Maroc: Ngăn chặn trên 1.100 người di cư đến châu Âu vào đêm Giao thừa
Quân đội Maroc cho biết nước này đã bắt giữ trên 1.100 người di cư đang tìm cách đến các vùng lãnh thổ Ceuta và Melilla của Tây Ban Nha vào đêm 31/12/2023 và rạng sáng 1/1/2024.
Người di cư chờ được cứu trên Địa Trung Hải. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Theo nguồn tin trên, lực lượng an ninh và quân đội Maroc đang giam giữ những người di cư trái phép này tại các thành phố Nador, M’diq và Fnideq. Trong đó, 175 người bị bắt tại thành phố Nador giáp với vùng Melilla mang quốc tịch Maroc, Algeria, Tunisia và Yemen. Những người di cư còn lại không được công bố quốc tịch.
Ceuta và Melilla là hai vùng lãnh thổ của Tây Ban Nha nằm ở khu vực Bắc Phi giáp với Maroc. Đây cũng là nơi duy nhất thuộc Liên minh châu Âu (EU) có biên giới đất liền giáp với châu Phi và thường là tuyến đường mà người di cư lựa chọn với hy vọng có thể đến được lục địa châu Âu. Tháng 2 năm ngoái, Maroc và Tây Ban Nha đã ký thỏa thuận hợp tác về vấn đề người di cư. Những năm gần đây, Maroc cũng đã nhận được hàng trăm triệu USD từ EU nhằm giúp giải quyết vấn đề này.
Ngoài ra, người di cư hiện cũng tìm đường đến châu Âu thông qua quần đảo Canary (Tây Ban Nha), khởi hành từ bờ biển Maroc và vùng lãnh thổ tranh chấp Tây Sahara.
Trong năm ngoái, quần đảo này đã đối mặt với cuộc khủng hoảng người di cư tồi tệ nhất kể từ năm 2006. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Tây Ban Nha, từ đầu năm 2023 đến ngày 15/11/2023, có 32.436 người di cư đã đến quần đảo Canary, tăng 118% so với cùng kỳ năm 2022. Trong năm ngoái, hàng trăm người đã thiệt mạng khi cố gắng vượt tuyến đường biển nguy hiểm này để đến châu Âu.
3 người di cư thiệt mạng, 45 người được cứu ngoài khơi Tây Ban Nha
Các nhân viên cứu hộ Tây Ban Nha ngày 15/8 đã tìm thấy 3 người di cư đã tử vong và 45 người còn sống sót trên một chiếc thuyền ngoài khơi đảo Fuerteventura thuộc quần đảo Canary.
Lực lượng cứu hộ khẩn cấp trợ giúp người di cư sau khi được giải cứu ở ngoài khơi quần đảo Canary, Tây Ban Nha, ngày 26/3/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Lực lượng bảo vệ bờ biển Tây Ban Nha cho biết các nhân viên cứu hộ được phái đi cứu một chiếc tàu gặp nạn ngoài khơi hòn đảo này và đã tiếp cận được chiếc tàu trước nửa đêm. Họ tìm thấy 45 người sống sót gồm 42 đàn ông, 2 phụ nữ và 1 trẻ em cùng 3 thi thể. Toàn bộ những người được cứu là người Maroc, ngoại trừ 1 người đàn ông ở vùng Hạ Sahara châu Phi. Cơ quan cứu hộ 112 cho biết 5 người trong tình trạng nghiêm trọng và 6 người đã được đưa vào bệnh viện.
Theo Bộ Nội vụ Tây Ban Nha, trong 7 tháng đầu năm 2022, có 9.589 người di cư sống sót trong chuyển đi biển cực kỳ nguy hiểm từ vùng bờ biển châu Phi đến các quần đảo Canary trên Đại Tây Dương, so với 7.531 người 1 năm trước. Trong cùng thời gian này, số người vượt biển đến quần đảo Balearic giảm xuống 5.284 người từ 7.292 người 1 năm trước. Số lượng người di cư gia tăng kể từ cuối năm 2019 sau khi các cuộc tuần tra dọc bờ biển miền Nam châu Âu làm giảm mạnh các chuyến vượt biển Địa Trung Hải. Ở đoạn ngắn nhất, tuyến đường từ bờ biển Maroc dài khoảng 100 km, tuy nhiên người di cư thường đến từ một khoảng cách xa hơn nhiều, với khoảng cách từ Mauritania hơn 1.000 km theo đường chim bay.
Tuyến đường Đại Tây Dương có tiếng nguy hiểm vì dòng chảy mạnh, với người di cư thường đi trên những chiếc thuyền ọp ẹp quá tải, không an toàn.
Nhiều người di cư thiệt mạng trong vụ chìm thuyền ở Maroc Ngày 25/7, chính quyền địa phương Maroc cho biết 8 người di cư đã thiệt mạng sau khi thuyền chở họ bị lật ngoài khơi bờ biển thuộc miền Nam Maroc khi họ cố gắng tiếp cận quần đảo Canary của Tây Ban Nha. Lực lượng cứu hộ chuyển thi thể người di cư trên Địa Trung Hải. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN...