Massage, nghề quản lý lao động kỳ lạ – Kỳ 2: Cần có cuộc điều tra xã hội học
Nhìn nhận thực trạng “biết nhưng không kiểm soát được” cách quản lý lao động kỳ lạ của nghề massage, đại diện cơ quan chức năng cho rằng cần có cuộc điều tra xã hội học về lực lượng lao động này.
Nhân viên một cơ sở massage ở Q.Thủ Đức, TP.HCM trong một lần công an kiểm tra – Ảnh: Đàm Huy
Là thành viên đoàn kiểm tra liên ngành các cơ sở hoạt động, văn hóa dịch vụ trên địa bàn Hà Nội, ông Lê Đình Hiền, Phó chi Cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội, cho rằng: “Qua các đợt thanh tra, kiểm tra cũng phát hiện nhiều trường hợp vi phạm pháp luật lao động, nhưng vì thường họ nói là cháu đến chơi, người ở quê mới ra. Có người lại nói, chuẩn bị đuổi việc nên không cần ký hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tóm lại, có hàng nghìn lý do đối phó cơ quan chức năng”.
Bất cứ là ngành nghề gì, không cứ là massage, tẩm quất, công chức, viên chức, bác sĩ… hay thậm chí là nghề giúp việc gia đình, hễ có quan hệ LĐ là phải có HĐLĐ. Trong bộ luật LĐ quy định rõ những điều kiện, những thứ phải làm, những gì người LĐ được hưởng
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển quan hệ lao động (Bộ LĐ-TB-XH)
Ngoài ra, để qua mặt cơ quan chức năng, chủ sử dụng lao động (LĐ) còn lách luật bằng cách vẫn ký kết HĐLĐ, nhưng theo ông Lê Đức Hiền, Phó cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), người lao động (NLĐ) chẳng nhận được bất cứ đồng lương nào. “Hợp đồng vậy thôi, nhưng không nhận tiền, không có gì cả hoặc được chủ khoán bằng hưởng phần trăm trên mỗi vé massage. Khi đi thanh tra, kiểm tra chúng tôi căn cứ vào sổ lương và hợp đồng LĐ xem đối chiếu chữ ký có hợp hay không. Trên thực tế, không thể kiểm soát hết vì các cơ sở này thường tìm nhiều cách đối phó với cơ quan chức năng. Và những người làm trong nghề này cũng thường di chuyển từ quán này sang quán khác nên khó kiểm soát”, ông Hiền nói.
Video đang HOT
Trao đổi với Thanh Niên, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương (Bộ LĐ-TB-XH), khẳng định căn cứ vào bộ luật LĐ, người sử dụng LĐ phải ký kết HĐLĐ bằng văn bản với NLĐ theo quy định rất cụ thể, mỗi bên giữ một bản. Việc chủ các cơ sở kinh doanh massage không ký kết HĐLĐ là trái quy định pháp luật. Với những cơ sở chi trả lương 2 triệu đồng/tháng cho NLĐ, bà Minh cũng cho hay, mức chi trả này cũng không đúng quy định vì từ 1.1.2014, Nghị định tăng lương tối thiểu vùng áp dụng đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp, quy định tổ chức có thuê mướn LĐ, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM chi trả lương tối thiểu từ 2,4 – 2,7 triệu đồng/tháng.
Khẳng định việc các cơ sở kinh doanh massage không ký HĐLĐ, không chi trả quyền lợi cho NLĐ là vi phạm nguyên tắc sử dụng LĐ, ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển quan hệ lao động (Bộ LĐ-TB-XH), phân tích: “Bất cứ là ngành nghề gì, không cứ là massage, tẩm quất, công chức, viên chức, bác sĩ… hay thậm chí là nghề giúp việc gia đình, hễ có quan hệ LĐ là phải có HĐLĐ. Trong bộ luật LĐ quy định rõ những điều kiện, những thứ phải làm, những gì người LĐ được hưởng”.
Theo các chuyên gia LĐ, nếu ký HĐLĐ trên 3 tháng, chủ các cơ sở này phải trả tiền BHXH, BHYT, trả các trang thiết bị bảo hộ LĐ. Việc không ký HĐLĐ hoặc ký ngắn nhằm rũ bỏ trách nhiệm với NLĐ và trốn tránh các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đây là cách mà các chủ cơ sở tăng thu nhập và giảm chi phí. Thêm vào đó, mức xử phạt về ký HĐLĐ không đúng quy định, không ký HĐLĐ chỉ từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng nên nhiều cơ sở cố tình vi phạm. Trong khi đó, NLĐ biết mà không dám tố cáo vì họ không những mất chỗ làm việc mà còn có thể bị “xã hội đen”, bảo kê trừng trị. “Đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là ngành phòng chống tệ nạn xã hội, phải đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo, giác ngộ cho họ biết quyền lợi và trách nhiệm của NLĐ”, ông Lê Đức Hiền nhìn nhận.
