Massage đèn mờ và những chiêu trò lột sạch tài sản khách mua vui
Nhiều người cứ nghĩ đến các cơ sở massage là để thư giãn cho khuây khỏa sau một ngày lao động mệt nhọc. Tuy nhiên, không phải điểm massage nào cũng đứng đắn, nhiều tiệm hành nghề nhạy cảm này chỉ để làm bình phong cho những chuyện mờ ám.
Cứ nằm sấp xuống là bị móc ví
Cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, tại thành phố biển Nha Trang, nổi lên một băng nhóm chuyên lợi dụng việc mat-xa để thực hiện hành vi móc túi, ví, “chôm” tiền của khách. Đáng chú ý, trong băng nhóm này, từ chủ quán, nhân viên đến những kẻ dắt mối, đều liên kết chặt chẽ với nhau, nhằm đưa “thượng đế” vào “mê hồn trận”.
Trót sa chân vào nơi tổ quỷ, vì xấu hổ, nhiều vị khách đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” dù biết mười mươi mình bị mất trộm. Chỉ đến khi có hai vị khách dũng cảm đứng ra tố cao, “ổ nhền nhện” này mới bị phát giác.
Năm 2012, Một và Nguyễn Thị Kim Lon (SN 1984, ngụ thôn Tân Khánh, Ninh Sim, Ninh Hòa, Khánh Hòa) rủ nhau mở tiệm massage. Cả hai thuê địa điểm tại số 68 Dương Hiến Quyền, phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang). Dù hơn kém nhau hàng chục tuổi nhưng hai đối tượng “hợp nhau” ở chỗ không chịu làm ăn chân chính. Ngay từ đầu, mục đích của hai đối tượng đã là chờ sơ hở, lấy trộm tài sản của khách đến massage. Để không phải lộ diện, Lon đã nhờ một phụ nữ khác đứng ra làm hợp đồng thuê căn nhà nói trên, chỉ hàng tháng trả tiền thuê nhà sòng phẳng.
Không có giấy phép kinh doanh, nhưng từ tháng 2/2013, hai đối tượng vẫn khai trương tiệm massage. Trước khi tiệm đi vào hoạt động, cả hai thỏa thuận, Một làm nghề chạy xe thồ, đi lại nhiều nên có trách nhiệm dắt khách cũng như liên hệ với các xe thồ khác.
Xe thồ nào chở khách đến, trong lúc massage nếu lấy được tài sản, sẽ chia 50% trị giá tài sản. Còn nếu không trộm cắp được, xe thồ sẽ hưởng 50 ngàn đồng trong tiền vé massage.
Về phần mình, khi có khách, Lon có nhiệm vụ báo cho nhân viên massage biết. Sau đó, Một sẽ đến đón nhân viên về tiệm và đứng ở ngoài cảnh giới. Lon hướng dẫn cho nhân viên massage cách đón khách, bắt khách cởi quần áo treo vào móc cố định. Quan trọng nhất, nhân viên phải yêu cầu khách nằm úp và che chắn khéo léo cho đồng bọn phía ngoài trộm cắp.
Bàn bạc đâu ra đấy, khoảng 11h ngày 3/3/2013, một xe thồ quen đón được hai vị khách đi massage, gọi điện trước cho Lon. Ngay lập tức, Lon điều hai nhân viên về tiệm. Thỏa thuận giá cả đâu vào đó, hai vị khách đưa cho chủ tiệm 400 ngàn đồng. Hai tiếp viên đưa các “thượng đế” vào cùng một phòng có rèm che ngăn cách giữa hai giường.
“Kịch bản” trộm cắp thực hiện như đã định. Trong lúc các vị khách đang “lên tiên”, Lon lẻn vào phòng móc trộm ví trong túi quần treo trên mắc. Nữ đạo chích khéo léo lấy hai tờ tiền mệnh giá 100USD và hai tờ mệnh giá 500 ngàn đồng và hai tờ mệnh giá 100 ngàn đồng. Xong xuôi, Lon trả bóp lại vào túi khách rồi nhắn tin cho hai tiếp viên biết phi vụ đã thành công.
