ở Việt Nam còn nhiều vấn đề cần nhanh chóng giải quyết. Báo cáo cho hay khoảng 60% hộ dân đấu nối xả nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng nhưng hầu hết xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt, chỉ 10% lượng nước thải được xử lý.
Nhiều kênh rạch tại TPHCM đang bị ô nhiễm từ nguồn chất thải sinh hoạt
Đến năm 2012, chỉ có 3 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng được đầu tư 17 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Tỉ lệ hộ gia đình đấu nối thấp, thành phần hữu cơ trong nước thải được xử lý hay phân hủy sơ bộ trong bể tự hoại vào kênh – mương thoát nước, nước ngầm xâm nhập hệ thống cống, nước mưa được thu gom lẫn với nước thải… khiến nước thải trong hệ thống thoát nước chung có nồng độ chất ô nhiễm thấp.
Trường hợp này lẽ ra nên áp dụng công nghệ xử lý chi phí thấp và cho phép nâng cấp, cải tiến dần, khi nồng độ chất ô nhiễm tăng lên thì các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt được lựa chọn công nghệ tiên tiến, có chi phí đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, các cấp ra quyết định chưa hiểu biết thấu đáo về những công nghệ xử lý phù hợp, cũng như quỹ đất bố trí cho nhà máy xử lý nước thải rất hạn chế, trong khi việc tái sử dụng bùn thải và nước thải đã qua xử lý lại chưa được quan tâm.
Ngoài ra, 90% hộ gia đình xả nước thải vào bể tự hoại, trong đó chỉ 4% lượng phân bùn được xử lý. Bên cạnh đó, khả năng thu hồi chi phí đầu tư xây dựng, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp – thoát nước còn thấp: phí thoát nước dao động ở mức 10% giá nước sạch.
WB đánh giá vệ sinh môi trường kém gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam khoảng 780 triệu USD/năm, tương đương 1,3% GDP. WB ước tính Việt Nam cần tới 8,3 tỉ USD để cung cấp đủ dịch vụ thoát nước cho khoảng 36 triệu người (tính theo dân số đô thị năm 2025).
Ngành đầu tư lợi nhuận cao
Cho rằng vệ sinh môi trường kém đang gây thiệt hại đến nền kinh tế nhưng theo WB, đầu tư lĩnh vực này cũng mang lại lợi nhuận cao. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ ra rằng đầu tư 1 USD vào vệ sinh môi trường sẽ đem lại 8 USD cho nền kinh tế. Thế nhưng, sự thiếu vắng những chính sách khuyến khích thỏa đáng hay các doanh nghiệp (DN) đi tiên phong… khiến lĩnh vực này chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư.
Hầu hết các đơn vị quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải không sở hữu công trình mà chỉ vận hành theo đặt hàng của chính quyền, chi phí từ ngân sách nhà nước. Điều đó khiến DN không thể đầu tư phát triển hoặc tìm cách tối ưu hóa hệ thống này. DN phải trình chi phí phát sinh ngoài kế hoạch lên các cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.
Quy trình này mất nhiều thời gian và có thể ảnh hưởng đến dịch vụ thoát nước. Đây cũng là nguyên nhân khiến các công ty thoát nước chưa quan tâm đến lợi ích mang lại từ hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng – những người chịu ảnh hưởng nhưng cũng là lực tác động lớn đến vệ sinh môi trường.
Video đang HOT
Theo khuyến nghị của WB, Việt Nam nên xây dựng các chính sách khuyến khích mô hình đối tác công – tư và sự tham gia của khối tư nhân vào lĩnh vực vệ sinh môi trường. Chẳng hạn, các nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển địa ốc có thể đưa chi phí đầu tư cơ bản công trình thu gom và xử lý nước thải vào giá thành bán cho khách hàng theo thị trường, nhờ đó giảm chi tiêu ngân sách nhà nước. Ngoài ra, xây dựng các phương án thu gom, xử lý nước thải hợp lý cũng giúp giảm chi phí vận hành công trình.
Theo Nhiên Di
Người lao động
Lũ lên quá nhanh, nhiều nơi bị nhấn chìm
Nước lũ tại Huế lên khá nhanh trong đêm do mưa cực lớn trên cả tỉnh cộng với thủy điện xả lũ đã gây ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi. Tình hình tại Quảng Nam cũng tương tự khi nước đã làm ngập sâu nhiều tuyến đường trong phố cổ Hội An...