Trong khi chưa có hiệp hội, chưa có tổ chức ngành nghề đứng ra bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, theo bà Tống Thị Minh, khi chủ sử dụng LĐ thực hiện không đúng, NLĐ phải phản ứng, làm đơn khiếu nại, tố cáo bất công với cơ quan chức năng, cụ thể là Sở LĐ-TB-XH địa phương những việc xảy ra. Đồng tình với ý kiến này, ông Lê Đức Hiền đề xuất, nên có cuộc điều tra xã hội học về NLĐ làm việc trong ngành nghề này, vừa để cơ quan chức năng dễ quản lý và bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Bên cạnh đó, phải tăng cường tần xuất thanh tra kiểm tra. Đặc biệt, đi sâu vào lĩnh vực chủ sử dụng LĐ khuất tất và hay lẩn tránh. Khi phát hiện ra vi phạm phải xử lý, xử phạt nghiêm khắc đúng theo quy định của pháp luật.
Nghề bị tai tiếng Gần 20 năm trong nghề kinh doanh dịch vụ massage, bà Trương Thị Ngọc Ánh, Tổng giám đốc Ngọc Anh Spa chia sẻ: Phát triển ngành nghề này vô cùng chật vật và khó khăn bởi các cơ sở phát triển tự phát và thiếu tính chuyên nghiệp. “Thực chất, massage là một môn kỹ thuật, một phương pháp trị liệu tốt giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe. Nhưng nhiều chủ đầu tư không hiểu ngành, lại không tâm huyết nên kinh doanh tự phát, muốn thu hồi vốn nhanh nên đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh dẫn đến việc ngành massage bị tai tiếng”, bà Ánh nói.
Theo TNO
Massage - nghề quản lý lao động kỳ lạ
Được công nhận là một nghề, lao động vắt sức nhưng kỹ thuật viên massage chấp nhận không ăn lương mà chỉ sống bằng tiền "boa" của khách. Kiểu quản lý lao động kỳ lạ này đã nảy sinh nhiều hệ lụy nhưng vẫn cứ mặc nhiên tồn tại.
Massage nữ tại một cơ sở uy tín và nghiêm túc ở Hà Nội - Ảnh: Ngọc Thắng
Tốt nghiệp trung cấp kế toán, đang loay hoay tìm việc bám trụ lại thủ đô, Anh Tuấn (quê Hà Nam) được cậu bạn rủ đi xin việc. Chẳng hiểu cậu bạn kiếm đâu tờ rơi tuyển nhân viên massage lương cao. Đang thất nghiệp, túng tiền, Tuấn và bạn tặc lưỡi đến xin việc. "Hóa ra làm massage quá dễ, chẳng cần bằng cấp gì, nhìn ngoại hình bắt mắt chủ cơ sở massage trên đường Trần Duy Hưng (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ phỏng vấn vài câu, gật đầu đồng ý liền", Tuấn kể.
"Massage nghiêm chỉnh ít boa lắm"
Chỉ sau 1 tuần học việc, Tuấn bắt đầu bước chân vào nghề massage với mức lương cứng 2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nếu khách cho tiền boa, nhân viên sẽ được nhận hết. Tuấn bảo: "Vé đồng hạng mỗi lần massage chân từ 150.000 - 180.000 đồng/lượt; còn massage toàn thân giá 250.000 đồng/lượt. Ở những cơ sở massage nghiêm chỉnh, khách có nhu cầu massage thực sự thì ít boa lắm, có chăng cũng chỉ 50.000 -100.000 đồng là cùng. Tính ra mỗi tháng lương chỉ được 4 - 5 triệu. Khi mới bước chân vào nghề, ai cũng bỡ ngỡ, lạ lẫm. Nhất là khi khách hàng nữ trút bỏ xiêm y, tay tôi cứ run cầm cập. Đấm bóp, xoa nắn cứ loạn hết cả lên. Làm lâu, thành quen, giờ mọi thứ trở nên chai sạn".
Những bản hợp đồng chỉ là hình thức chẳng có giá trị gì. Luật trong nghề này là vậy, chúng tôi không có quyền đòi hỏi, chỉ có một sự lựa chọn hoặc làm việc hoặc không
Tuấn, một nhân viên massage nhận xét
Thu Vân (quê Hòa Bình) đến với nghề massage khi học năm thứ 2 Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam. Do hoàn cảnh khó khăn, Vân sớm phải bươn chải kiếm tiền ăn học và trợ giúp gia đình. Hầu hết những nhân viên làm việc trong nghề massage đều còn rất trẻ, tuổi đời từ 18 - 30. Cho dù công việc đang làm là chăm sóc sức khỏe cho khách hàng, nhưng nhiều người vẫn nhìn với con mắt ác cảm nên hầu hết nhân viên massage phải giấu gia đình, bạn bè và người thân. Có người phải thay đổi chỗ làm, lúc nào cũng nơm nớp sợ gặp phải người quen. Vân than thở: "Nghề này đúng nghĩa là lao động chân tay, chỉ khác là mình làm việc trong phòng lạnh, nhưng cực nhọc chẳng kém. Toàn bộ sức lực dồn hết vào đôi tay, mỗi một ca khách từ 75 - 90 phút, con gái sức yếu chỉ làm đến khách thứ 4 là tay tê dại, mình mẩy đau ê ẩm. Cực là vậy, lương cứng bọn mình chỉ nhận được 2 triệu đồng/tháng". Vân bảo, làm việc 2 năm, chẳng có hợp đồng lao động, giờ kinh tế khó khăn, cửa hàng vắng khách nên ngoài tiền boa không còn khoản nào khác.
