Mark Zuckerberg bị tố đã tải và dùng thử một ứng dụng ảnh, rồi sau đó copy làm của riêng khiến ứng dụng này phải đóng cửa
Những nhà sáng lập Phhhoto cho biết rằng CEO Facebook Mark Zuckerberg là một trong những người đã sớm tải ứng dụng của họ,
Những nhà sáng lập của một công ty startup ứng dụng hình ảnh đã đệ đơn kiện chống độc quyền đối với công ty mẹ của Facebook, Meta.
Vào năm 2014, Champ Bennett, Omar Elsayed và Russell Armand thành lập Phhhoto, cho phép người dùng chụp và đăng chuỗi các bức ảnh ngắn được lặp lại, tương tự như ảnh GIF.
Trong đơn kiện, những nhà sáng lập Phhhoto cho biết rằng CEO Facebook Mark Zuckerberg là một trong những người đã sớm tải ứng dụng của họ, Zuckerberg đã sử dụng và đăng trên đó vào tháng 8 năm 2014. Vụ kiện cho biết các giám đốc điều hành khác của Facebook cũng đã tải xuống ứng dụng.
Facebook và Instagram sau đó đã “bắt tay vào một kế hoạch để đè bẹp Phhhoto và khiến nó phải dừng hoạt động”, một phần bằng cách tạo ra một “bản sao xấu xí” của ứng dụng Phhhoto, đơn kiện cho biết.
Đơn kiện cho biết Bryan Hurren, giám đốc đối tác chiến lược của Facebook, đã liên hệ với Phhhoto vào tháng 2 năm 2015 về mối quan hệ hợp tác tiềm năng, tích hợp Phhhoto vào Facebook Messenger. Hurren nói trong một email rằng Phhhoto “thực sự tuyệt vời”.
Phhhoto đã từ chối, nhưng sau đó Facebook đề nghị tích hợp ứng dụng vào News Feed của mình – điều mà công ty startup coi là một cơ hội đáng kể, vì trước đây nó chỉ được tích hợp trên Instagram..
Khi Phhhoto hoàn thành công việc kỹ thuật để chuẩn bị cho việc tích hợp, Facebook đã không trả lời một số cuộc trò chuyện pháp lý.
Phhhoto tuyên bố Zuckerberg đã dùng thử ứng dụng của họ vào năm 2014. Hình ảnh được Phhhoto nộp ra tòa
Video đang HOT
Đơn kiện cho biết vào tháng 3 năm 2015, Instagram bất ngờ cắt Phhhoto khỏi tính năng “Tìm bạn bè”. Trong một cuộc gọi với một trong những người sáng lập, “Hurren giải thích rằng Instagram rõ ràng là rất tức giận khi Phhhoto đang tăng lượng người dùng thông qua mối quan hệ với Instagram”, theo nội dung trong đơn kiện.
Đơn kiện cũng cho biết vào tháng 10 năm 2015, vài giờ trước khi Phhhoto được chuẩn bị công bố ra mắt trên Android, Instagram đã thông báo ra mắt tính năng chụp ảnh lặp lại của riêng mình, chính là Boomerang.
Phhhoto đóng cửa vào tháng 6 năm 2017.
“Các hành động của Facebook và Instagram đã phá hủy Phhhoto và hủy hoại triển vọng đầu tư của công ty”, đơn kiện cho biết.
Người phát ngôn của Meta, Joe Osborne, nói với The Times: ” Vụ kiện này không có giá trị và chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình một cách mạnh mẽ.”
Facebook đã phải đối mặt với sự giám sát gắt gao từ các nhà lập pháp về cách cạnh tranh với các đối thủ nhỏ hơn. Các email được phát hành vào năm 2020 là kết quả của một cuộc điều tra của quốc hội cho thấy Zuckerberg đã nói vài tháng trước khi Facebook mua Instagram vào năm 2012 rằng Instagram “có thể làm tổn hại chúng ta mà không cần trở thành một doanh nghiệp lớn.”
Vào tháng 12 năm 2020, Facebook đã phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền từ Ủy ban Thương mại Liên bang, cáo buộc công ty làm tổn hại đến cạnh tranh bằng cách mua hoặc kìm hãm các đối thủ nhỏ hơn.