Đến 7h sáng ngày 16/11, tại TP Hội An - vùng rốn lũ hạ lưu sông Thu Bồn - Quảng Nam, nước lũ vẫn đang tiếp tục dâng lên.Theo ghi nhận của PV Dân trí, nước lũ ở Hội An hiện đã tràn qua hầu hết các tuyến đường chính trong trung tâm phố cổ qua các đường dọc Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Trần Phú. Chị Nguyễn Thị Loan, nhà ở đường Bà Triệu (Hội An) cho biết, hiện nước lũ đã ngập đến đường này, mực nước khoảng 30cm. Đây là đoạn đường chỉ những khi có lũ lớn nước mới ngập tới.
Tình hình mưa lớn kéo dài cộng với việc thủy điện xả đập, chắc chắn nước lũ tại Hội An sẽ còn dâng cao hơn nữa - nhiều người dân địa phương nhận định.
Trong đêm 15/11, lũ ở các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lên nhanh do mưa lớn kéo dài suốt từ đêm 14/11. Nhiều khu vực dân cư trên địa bàn các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, TP Hội An bị ngập lụt.
Tại TP Hội An - vùng hạ lưu sông Thu Bồn, từ chiều 15/11, nước từ sông Hoài đã tràn qua đường Bạch Đằng ven sông. Đến đêm 15/11, nước đã tràn qua các tuyến đường ngang rẽ từ đường Bạch Đằng tràn qua đường Nguyễn Thái Học. Đến 23h đêm 15/11, theo ghi nhận của PV tại Hội An, nước ngập trên đường Nguyễn Thái Học ở mức 30-40cm.
Từ chiều 15/11, lũ đã tràn lên đường Bạch Đằng ven sông Hoài - hạ lưu sông Thu Bồn ở TP Hội An (Quảng Nam)
Nước đang lên trong đêm
Nước lũ tràn vào nhà dân trên đường Nguyễn Thái Học, TP Hội An
Trước diễn biến thời tiết mưa lớn khó dứt, ngay từ chiều, người dân ở các tuyến đường trong khu vực trung tâm phố cổ Hội An đã chủ động dọn dẹp đồ đạc lên cao tránh lũ. Ông Đỗ Thắng, người dân phường Minh An, phường trung tâm TP Hội An cho biết: "Mực nước này ở Hội An là chưa quá cao. Nhưng tình hình mưa to khó dứt như ri thì chắc chắn nước còn lớn nữa trong đêm ni. Người dân ở đây năm mô cũng bị lụt mấy trận vì là vùng rốn lũ mà nên cũng quen rồi"
Tại huyện Đại Lộc (Quảng Nam), nhiều người dân cho biết, lũ trên sông Vu Gia lên nhanh. Nước lũ đã ngập vào nhà dân ở thị trấn Ái Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Quang, Đại Hồng, Đại Đồng... Trao đổi với PV,ông Phan Đức Tính, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết tình hình mưa lớn kéo dài như này lũ trên sông Vu Gia sẽ đạt đỉnh trong đêm 15/11. Tới 21h đêm 15/11, nước trên sông Vu Gia đã ở mức gần 10 mét (vượt mức báo động 3 gần 0,5 mét)
Lãnh đạo huyện Đại Lộc cũng cho biết đã di dời hơn 1.000 hộ dân với khoảng 4.000 nhân khẩu ở các xã trũng thấp tới nơi an toàn tránh lũ.
Cho đến 23h40 ngày 15/11, tại TP Huế vẫn có mưa rất lớn kèm gió to. Nhiều đoạn đường trung tâm của thành phố ven sông Hương như Huỳnh Thúc Kháng, Bạch Đằng phía gần chợ Đông Ba nước đã gần tràn qua đường. Còn về phía cuối các đường này xuôi về phố cổ Bao Vinh nước đã tràn qua đường.
Đoạn sông đào Như Ý cuối đường Nguyễn Lộ Trạch ở phường Xuân Phú sau khi tràn qua bờ, nước tiếp tục lên, làm các con hẻm phía trong ngập sâu. Có thể nước sẽ gây chia cắt vào ngày 16/11. Nhiều nhà sau khi ăn tối đã vội vã chồng đồ đạc lên cao vì sợ lũ sẽ lên nhanh, trở tay không kịp. Tại các huyện vùng trũng như Quảng Điền, Phong Điền nước vẫn tiếp tục dâng cao, một số địa bàn thấp ven sông đã bị chia cắt.