Theo quy định, kỹ thuật viên massage phải có chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, phần lớn những quy định này đều bị bỏ qua. 6 năm làm nhân viên massage tại cơ sở ở Cầu Giấy, Tuấn chưa bao giờ gặp đoàn kiểm tra. "Thực ra, muốn kiếm chứng chỉ massage đâu khó, đến bằng đại học còn mua được, chứ chứng chỉ massage chỉ cần 1,5 triệu đồng là có ngay", Tuấn nói.
Chị Hương, từng làm quản lý spa trên phố Thợ Nhuộm (Q.Hoàn Kiếm) thừa nhận, nhiều cơ sở massage, spa phát triển nên nhu cầu tuyển dụng trong ngành nghề này khá cao. "Chỉ cần có tay nghề cứng, bằng cấp không quan trọng. Hơn nữa, các đoàn kiểm tra chủ yếu mang tính hình thức và hầu như không hỏi đến chứng chỉ nên chúng tôi chẳng yêu cầu, nhân viên ai có thì trình ra, ai có thì được ưu tiên hơn", chị Hương cho hay.
"Chiều khách có mất gì đâu"
Phần lớn những nhân viên massage đều chia sẻ: đã làm nghề này dù là nhân viên nam hay nữ đều không tránh khỏi bị khách hàng dụ dỗ, tán tỉnh, sàm sỡ. Minh Thùy, nhân viên massage (quê Phú Thọ) kể: "Ban đầu bạn bè cũng có ý kiến này nọ, nhưng mình tự nhủ, làm nhân viên massage thì sao chứ? Mình sống đúng với con người mình, miễn là không vi phạm pháp luật. Nhưng có ở trong nghề mới biết, phải nhẫn nhịn và chịu áp lực. Có lần gặp khách say rượu, nôn mửa khắp phòng, lại còn có ý định sàm sỡ, mình nhẹ nhàng từ chối. Thấy không sơ múi được gì, ông ta mang tiền ra nịnh, mình yêu cầu quản lý đổi người. Lập tức, vị khách quay sang mắng chửi thậm tệ. Buồn nhất là sau đó, quản lý nói mình chiều khách có mất gì đâu".
Ngoài bị quấy rối, những nhân viên trong nghề massage còn chịu áp lực làm việc quá sức, thậm chí đến đổ bệnh. Thu Vân kể: "Có hôm làm 6 ca, đến 90 phút, mệt bơ phờ không làm nổi. Chủ vẫn nhận thêm khách, ép chúng tôi phải làm. Sức mệt, làm không nổi bị chủ và khách mắng chửi té tát. Buồn tủi vẫn phải gắng gượng, mình đâu thể bỏ cuộc vì đã lỡ đặt tiền cọc cho chủ 5 triệu đồng. Sau này, vì không chịu chiều khách họ sa thải tôi và cũng không trả tiền cọc".
Nhiều người nghĩ massage là nghề hái ra tiền, nhưng theo Minh Hiếu - nhân viên có thâm niên 6 năm trong nghề ở Q.Hà Đông (Hà Nội), làm nhân viên massage chân chính chỉ đủ ăn, chỉ có những ai "xé rào" mới dư tiền tiêu xài. (Còn tiếp)
Hợp đồng lao động cũng như không Sau tai nạn xe máy, Anh Tuấn quyết định bỏ nghề vì thấy quá bất công. "Tôi vào viện, không bảo hiểm y tế, toàn bộ tiền thuốc thang, viện phí tốn hơn chục triệu mình tự lo hết. Lúc đấy mới nhận thấy, những bản hợp đồng chỉ là hình thức chẳng có giá trị gì. Luật trong nghề này là vậy, chúng tôi không có quyền đòi hỏi, chỉ có một sự lựa chọn hoặc làm việc hoặc không", Tuấn bộc bạch.
Theo TNO
Lao động tự do bị "thả nổi"? Trao đổi với báo chí, ông Bạch Quốc Việt, Trưởng phòng Vệ sinh an toàn lao động - Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, Sở chưa thể thống kê hết lượng lao động tự do đang có mặt tại Thủ đô. Trên toàn thành phố cũng chưa hề có cơ quan nào chính thức chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo và huấn...