Sếp "già" tái mặt khi đụng độ nhân viên Gen Z: Thích mới làm, không muốn ở văn phòng, liên tục xin nghỉ và dám giao việc cho cấp trên
Những đứa trẻ Gen Z mới hai mấy tuổi đầu, chập chững đi làm luôn có thái độ "khinh bỉ" ra mặt với các quy tắc "cổ lỗ sĩ" của sếp "già".
Chỉ sinh cách nhau gần hai thập niên, thế nhưng Gen Y (1981 - 1996) và Gen Z (1997 - 2010) lại khác nhau như một trời, một vực. Nếu những đứa trẻ Gen Z chê các "ông bà" Gen Y nhàm chán, "cổ lỗ sĩ" thì ngược lại, Gen "anh chị" cũng không ngại ngần phê phán những "thói hư tật xấu" của đàn em.
Là một Gen Y có quan tâm đến TikTok, Jessica Fain thừa biết quần jean ôm sát và kiểu tóc hai mái đang đi đến bờ vực tuyệt chủng khi không thể nào hợp nhãn được với Gen Z. Nhưng Fein (34 tuổi) - giám đốc điều hành của một công ty công nghệ lớn lại không hiểu vì sao icon "cười ra nước mắt" yêu thích của mình đã đến lúc "xuống lỗ".
"Tôi nghe nhân viên mới vào tâm sự cái icon này chẳng ngầu tí nào. Gen Z ấy bảo ghét lắm nhưng vẫn phải xài khi nói chuyện với sếp cho trông có vẻ đang hùa theo và chuyên nghiệp hơn thôi" - Fein chia sẻ về buổi trò chuyện "đớn đau" khi bị chính nhân viên mới hai mấy tuổi đầu khinh bỉ ra mặt sở thích của cô.
"Tôi cảm thấy trong mắt tụi nó, mình sắp thành member của 'hội người cao tuổi' đến nơi" - Finn chốt hạ.
Không thể phủ nhận rằng khi sự chuyển giao của hai thế hệ xuất hiện, Gen Y dần yếu thế hơn và Gen Z bắt đầu lên nắm quyền ở nơi làm việc. Họ cho mình quyền được vượt mặt những vị sếp "già" cổ hủ và cứng nhắc, đặt ra những tiêu chuẩn và phong cách làm việc mới. Nó không chỉ dừng lại ở việc lời ăn tiếng nói hay biểu tượng cảm xúc, mà nó còn là những quan điểm cá nhân "vả nhau đôm đốp" với các sếp. Gen Z - không sợ sếp, chỉ có sếp phải khiếp vía khi đối diện với những nhân viên hai mấy tuổi đầu bất trị này.
Làm việc với Gen Z thật sự là áp lực chồng áp lực đối với các sếp. Trong một công ty ở New York, các nhân viên trẻ đã thường xuyên làm sếp đau đầu vì xin nghỉ phép khi cảm thấy tự dưng tụt mood không có hứng làm việc hay đau bụng quá làm không nổi. Ở một số công ty khác, nhân viên trẻ còn dám tranh luận với sếp về chuyện tại sao phải đến công ty lúc 8 giờ trong khi họ vẫn có thể hoàn thành công việc trong buổi chiều. Quá đáng hơn, Gen Z ở một công ty sinh học còn ngang nhiên giao việc cho sếp để tạo nên mối quan hệ win - win, "em có làm thì sếp cũng phải làm".
"Tụi Gen Z luôn cố tìm ra mọi lỗ hổng và thích thú trước việc bắt bẻ. Sau đó chúng còn kháo nhau cứ gật gù thôi, chẳng cần làm hết những việc 'người già' đó giao xuống hay hướng dẫn mà vẫn ổn đấy thôi. Điều đó làm sếp như tôi đôi khi thấy khó hiểu và 'mất giá' hẳn". - Colin - 41 tuổi, co-founder của công ty robot Hangar Technology cho biết.