Tại kiệt 137 đường Trường Chinh, nước ngập tới rốn khi lội ở ngoài (ở đây sâu khoảng 1,1-1,2m). Một SV học trường ĐH Khoa học Huế ở đây cho biết: "Những đợt mưa trước không bao giờ bị ngập nhưng giờ nước đã gần lên tới phòng, chỉ còn khoảng 3cm nữa là tràn vô phòng. Các bạn em cùng trường ở trọ các đường thấp hơn như Bà Triệu, Phan Đình Phùng, Phan Chu Trinh đã bị ngập nước vào phòng. Tụi em sợ một trận lũ như lũ lịch sử năm 1999 tại Huế...".
Mưa lớn, thủy điện xả nước, nước sông lên nhanh, hệ thống thoát nước của thành phố kém... là nhiều yếu tố khiến nước lũ lên nhanh tại Huế trong đêm khuya 15/11 (ảnh: Đại Dương)
Ở đường Hoàng Quốc Việt (TP Huế) nước đã làm nhiều đoạn đường đi vào các hẻm trọ ngập đến 1,5m, có nơi gần 2m. Nước tràn vào phòng, sắp ngập giường ngủ nên nhiều người phải dọn đồ đạc lên gác gỗ phía trên và dời chỗ ngủ lên ngay trong đêm. Được biết đoạn sông gần đó chưa tràn bờ nhưng do mưa quá lớn, hệ thống thoát nước kém đã gây ra "lũ cục bộ"
Nước ngập sâu ở dãy trọ đường Hoàng Quốc Việt (ảnh: V.Hoàng)
Hiện 2 thủy điện tại Huế vẫn tiếp tục xả lũ vì nước đã quá ngưỡng tràn: thủy điện Hương Điền xả về hạ du 2.266m3/s (lưu lượng đến hồ là 2.276m3/s); thủy điện Bình Điền xả 1.093m3/s (lưu lượng đến hồ 1.097m3/s). Toàn bộ các hồ chứa nước lớn đã qua tràn từ 0,9-2,3m.
Trong hơn 1 ngày rưỡi từ 1h sáng 14/11 đến 16h chiều ngày 15/11, lượng mưa trút xuống Huế là rất lớn. Theo số liệu ghi nhận được, nhiều nhất là trạm Phú Ốc trên sông Bồ: 228mm; trạm Bình Thành ở sông Hữu Trạch: 207mm. Hai trạm ở huyện miền núi A Lưới và Nam Đông cũng rất cao với 194/185mm. Tiếp đến là trạm Phong Mỹ sông Ô Lâu và trạm Kim Long ở sông Hương với 177/165mm.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh, ngày 16/11 vùng núi của Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục có mưa to đến rất to. Lũ trên các sông đạt báo động 2 và trên báo động 3.
Nước từ từ tràn vào nhà trong đêm khuya
2 em bé đứng trên cầu thang dẫn lên gác gỗ đang chất đồ phía trên, nhìn xuống dòng nước lũ
Khẩn trương chất đồ lên cao thật nhanh khi nước vào trong đêm (ảnh: V.Hoàng)
Trong khi đó, UBND huyện Kon Plông, Kon Tum cho biết, khoảng 17h ngày 15/11, QL24 nối Kon Tum- Quảng Ngãi, đoạn qua xã Pờ Ê, huyện Kon Plông đã bị mưa lũ cuốn trôi một đoạn đường, khiến giao thông qua đường này bị tê liệt.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ chiều ngày 14/11 đến 17h ngày 15/11, trên địa bàn xã Pờ Ê liên tục có mưa to. Do lượng mưa đổ về quá lớn nên đã xuất hiện lũ ống, lũ quét tại xã Pờ Ê. Đến khoảng 16h chiều ngày 15/11, QL24 đoạn qua xã Pờ Ê đã xuất hiện sạt lở ở một số nơi và một đoạn đường đã bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, khiến giao thông tại một số thôn, làng của xã Pờ Ê bị cô lập với tỉnh Kon Tum.
Đoạn đường này bị tê liệt cũng đồng nghĩa với việc giao thông đi lại giữa 2 tỉnh Kon Tum- Quảng Ngãi cũng bị chia cắt hoàn toàn.
Đại Dương - Văn Danh - Khánh Hiền - Tuệ Mẫn
Theo Dantri
Thông xe tuyến đường huyết mạch 1,7km từ đê sông Hồng ra quốc lộ 5 Đó là đường Thạch Bàn, thuộc quận Long Biên (Hà Nội), được xây dựng và hoàn thành trong vòng 9 tháng, với tổng mức đầu tư hơn 282 tỷ đồng. Đúng vào dịp kỷ niệm 59 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2013), quận Long Biên đã tổ chức khánh thành tuyến đường Thạch Bàn từ đê sông Hồng đến quốc lộ...