Mark Zuckerberg – Sự trưởng thành của một nhà lãnh đạo
Các nhà đầu tư đã bị Mark Zuckerberg thuyết phục về cách vị CEO trẻ tuổi này điều hành công ty.
Kết thúc phiên giao dịch thị trường Mỹ hôm 15/9 vừa qua , Cổ phiếu của Facebok đã đạt giá trị 22 USD, tăng 6%. Nếu tính từ giá trị đáy 17,73 USD hôm 4/9 vừa qua, cổ phiếu của hãng đã tăng lên tới 24%.
Giá cổ phiếu của Facebook lại tăng mạnh sau buổi phỏng vấn Mark Zuckerberg.
Buổi phỏng vấn CEO Mark Zuckerberg vài ngày trước đã thực sự tạo ra điều thần kỳ này. Tại hội nghị TechCruch Disrupt, buổi phỏng vấn công khai đầu tiên kể từ đợt IPO, Mark đã bày tỏ tầm nhìn của mình trong việc quản lý Facebook. Mark thừa nhận HTML5 là sai lầm lớn nhất của Facebook. Hãng đã tốn nhiều thời gian tập trung xây dựng nền tảng này, thay vì xây dựng các ứng dụng gốc (native app) trên các hệ điều hành di động. Mark nói thêm rằng, Facebook sẽ không sản xuất điện thoại và mở một cánh cửa cho dịch vụ Facebook Search trong tương lai.
Video đang HOT
Mark Zuckerberg thẳng thắn thừa nhận những sai lầm của mình.
Có thể điều quan trọng hơn hết trong lần phỏng vấn là nó đã là xây dựng một cái nhìn mới của nhà đầu tư về Facebook và vị CEO trẻ tuổi hiện đang điều hành nó. Trước đây, có một số thông tin nói rằng, Mark không thực sự quá quan tâm đến vấn đề tiền bạc lắm – điều được cho là “không thể chấp nhận” được trong một công ty đại chúng như Facebook.
Tuy nhiên tại hội nghị lần này, Mark khẳng định rằng mình muốn xây dựng một doanh nghiệp có tiềm lực khỏe mạnh, qua đó sẽ kiếm được được nhiều tiền. Tuy nhiên không thể quá vội vã chạy theo những gì mà mình chưa chuẩn bị kỹ. Mark nói rằng, một khi bạn xây dựng một nền tảng vững chắc, các nhân tài sẽ tìm tới với bạn, đây cũng là yếu tố vô cùng cần thiết trong việc xây dựng những sản phẩm đột phát trong tương lai.
Mark Zuckerberg khẳng định rằng mình muốn xây dựng một doanh nghiệp vững chắc, có thể kiếm được nhiều tiền.
Cuối cùng, Mark nhấn mạnh với các nhà đầu tư rằng, xây dựng một doanh nghiệp thành công không phải là điều “ngẫu hứng” của anh. Đây thực sự là điều Mark muốn làm. Mark muốn Facebook trở thành một cầu nối lớn nhất kết nối mọi người trong xã hội với nhau.
Theo Genk
Ngày càng nhiều nông dân Mỹ "sống nhờ" Internet
Nói đến nông dân, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh chiếc máy cày. Nhưng ngày nay, hình ảnh người nông dân Mỹ đang ngày càng gắn liền với những thiết bị số hiện đại như laptop, smartphone và máy tính bảng.
Số nông dân Mỹ truy cập Internet trên các thiết bị số khác nhau đã tăng mạnh mẽ, thay đổi hẳn cách làm nông nghiệp, cách kinh doanh của người nông dân. Họ cho biết họ dùng Internet để đẩy nhanh tốc độ luồng công việc, nâng cao các kỹ thuật làm nông, bán nông sản, kết nối với khách hàng - nhà bán lẻ và thực hiện vô số công việc khác.
Trong thập kỷ qua, số các trang trại Mỹ kết nối Internet đã tăng gần 20%. Đến nay, đã có hơn 50% trang trại Mỹ tiếp cận với Intenret. "Internet là một phần không thể thiếu trong quy trình làm kinh doanh nông nghiệp", Dan Errotabere, sở hữu vùng nông trại rộng 3.500 mẫu ở vùng Fresno nói và cho biết thêm: "Nếu bỗng nhiên mất điện, mọi thứ trên trang trại dường như đều dừng lại. Thực tế là mọi quy trình làm nông giờ đều được điện tử hoá".
