Marvel quyết định gói gọn “Avengers: Infinity War” thành một phần phim duy nhất
Theo thông tin từ phía Disney và Marvel, bom tấn “ Avengers: Infinity War” sẽ không được chia làm hai phần.
Theo thông tin chính thức từ Disney thì bom tấn Avengers: Infinity War vẫn sẽ ra rạp đúng ngày, nhưng không còn Part 1 nữa, mà sẽ chỉ là duy nhất một phim. Còn Avengers: Infinity War Part II đã được đổi lại thành một phim Avengers chưa có tựa. Cả hai cũng sẽ ra rạp lần lượt vào năm 2018 và 2019 đúng như lịch trình cũ.
Toàn bộ “Infinity War” gói gọn trong một tập phim
Việc gom Infinity War thành một phim không đồng nghĩa với việc trận đại chiến giữa Mad Titan và Avengers sẽ kết thúc trong một tập phim, mà nó vẫn có thể kéo dài tới tận phần tiếp theo. Nhiều nguồn dự đoán rằng Infinity War sẽ là điểm kết thúc của các Avengers cũ, gồm: Iron Man, Captain, Black Widow, Hawkeye, Thor và Hulk.
Những siêu anh hùng của Giai Đoạn Một
Còn tập phim Avengers “chưa có tựa” sẽ khai thác vào nhóm anh hùng Giai Đoạn 3 gồm Black Panther, Ant Man, Dr. Strange, Spider Man và rất có thể là Captain Marvel.
Dr. Strange, một trong những siêu anh hùng Giai Đoạn 3
Video đang HOT
Tuy nhiên, anh em nhà Russo từng cho biết rằng diễn biến trong Thế Giới Điện Ảnh Marvel sẽ được chia ra theo hai cốt truyện riêng biệt, rất có thể giống như hint trong đoạn cuối của Captain America Civil War: Một đội Avengers chính thức do Tony Stark chỉ huy, và một đội Secret Avengers do Steve Rogers lãnh đạo. Đồng thời, những nhân tố siêu anh hùng mới sẽ được tùy nghi lựa chọn con đường của mình (giống Divided we stand của Marvel). Nên cũng có giả thuyết rằng trong Infinity War, Thanos sẽ chiến đấu với một đội, còn phim Avengers mới sẽ xoay quanh đội còn lại.
Từ sau Civil War, thế giới của Marvel chia thành hai cốt truyện
Hoặc một giả thuyết phũ phàng nhưng thực tế hơn là: Người xem quá ngán ngẩm trò “tách phim thành hai” nhằm moi tiền của các nhà sản xuất phim, mà điển hình là những thương hiệu “The Hunger Game” hoặc “The Divergent”, do đó họ sẽ từ chối đi xem theo kiểu Part 1 – Part 2. Disney/ Marvel đành phải thích nghi với thời cuộc, cho Infinity War thành một phim duy nhất nhằm tránh vết xe đổ của các ông lớn khác.
Hiện tại vẫn chưa biết được thêm thông tin gì về phim Avengers mới của họ, nhưng thiết nghĩ với một tựa phim hoành tráng như Infinity War, liệu phim mới này có thể dựa theo cốt truyện gì mà lôi kéo được khán giả ra rạp. Hy vọng chúng ta sẽ sớm được biết.
Theo EricVo / Trí Thức Trẻ
Liệu siêu anh hùng thời hiện đại đang dần trở thành những kẻ sát nhân? (Phần 2)
Giết người dường như là điều không thể tránh khỏi khi cứu thế giới đối với các siêu anh hùng.
Marvel và dàn sát nhân của chủ nghĩa anh hùng
Một bằng chứng nữa cho thấy các studio sẵn sàng kết liễu phản diện không nói nhiều, phải nhắc tới Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Tony Stark (Robert Downey Jr.) có thể là người đàn ông tuyệt vời nhất quả đất, có khả năng phát minh mọi thứ kể cả tích hợp một phần bộ giáp lên chiếc đồng hồ. Tuy nhiên điều đó không ngăn cản việc nhân vật này giết chết (hoặc ít nhất là cố gắng tiêu diệt) mọi thành phần phản diện trong các phim của mình, từ Obadiah Stane tới Aldrich Killian. Thor giết chết Ragnarok, còn Captain America kết liễu Red Skull.
Marvel không có lỗi ở đây, vì rõ ràng người xem tỏ ra không quan tâm tới điều đó. Kẻ xấu giết người, như thế là không được rồi. Phe chính diện giết chúng, và... thực sự là cũng chẳng còn gì nhiều để nói. Từ khi những trận chiến xảy ra trên màn bạc nhằm mục đích giải trí, thì những cái xác vô danh chồng chất của lực lượng "kẻ xấu" - cũng như những giải pháp không đổ máu mà những nhà biên kịch vẫn có thể đưa ra - đều được khán giả mặc nhiên chấp nhận bỏ qua.
Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra khi những nhà làm phim đem điều đó hỏi thẳng vào khán giả?
Khi chuyện sống chết bắt đầu được đặt nặng
Nếu như mặc định phản diện thì "sát hại", còn chính diện "tiêu diệt", tại sao vẫn tồn tại vùng xám bị lãng quên mà ở đó hai khái niệm này rất khó để phân biệt? Trừ khi, tất nhiên, các nhà làm phim cố tình bỏ ngỏ để cho người xem suy nghĩ. Đây cũng chính là trường hợp của Captain America: Civil War. Trong phim, cái giá phải trả bằng tính mạng của con người được tính đến, ít nhất thì đây cũng là điều mà màn ảnh rộng vốn tránh nói tới.
