Mark Zuckerberg liệu có lo sợ: ‘Kẻ thù không đội trời chung’ Elon Musk thành cổ đông lớn nhất của Twitter, chuẩn bị cách mạng hóa toàn ngành mạng xã hội
Elon Musk liệu có thể lật đổ được “vua mạng xã hội” Mark Zuckerberg.
Như tin đã đưa, theo hồ sơ mới nhất gửi tới Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Elon Musk hiện đang sở hữu 9,2% cổ phần Twitter, biến ông trở thành cổ đông lớn nhất của mạng xã hội này. Lượng cổ phần của Musk thậm chí gấp 4 lần mức 2,25% của đồng sáng lập Twitter là Jack Dorsey.
Cổ phiếu Twitter đã tăng tới 26% sau khi thông tin kể trên được tiết lộ. Đây là mức tăng lớn nhất trong ngày của cổ phiếu Twitter trong hơn bốn năm qua. Cổ phần của Musk trị giá khoảng 2,89 tỷ USD, dựa trên giá thị trường đóng cửa phiên ngày thứ sáu.
Musk vốn là một trong những nhân vật nổi tiếng trên Twitter với 80 triệu người theo dõi và ông cũng thường xuyên gặp rắc rối trên nền tảng này. Giám đốc điều hành của Tesla hiện đang tìm cách thoát khỏi một thỏa thuận năm 2018 với SEC, buộc ông phải tuân thủ các biện pháp kiểm soát liên quan đến bài đăng về Tesla.
Không rõ Musk đang lên kế hoạch gì với số cổ phần của mình tại Twitter. Việc nộp đơn lên SEC cho thấy rằng ngày xảy ra sự việc có thể là 14/3. Loại biểu mẫu được sử dụng cũng cho thấy nhà đầu tư không tìm cách giành quyền kiểm soát công ty hoặc ảnh hưởng đến người kiểm soát công ty đó.
Trước đó, Musk có thực hiện bài khảo sát với nội dung:
Tự do ngôn luận là điều cần thiết ở một nền dân chủ. Bạn có cho rằng Twitter đang tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này không? Có 2 lựa chọn phía dưới cho người tham gia khảo sát: Có hoặc Không.
Dưới bài khảo sát, Elon Musk còn tha thiết kêu gọi người theo dõi mình rằng: Kết quả của bài khảo sát này có ý nghĩa rất quan trọng. Xin hãy bình chọn thận trọng.
Kết quả, đã có trên 2 triệu lượt bình chọn, trong đó, 70,4% chọn Không và chỉ 29,6% chọn Có.
Chính vì vây, các chuyên gia nhận định rằng việc Elon Musk mua cổ phần lớn của Twitter có thể là mong muốn thay đổi mạng xã hội này theo hướng tích cực hơn.
Video đang HOT
Điều đáng nói là, Elon Musk vốn là “kẻ thù không đội trời chung” của Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook – và cũng là đối thủ của Twitter.
Năm 2018, Elon Musk thậm chí đã công khai thể hiện sự ghét bỏ của mình đối với Facebook. Theo đó, sau khi người đồng sáng lập WhatsApp là Brian Acton đăng tải dòng tweet kèm hashtag #deletefacebook: “Đã đến lúc xóa Facebook rồi”. Musk trả lời ngay lập tức: “Facebook là cái gì vậy?”. Một người hâm mộ đã hỏi Musk rằng liệu ông có xóa trang Facebook của SpaceX không, Musk nói: “Tôi còn không biết là nó tồn tại. Tôi sẽ xóa ngay”.
Sau khi một fan khác chỉ ra rằng Tesla cũng có trang Facebook, Musk nói luôn: “Thật tệ”.
Ngay sau đó, cả trang Facebook của SpaceX và Tesla đều biến mất.
Trong một lần khác, phản hồi về bài tweet của một chính trị gia kêu gọi cần phải kiểm duyệt Facebook nhiều hơn, Musk lại một lần nữa công khai khuyên mọi người nên xóa ứng dụng này.
Tiếp đến sau vụ bạo loạn ở điện Capitol, Musk đã đăng lên Twitter nói rằng: “Đây gọi là hiệu ứng domino”, kèm hình ảnh bàn cờ domino, với quân cờ đầu tiên đại diện cho “website đánh giá phụ nữ trong khuôn viên trường”, ám chỉ sự ra đời của Facebook tại Đại học Harvard. Quân cờ domino cuối cùng là về những kẻ bạo loạn.
Musk cũng chỉ trích hành động chia sẻ dữ liệu của Facebook, đăng một dòng tweet khác về Facebook và đề cập công ty này như là “điệp viên” khi buộc người dùng phải chia sẻ dữ liệu cá nhân với Facebook.
Musk khuyên mọi người chuyển sang ứng dụng nhắn tin mã hóa Signal. Bài viết này thậm chí đã được CEO Twitter Jack Dorsey và một vài lãnh đạo công nghệ khác cũng “không ưa” Zuckerberg đăng tải lại.
Ai thực sự nắm giữ Facebook?
Facebook trải qua nhiều lần đổi tên, làm mới thương hiệu, thâu tóm và thành lập công ty mẹ. Vậy, hiện tại ai đang thực sự sở hữu mạng xã hội này?
