Mark Zuckerberg nghỉ hai tháng để ở bên con gái
Ông chủ Facebook sẽ đặt công việc sang một bên để nghỉ hoàn toàn trong hai tháng, sau khi chào đón đứa con đầu lòng.
Mark Zuckerberg và vợ Priscilla Chan.
“Đây là một quyết định cá nhân. Tôi sẽ nghỉ phép hai tháng khi con gái tôi chào đời”, Mark viết trên trang Facebook cá nhân.
“Nghiên cứu cho thấy rằng khi cha mẹ có thời gian ở bên cạnh đứa con mới lọt lòng, kết quả sẽ tốt hơn cho cả trẻ và gia đình. Tại Facebook, chúng tôi có thời gian nghỉ 4 tháng thai sản có trả lương cho nữ nhân viên và cả thời gian nghỉ dành cho các ông bố, điều mà họ có thể sử dụng bất cứ khi nào trong năm”, Mark nói. Anh thông báo tin vui của gia đình mùa hè năm nay và cho biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, tuy nhiên không công bố thời điểm đứa bé chào đời.
Giám đốc điều hành Facebook Sheryl Sandberg gửi lời chúc mừng Mark nhân sự kiện trọng đại này.
“Hãy tận hưởng những tháng đầu quý giá với con gái. Tôi rất mong chờ được gặp cô bé”, Sheryl viết.
Video đang HOT
Hôm 21/11, Mark Zuckerberg đăng hình ảnh về sự chuẩn bị của hai vợ chồng cho đứa con đầu lòng. Ảnh: Facebook/Mark Zuckerberg
Theo Today, thông báo trên được đưa ra khi Google, Netflix, Microsoft và các công ty công nghệ cao khác mở rộng chính sách nghỉ của bố mẹ khi con chào đời nhằm thúc đẩy tuyển dụng và giữ nhân viên tài năng.
Thông báo của Zuckerberg nhận được nhiều ý kiến ủng hộ. Nhiều người hy vọng rằng hành động của anh sẽ mở đường cho các công ty khác khi áp dụng chế độ sử dụng lao động.
Netflix Inc. hồi tháng 8 cho biết các nhân viên của họ có thời gian nghỉ lên đến một năm sau khi sinh hoặc trong thời gian nuôi con. Adobe Systems Inc. and Microsoft cũng ủng hộ các quyền lợi của cha mẹ sau khi có con.
Hồi tháng 9, Marissa Mayer, giám đốc điều hành Yahoo!, thông báo đang mang thai một cặp song sinh và chỉ nghỉ sinh trong thời gian giới hạn. Trong lần đầu mang thai hồi năm 2012, Mayer sinh con chỉ vài tháng sau khi nhậm chức CEO của Yahoo!. Cô đã làm việc trong suốt hai tuần nghỉ thai sản.
Hoàng Anh
Theo Zing News
Cựu Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc bị bắt vì nhận hối lộ
Ngày 6/10, cựu Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68, ông John Ashe, đã bị các nhà điều tra liên bang Mỹ bắt giữ với cáo buộc nhận hối lộ của các doanh nghiệp từ Macau (Trung Quốc), một sự kiện khiến Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cảm thấy "sốc" và "đau lòng."
Cáo trạng được cơ quan điều tra liên bang Mỹ đưa ra cho biết ông John Ashe, từng là Đại sứ của Antigua và Barbuda tại Liên hợp quốc và được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 (2013-2014), đã nhận hối lộ hơn 1 triệu USD dưới nhiều hình thức từ doanh nhân Trung Quốc liên quan tới việc xây dựng trung tâm hội nghị của Liên hợp quốc ở Macau.
Ông John Ashe cũng bị cáo buộc đã hai lần gian lận thuế liên quan tới vụ việc này trong giai đoạn 2011-2014.
Cáo trạng cho thấy ông John Ashe đã có một cuộc sống xa hoa nhờ những khoản tiền hối lộ.
Ông John Ashe đã chi 59.000 USD để mua các bộ complê may tay tại Hong Kong trong năm 2013-2014; mua 2 đồng hồ Rolex đầu năm 2014 trị giá 54.000 USD và hồi cuối năm 2014 đã chi 40.000 USD để mua trả góp một chiếc xe hạng sang hiệu BMW X5.
Ngoài ra, ông John Ashe cũng chi 69.000 USD để đăng ký thành viên một câu lạc bộ tại bang South Carolina và chi 30.000 USD để xây dựng một sân chơi bóng rổ tại căn hộ của ông ở New York.
Ngoài ông John Ashe còn có 5 nhân vật khác cũng nằm trong cáo trạng, gồm đại gia bất động sản Macau, ông Ng Lap Seng và phụ tá Jeff C. Yin, đã bị bắt giữ từ hôm 19/9 và bị cáo buộc đã gian dối về mục đích sử dụng 4,5 triệu USD tiền mặt họ chuyển vào Mỹ kể từ năm 2013; Phó Phái đoàn Thường trực Cộng hòa Dominican, ông Francis Lorenzo, với cáo buộc đã trợ giúp ông Ng Lap Seng hối lộ ông John Ashe; và Giám đốc Điều hành Shiwei Yan và Giám đốc Tài chính Heidi Hong Piao của một tổ chức phi chính phủ tại thành phố New York.
Tại cuộc họp báo thường nhật ngày 6/10, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, ông Stephan Dujarric cho biết "ông Ban Ki-moon cảm thấy sốc và đau lòng trước những cáo buộc với ông John Ashe."
Ông Stephan cũng cho biết rằng các quan chức Liên hợp quốc và nhóm pháp lý của tổ chức này không biết về cuộc điều tra do các nhà chức trách liên bang Mỹ thực hiện, đồng thời khẳng định rằng "tham nhũng không phải là việc đâu lại hoàn đấy ở Liên hợp quốc."
Theo cáo trạng, cựu Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc John Ashe đã trở thành công dân hợp pháp của Mỹ vào khoảng năm 2000.
Tại thời điểm hiện nay, ông Ashe cũng không còn là nhà ngoại giao, và chỉ được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao đối với hành vi liên quan tới các vị trí chính thức.
Tuy nhiên, sự miễn trừ đó không giúp ông Ashe thoát khỏi việc bị bắt giữ và cũng không giúp ông tránh được những truy tố liên quan tới các hành động bên ngoài tư cách là nhà ngoại giao./.
Theo Vietnam
Soi lương "khủng" của CEO Volkswagen vừa từ chức Giám đốc điều hành (CEO) Martin Winterkorn của hãng sản xuât ô tô lớn nhât châu Âu Volkswagen nhân mức lương "khủng" lên tới 23 triêu USD. Ôn Martin Winterkorn hôm qua (23/9) bất ngờ tuyên bố từ chức Giám đốc điều hành của hãng ô tô Đức Volkswagen, và có thể "ẵm" gói lương hưu khoảng 32 triệu USD sau vụ từ...