Chúng ta đang nhắc đến cái chết của những thường dân vô tội, trong khi tính mạng của những người lính đeo mặt nạ phe phản diện có lẽ sẽ vẫn bị khán giả và đoàn làm phim ngó lơ dài dài. Không có một bản tin nào đưa tin về những người đàn ông trang bị vũ trang bị Avengers tiêu diệt trên một mảnh đất ngoại quốc.
Chất vấn về việc giết hay không giết được Captain America đưa ra tại Civil War, khi Cap và Bucky bị ép phải đối đầu với lực lượng cảnh sát được gửi đến để giết cựu Chiến binh mùa đông vì tội ác mà anh ta không làm. Trong khi Bucky cố gắng chiến đấu lại, Captain America phải giữ tổn thất về tính mạng của cả hai phe ở mức thấp nhất. Đây cũng là cảnh phim đáng nhớ khi Steve Rogers sẵn sàng mạo hiểm sự an toàn của mình để bảo vệ những người nhầm lẫn anh là kẻ thù của họ.
Thực tế việc Avengers - một nhóm đàn ông đàn bà ăn mặc không giống ai - có thể tự do xâm nhập một quốc gia có chủ quyền, giết nhiều người đàn ông "lạ mặt" trang bị vũ khí ở chốn đông người, và cả thế giới chỉ quan tâm tới thương tật của những người "vô tội" là điều kì dị. Khán giả có thể không bận tâm tới việc Cap và những người bạn bắn hạ quân đội kẻ thù, lột bỏ mặt nạ của họ trong đám khí độc hay đã bay một người từ tầng mấy chục xuống đất. Đó có thể coi như những tai nạn (Opps, xin lỗi vì ném cái khiên đạn bắn không thủng vào lồng ngực của anh, hy vọng anh không chết vì điều đó!). Thế nhưng việc dùng những cảnh đó để nhấn mạnh về một trận chiến vì mạng người là điều gì đó thật khó để chấp nhận.
Những lời khen ngợi gần như hoàn hảo dành cho Civil War, giống như đã từng dành cho The Wolverine hay The Force Awakens cho thấy giới phê bình chẳng bận tâm - một khi các anh hùng còn cảm thấy ổn với điều đó. Họ vẫn sẽ thoải mái dập đầu, quăng kẻ thù vào tường và có lẽ Cap cùng đồng đội vẫn yên tâm rằng những kẻ kia sẽ yên ổn cứ như thể chúng đều được tiêm huyết thanh siêu chiến binh vậy. Nếu các nhà làm phim không chịu HỎI về những điều này, có lẽ khán giả sẽ chẳng bao giờ để ý đến, cũng như họ từng không để ý đến những người dân bị vùi lấp ở Sokovia vậy.
Thực tế là người ta không muốn nghĩ về điều đó
Snyder đã đặt Man of Steel vào tình thế của một trận chiến long trời lở đất mà chỉ có thể chấm dứt khi một trong hai kẻ ngoài hành tinh phải chết. Ở một vài điểm chúng ta đồng ý rằng Superman không cố ý giết người, khi có thể chỉ "ngộ sát" một vài lính của tướng Zod. Thế nhưng quyết định giết chết Zod đã đặt ra câu hỏi lớn cho người xem: Liệu quyết định giết chóc của siêu anh hùng là chính đáng hay không? Khía cạnh đạo đức có tính đến trong trường hợp này? Đây là khoảnh khắc của vinh quang hay thất bại?
Chúng ta cũng sẽ không tìm hiểu về việc Batman làm thế nào để hạ được đối thủ trong truyện tranh mà không giết họ, hoặc tại sao nhân vật này lại ghét súng tới thế. Câu hỏi cũng không phải là "Batman có nên giết người hay không?" hay "Liệu Batman giết người trên phim thì có chính đáng hay không?". Thay vào đó, nên đặt câu hỏi "Tại sao Batman giết người thì lại khác các siêu anh hùng khác giết người?".
Chúng ta không có câu trả lời cho tất cả từng đó nghi vấn, nhưng người xem dường như thụ động trước những vấn đề mà studio đang đặt ra. Câu chuyện về mạng sống trong phim bom tấn không phải là mới mẻ, thế nhưng chỉ đến khi Civil War và Batman v Superman đưa lên màn ảnh, khán giả mới ngỡ ngàng. Chúng ta dường như bị những kĩ xảo cháy nổ hoành tráng che mắt mà bỏ qua những khía cạnh rất nhân văn mà trong đời thường vốn chẳng thể làm ngơ, chứng tỏ độ chênh giữa màn ảnh và thực tế.
Theo Ngọc King / Trí Thức Trẻ
Liệu siêu anh hùng thời hiện đại đang dần trở thành những kẻ sát nhân? (Phần 1) Giết người dường như là điều không thể tránh khỏi khi cứu thế giới đối với các siêu anh hùng. (Bài viết tiết lộ trước nội dung của Batman v Superman; Captain America: Civil War và một số bộ phim bom tấn khác) Chưa bao giờ chúng ta chứng kiến một cuộc cạnh tranh lớn đến thế trên màn ảnh rộng, giữa những...