Đang được tại ngoại lại mắc tội cũ
Lúc này, sau màn đấm bóp, các vị khách có nhu cầu đi khách sạn “mây mưa”. Đến điểm hẹn, hai nạn nhân mới phát hiện đã bị mất tiền. Dù rất xấu hổ vì biết đã vào tròng của đám nữ quái, hai vị khách vẫn quyết định báo công an. Truy xét nhanh, ngay khi các đối tượng tụ tập để ăn chia “chiến lợi phẩm”, các trinh sát đã ập vào bắt quả tang.
Tại cơ quan điều tra, Lon, Một và các đối tượng tham gia vụ việc đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình. Cuối tháng 2/2014, TAND TP Nha Trang đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt bị cáo Lon 18 tháng tù cho hưởng án treo, bị cáo Một 21 tháng tù, các bị cáo khác đều phải nhận mức án tương xứng.
Video đang HOT
Cho rằng mức án dành cho mình quá nặng, bị cáo Một làm đơn kháng cáo, xin được hưởng án treo. Trong thời gian bị cáo này được tại ngoại chờ Tòa mở phiên phúc thẩm, nhiều người sẽ không thể tin khi biết Một không hề ăn năn hối cải, tiếp tục phạm đúng tội cũ.
Vừa hầu tòa cuối tháng 2 thì giữa tháng 3, Một lại đứng ra mở một tiệm massage ở 24 Cầu Bè, thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh (TP Nha Trang) và vẫn hoạt động với phương thức cũ. Điểm khác biệt là thay vì xe lôi, Một nhờ cậy một vài đối tượng biến chất hành nghề “xe ôm” làm nhiệm vụ kéo khách. Một ngày cuối tháng 3/2014, một “xe ôm” chủ động bám sát hai vị khách nam, gạ gẫm đưa đi massge bình dân với giá chỉ 150 ngàn đồng.
Được sự đồng ý, “xe ôm” lập tức đưa hai vị khách về thẳng tiệm của Một. “Bổn cũ soạn lại” y như ở vụ án trước đó. Trong lúc hai nhân viên massage lả lơi, ngả ngốn che mắt khách, một đối tượng ở ngoài lẻn vào phòng, móc ví da trong quần dài của khách, trộm cắp được 3,2 triệu đồng.
Khác lần trước, ngay ở trong tiệm, “thượng đế” đã phát hiện bị mất tiền, xảy ra cãi vã dữ dội với hai nhân viên. Sau đó, thông tin vụ việc được báo đến cảnh sát. Không mất nhiều thời gian, cảnh sát đã lần ra “ổ con nhền nhện”, ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Lê Một và một số đối tượng liên quan về hành vi trộm cắp tài sản.
Chân dung các đối tượng trộm cắp trong quán đèn mờ
Theo nhận định của cảnh sát, hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, các bị cáo những người trưởng thành, có sức khỏe nhưng không chịu lao động chính đáng mà lợi dụng việc mở tiệm massage, để lén lút thực hiện việc trộm cắp tài sản của khách.
Hành vi đó của các bị cáo đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh và trật tự xã hội ở địa phương. Một ngày gần đây các đối tượng này sẽ phải trả giá đắt cho hành vi trộm cắp tinh ranh và thái độ không chịu phục thiện của mình.
Theo ANTD
Vì sao VN tránh được bi kịch thánh chiến?
Tâm lý 'vái tứ phương' khiến người Việt bao dung hơn, thân thiện, dễ dàng tiếp nhận sự khác biệt hơn. Các giá trị dung hòa lẫn nhau khiến Việt Nam không xảy ra chiến tranh tôn giáo hay thánh chiến.