Những năm gần đây, danh tiếng của Facebook bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hàng loạt vụ bê bối. Cuối năm 2021, Facebook đổi cấu trúc, thành lập công ty mẹ Meta để "hướng tới chiến lược kinh doanh mới", tập trung vào vũ trụ ảo. Tuy nhiên, nhiều người nhận định đây là một nỗ lực nhằm tránh xa tai tiếng.
Theo Makeuseof, việc đổi thương hiệu đặt ra một số câu hỏi thú vị. Chẳng hạn như ai đang sở hữu Facebook?
Facebook đổi tên thành Meta nhưng bản chất không thay đổi.
Ai đang sở hữu Facebook?
Vào năm 2012, Facebook nộp đơn đăng ký trở thành một công ty đại chúng. Trong đợt phát hành cổ phiếu công khai lần đầu (IPO), mỗi cổ phiếu của Facebook được định giá 38 USD, giúp họ huy động thành công 16 tỷ USD trên thị trường chứng khoán.
Trong tuyên bố công bố việc đổi thương hiệu thành Meta, công ty cho biết cấu trúc của Facebook sẽ vẫn giữ nguyên. Điều này có nghĩa là các bên sở hữu cổ phần lớn trong Facebook sẽ chịu trách nhiệm về Meta. Như vậy, ai nắm giữ vai trò kiểm soát Facebook trước đây cũng tiếp tục điều hành tập đoàn mới.
Cơ cấu cổ phiếu của Facebook khác với các công ty đại chúng khác, vốn gắn một phiếu bầu cho một cổ phiếu. Facebook đặc biệt ở chỗ họ có cấu trúc cổ phiếu "lớp kép". Cổ phiếu Facebook được chia thành 2 loại, cổ phiếu "loại A" và "loại B".
Zuckerberg vẫn nắm giữ quyền lực tuyệt đối tại Meta.
Cổ phiếu loại A là loại mà các nhà đầu tư bình thường có thể mua trên thị trường chứng khoán, đi kèm với một phiếu bầu cho mỗi cổ phiếu. Cổ phiếu loại B, vốn chủ yếu thuộc sở hữu của Mark Zuckerberg và một nhóm nhỏ nhân vật cấp cao, mỗi cổ phiếu tương ứng 10 phiếu bầu.
Các quỹ tương hỗ và các nhà đầu tư lớn khác sở hữu một lượng đáng kể cổ phiếu Facebook.
Theo CNN Business, các quỹ tương hỗ hiện nắm khoảng 41% cổ phiếu được giao dịch công khai của Facebook. Dẫn đầu là Vanguard Group và Fidelity Management. Các cổ đông cá nhân bên ngoài sở hữu chưa đến 2% tổng số cổ phần Facebook.
Trong khi đó, Bloomberg cho biết Zuckerberg sở hữu khoảng 13% cổ phiếu Meta. Mặc dù khối lượng tương đối thấp, nó mang đến cho ông ta quyền biểu quyết đa số cần thiết.
Tại sao Facebook đổi thương hiệu thành Meta?
Mark Zuckerberg nằm trong nhóm những sinh viên Đại học Harvard sáng lập Facebook vào năm 2004, cùng Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes.
Sau hàng loạt vụ bê bối gần đây, Facebook cố gắng xóa sạch mọi thứ bằng cách tạo ra một thương hiệu mới. Từ tháng 10/2021, họ cơ cấu lại và lập ra tập đoàn mẹ Meta, chịu trách nhiệm quản lý Facebook, Instagram, WhatsApp và các sản phẩm khác.
Theo công bố của họ, việc đổi thương hiệu Facebook diễn ra bởi lĩnh vực hoạt động bắt đầu vượt ra ngoài ranh giới mạng xã hội.
Với định hướng vào lĩnh vực thực tế ảo, khai sinh Metaverse, công ty cho rằng thương hiệu Meta phù hợp hơn ở tương lai. Bên trong Metaverse, ngay cả người dùng không có tài khoản Facebook cũng có thể được cấp quyền truy cập vào các sản phẩm và tương tác ảo với những người khác.
Với cơ cấu của Meta hiện nay, Mark Zuckerberg vẫn nắm vai trò lớn trong việc đưa ra những quyết định.
Song song đó, các mạng xã hội do tập đoàn này vận hành, gồm Facebook, WhatsApp và Instagram vẫn giữ nguyên tên gọi và cách thức hoạt động cơ bản từ trước. Giờ đây, tất cả nằm dưới sự kiểm soát của công ty mẹ Meta.
Zuckerberg vẫn thật sự kiểm soát Meta
Cơ cấu quản lý của Facebook, hay Meta như tên gọi hiện tại, vẫn không thay đổi bất chấp việc khai sinh thương hiệu mới. Zuckerberg, với phần lớn cổ phần loại B, vẫn nắm trong tay quyền định đoạt tại Facebook.
Zuckerberg sẽ tiếp tục nắm quyền điều hành Facebook cho đến khi ông ta bán cổ phiếu của mình hoặc quyền lực của cổ phiếu loại B bị suy giảm. Về cơ bản, từ Facebook sang Meta là sự thay đổi về tên gọi nhưng bản chất vẫn như cũ.
Elon Musk thành cổ đông lớn nhất của Twitter Giá cổ phiếu của Twitter đã tăng 25% trong phiên giao dịch ngày 4/4, sau thông tin Elon Musk trở thành cổ đông lớn nhất của công ty. Theo hồ sơ của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC), Elon Musk đã mua gần 73,5 triệu cổ phiếu của Twitter, chiếm khoảng 9,2% cổ phần của công ty. Điều này đồng...