Tất nhiên, tỷ lệ thâm nhập Internet ở người nông dân vẫn thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn dân - gần 80% người Mỹ lướt web tại nhà. Song trước việc các thiết bị kết nối Internet ngày càng rẻ và tính di động ngày càng cao đã làm tăng xu hướng nông dân dùng Internet.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, những trang trại lớn như trang trại của Errotabere đều đã có Internet. Hơn 70% nông trại với doanh số khoảng 250.000 USD hoặc hơn đã dùng Internet trong kinh doanh nông sản.
Với Errotabere, Internet là chìa khoá để giao tiếp và cung cấp tài liệu đến các quan chức chính phủ, nhà sản xuất, hãng đóng gói và đại lý bán lẻ. Nhân viên của ông thường xuyên gửi báo cáo trực tuyến, nhận tư vấn diệt sâu bọ, côn trùng qua email và biết thông tin thời tiết qua SMS. Hàng giờ, Errotabere tải thông tin về mùa vụ, giá cả nông sản qua Internet. "Internet nhanh hơn, di động hơn và tin cậy hơn thư tay", Errotabere nói. Ông sử dụng một chiếc laptop, một chiếc smartphone và vừa mua thêm một chiếc iPad. "Bạn sẽ biết bất cứ gì đang diễn ra trong thế giới với thời gian thực. Nó thực sự làm nên cuộc cách mạng với ngành kinh doanh nông sản".
Còn Alec Smith, giám đốc "công ty gia đình" Turlock Fruit Company chuyên trồng dưa hấu và các loại nông sản khác, cho biết một trong những cải tiến quan trọng nhất mà Internet mang lại là các biện pháp phòng tránh sâu bệnh. Khi cây cối, mùa hàng có dấu hiệu dịch bệnh, các nhân viên của Turlock Fruit lại chụp ảnh và gửi email cho các chuyên gia phòng tránh dịch bệnh nông nghiệp tại các trường đại học. Sau đó, qua email, các chuyên gia sẽ tư vấn, giúp phòng chống dịch bệnh. Các nhân viên của Turlock Fruit Company cũng sử dụng những website kết nối việc mua bán giữa người trồng và người vận chuyển, các đại lý bán lẻ, bán buôn. Họ có thể đặt hàng trực tiếp với công ty của Smith.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết khoảng 41% nông trại nhỏ hơn tại Mỹ cũng đã online. Rob Rundle, chủ trang trại Rundle Family Farms, trồng rau trên 13 mẫu đất ở vùng ngoại ô Fresno, cũng dùng Internet trên máy desktop và smartphone để học hỏi về sâu bệnh, các giống rau, sản xuất mùa màng, sử dụng phân bón và các loại đất. Trước khi có Internet, Rundle cho biết ông phải nói chuyện trực tiếp với các chuyên gia tư vấn nông nghiệp hoặc mua sách tham khảo. Internet khiến mọi thứ nhanh hơn và rẻ hơn.
Mike Smith, chủ trang trại 40 mẫu Smith Family Farm, thường xuyên đăng tải ảnh cây trồng, trang trại lên Facebok, cập nhất website nông trại của ông hàng tuần, và điều hành một blog về nông phẩm. Khách hàng vẫn gửi email để đặt hàng cho Smith. "Internet có ý nghĩa sống còn với nhiều nông dân nhỏ", ông nói. "Không có Internet, chẳng ai biết đến bạn".
Dù công nghệ mới mang lại nhiều lợi ích to lớn, song rào cản Internet vẫn còn đó với nhiều nông dân. Richard Molinar, một tư vấn nông nghiệp ở trường Đại học California, cho biết những nông dân thế hệ lớn tuổi và nông dân nhập cư thường không dùng Internet hoặc các thiết bị số. Hơn nữa, dù giá máy tính, điện thoại và phí truy cập Internet đã giảm, song với nhiều nông dân nhỏ mức giá đó vẫn đắt. Một số nông dân vẫn hì hục dùng kết nối Internet quay số (dial-up). Các trang web tải quá chậm, các cuộc gọi điện thoại thường bị rớt.
Theo một báo cáo mới đây của Bộ Thương mại Mỹ, người nông dân vẫn tụt hậu về mặt truy cập Internet tốc độ cao. Ở nông thôn, 60% hộ gia đình đã dùng Internet băng rộng, thấp hơn 10% so với các hộ gia đình đô thị.
Theo ICTnew