LTS: Nhà báo Nguyễn Phương Mai, 37 tuổi, có bằng TS về giao tiếp đa văn hóa (Intercultural Communication) tại ĐH. Utrecht, Hà Lan. Chị là chuyên gia đào tạo về kỹ năng mềm, và giảng dạy môn Đàm phán/ Giao tiếp Đa văn Hóa tại ĐH Khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan và là nhà báo tự do. Chị đã đặt chân tới hơn 80 quốc gia khác nhau.
Nguyễn Phương Mai là tác giả cuốn "Tôi là một con lừa" xuất bản năm 2013. Ngày 8-3 sắp tới chị sẽ cho ra mắt cuốn tiếp theo, "Con đường Hồi giáo", sau chuyến đi qua 13 nước Trung Đông thời kỳ hậu Mùa Xuân Ả Rập.
Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Phương Mai về ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng tới sự phát triển xã hội, và quan điểm tự do của phụ nữ.
TS Nguyễn Phương Mai. Ảnh: Lê Anh Dũng
'Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài'
Những dịp đầu năm, mùa lễ hội, cũng là dịp để những nhà nghiên cứu, nhà văn hóa.. nhìn nhận vào sự ảnh hưởng và tác động của tôn giáo, tín ngưỡng, thế giới tâm linh vào đời sống con người. Chị có thể chia sẻ những kinh nghiệm của chị. Sự tác động này ở những quốc gia chị từng biết, có khác ở Việt Nam?
Thế giới chia ra ba nhánh tín ngưỡng: 1) đa thần giáo: thờ nhiều thần thánh như thần Mặt Trăng, thần Mặt trời... 2) độc thần giáo: thờ một Thượng Đế toàn năng duy nhất, gồm có đạo Do Thái, Thiên Chúa, đạo Hồi... 3) nhân thánh giáo: thờ người trần như Phật giáo, Khổng giáo, đạo ông bà...
Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á có xu hướng nghiêng về nhánh thứ ba: thờ những con người được suy tôn thành thần thánh. Điều đó giải thích việc có đền thờ các danh nhân, anh hùng dân tộc ở Việt Nam.
Suốt mấy ngàn năm dựng nước, người Việt luôn phải chống chọi với đủ các thế lực ngoại xâm khác nhau, là nơi giao hòa của nhiều nhánh cành văn hóa và tôn giáo khác nhau nên tâm thế của họ là "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", luôn có xu hướng biến chuyển để phù hợp. Người Việt du nhập rất nhiều tôn giáo. Trên bàn thờ của người Việt có thể có vừa có chúa Giê-xu, vừa có ảnh tổ tiên ông bà.
Trong miền Nam, người theo tam giáo có thể đến vái đền của đạo Hindu thờ linga, người Chăm Bà ni ngoài thờ Thượng Đế của đạo Hồi còn thờ thần mưa, thần gió. Đạo Cao Đài thuần Việt thờ cả một ông vua bên Thổ Nhĩ Kỳ. Linh vật giáo cũng rất phổ biến ở nước ta với niềm tin vào sự linh thiêng của sông, suối, hòn đá, bụi cây (thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề). Sự biến đổi mình để phù hợp với hoàn cảnh để tồn tại thấm vào và thể hiện ra ngay ở tôn giáo. Chính vì sự hòa trộn tôn giáo này mà chúng ta có tâm lý vái tứ phương,
Từ góc độ tích cực, sự phong phú đó khiến người Việt bao dung hơn, thân thiện, dễ dàng tiếp nhận sự khác biệt hơn. Các giá trị được lặn vào, dung hòa lẫn nhau; không loại trừ và mâu thuẫn. Chính điều đó khiến Việt Nam không xảy ra những cuộc chiến tranh tôn giáo lớn, không xảy ra bi kịch thánh chiến như ở các nước Trung Đông, châu Âu.
Tâm lý dễ chấp nhận văn hóa, tôn giáo khác khiến ngày lễ Noel cũng thành một ngày vui ở Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng
Khi thần thánh 'mua' được, giá trị tâm linh biến đổi
Những sự lộn xộn nơi đền chùa, lễ hội, buôn thần bán thánh... khiến người ta đang đặt những câu hỏi về giá trị của thế giới tâm linh. Điều này nên lý giải thế nào?
Nên bắt đầu từ câu hỏi: Tại sao có tôn giáo và taị sao tôn giáo vẫn còn tồn tại?
Thứ nhất, tôn giáo được hình thành từ khao khát có thể tìm ra câu trả lời cho muôn vàn dấu hỏi: Tại sao chúng ta ở đây? Chúng ta sinh ra từ đâu? Tại sao có sông núi biển trời?..vv. Bằng cách đó, tôn giáo hình thành với tư cách một khoa học.
Thứ hai, tôn giáo tồn tại để thỏa mãn hoài bão về sự bất tử, toàn năng, thống trị vũ trụ của loài người. Khát khao đó được phản chiếu thành hình ảnh thánh thần và Thượng Đế, bất sinh bất diệt, nhìn rõ tứ phương vũ trụ.
Thứ ba, tôn giáo có chức năng duy trì đạo đức xã hội. Niềm tin vào luật nhân quả, vào thiên đường và địa ngục sẽ góp phần vào việc hối thúc con người sống thiện hơn. Khi xã hội ổn định, người dân sống ngay thẳng, thiện tâm, thế giới tâm linh cũng vậy.
Bìa cuốn sách Con đường Hồi giáo
Nhưng khi niềm tin mất đi, đạo đức khủng hoảng, kinh tế khủng hoảng, người dân sẽ chỉ còn niềm tin và bấu víu vào thế giới tâm linh. Đáng buồn thay, đây không những là sự bấu víu mà còn là sự bóp méo thế giới tâm linh. Những kẻ suy kiệt niềm tin này không những tìm sự chở che ở thế giới thần thánh mà thậm chí còn cho rằng thần thánh có thể đút lót, tham nhũng bằng tiền.
Đó là sự bắt đầu của những hành động báng bổ thần thánh, bởi thần thánh lúc đó đã "mua" được. Chẳng hạn như những quan tham đi chùa cầu xin thần thánh ban phước cho những phi vụ làm ăn vô đạo.
Khi người ta tin rằng tôn giáo không còn chức năng trấn giữ đạo đức xã hội, thậm chí tôn giáo có thể "phản bội" các giá trị đạo đức, giúp đỡ kẻ ác kẻ tham, thì hẳn nhiên con người trở nên hoang mang, xã hội sẽ bấn loạn. Thần thánh trở thành âm binh, xấu tốt không còn phân biệt. Chung quy gốc rễ của vấn đề là sự khủng hoảng niềm tin.
Điều này có xảy ra ở những quốc gia khác, vùng tôn giáo khác?
Khi niềm tin bị mất đi là khi tôn giáo trở nên đắt hàng nhất. Đó không phải là quy luật nhưng xảy ra khá phổ biến ở một số quốc gia đang phát triển trên thế giới. Khi tôn giáo lên ngôi đó cũng là khi quyền lực lên ngôi. Mà quyền lực thì đương nhiên là có khả năng làm băng hoại con người.
Quyền lực tối thượng sẽ dẫn đến khả năng phá hủy tối đa.
(Còn nữa)
Hoàng Hường(Thực hiện)
Theo VNN
Cảnh tượng trông thấy... ở WC công cộng Thủ đô Bên cạnh nhiều nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, có nhân viên túc trực, thì Hà Nội vẫn có "chốt" giúp thượng đế "giải cơn khát" cáu bẩn, nhem nhuốc. Theo ghi nhận của PV, nhà vệ sinh công cộng bên hồ Gươm cạnh đường Đinh Tiên Hoàng khá khang trang... nên ăn theo, cửa tiệm tạp hóa mọc san sát. Nằm...