Văn hóa làm việc lạ kỳ của Gen Z: Chỉ làm những điều mình muốn, không phân cấp bậc và không sợ sếp
Bắt đầu đời công sở từ những năm đầu thế kỷ 21, trải qua khủng hoảng tài chính năm 2008, Gen Y dần hình thành tác phong làm việc quý trọng thời gian, nguyên tắc và theo đúng quy trình. Sau khi trau dồi đủ kinh nghiệm và bước lên những vị trí cao hơn, họ nghĩ vốn liếng của mình đã đủ, tiếp tục sử dụng các quan điểm ấy để điều hành Gen Z - lực lượng lao động mới. Họ tin rằng làm việc liên tục, bận rộn không kịp thở mới có thể đem lại nhiều giá trị và lợi ích hơn.
Ngược lại, Gen Z lại là những đứa trẻ tự do và tân tiến. Họ bắt đầu sự nghiệp của mình ở đầu cuộc khủng hoảng toàn cầu cho đại dịch và văn hóa WFH bắt đầu nở rộ. Các khái niệm về thời gian, địa điểm và phương pháp làm việc của họ đều bị đảo lộn hoàn toàn. Theo số liệu tuyển dụng của RippleMatch vào đầu tháng 9/2021, hơn 2/3 ứng viên Gen Z đều trả lời muốn được làm việc từ xa vô thời hạn. Chốn công sở và những quy tắc của công ty như xiềng xích, khiến họ có cảm giác bị giam lỏng, mệt mỏi và khó chịu. Càng về lâu dài, sự xung đột trong tư tưởng ấy càng thể hiện rõ rệt ở các công ty mà sếp là Gen Y, nhân viên thuộc lứa Gen Z.
Ông sếp Kenedy (30 tuổi) của một công ty dược phẩm chia sẻ khi phỏng vấn tuyển nhân viên lứa Gen Z, một số người chẳng thèm quan tâm đến thói quen làm việc nghiêm ngặt về giờ giấc, hay cách đối đáp với khách hàng. Thậm chí, có ứng viên còn hỏi thẳng cô ấy có thể về nhà nếu hoàn thành hết công việc của hôm nay trước giờ tan làm không. Vấn đề, Gen Z ấy ứng tuyển vào vị trí fulltime và giờ làm việc quy định đã được nêu rõ từ đầu.
"Thế hệ cũ đã quen với việc làm việc theo kế hoạch, với Gen Z, họ cho mình quyền được đặt ra thời gian muốn làm việc. Môi trường công sở là nơi thế hệ cũ cống hiến đến ngày nghỉ hưu còn với những người trẻ, công việc ở đâu chả có - thích thì lên mạng làm KOL cũng sống được nên văn phòng chỉ là nơi ăn vặt, uống cà phê, tám chuyện thiên hạ rồi về" - vị sếp trên trầm ngâm chia sẻ.
Còn Ali (30 tuổi) hiện là co-founder của công ty bán lẻ lại bất ngờ nhận được tin nhắn: "Hôm nay em không đi làm đâu, em đau đầu lắm!" từ nhân viên trẻ mà không một lời báo trước. Dẫu biết sức khỏe là quan trọng, Ali vẫn không khỏi cảm thấy vô cùng khiếp vía với cách đề cập thẳng thắn vấn đề của Gen Z, không phân cấp bậc cũng như không e dè trước sếp.
Cuối cùng, Lola (31 tuổi) chỉ biết bật cười khi nhận được công việc do Gen Z mới tuyển giao phó qua email nhưng cấp trên của cô lại cảm thấy kinh hoàng và lo ngại vô cùng.
"Khi tôi mới bắt đầu đi làm, chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ giao việc cho sếp. Còn Gen Z, họ không ngần ngại chút nào".
Gen Z bất trị, các sếp "già" chấp nhận hay từ chối tuyển dụng?
Nghe xong những câu chuyện trên về Gen Z, sếp có thấy sợ hãi trong lòng không?
Sự khác biệt về quan điểm và suy nghĩ ở thế hệ nào cũng có. Hiện tượng "tụi trẻ thời nay" dùng để phàn nàn về thế hệ nhỏ hơn này đã có từ hàng ngàn năm nay chứ không phải đợi Gen Z đi làm mới xuất hiện. Chẳng phải các sếp Gen Y cũng từng là một đại diện tiêu biểu khi còn là nhân viên dưới trướng các thế hệ trước đó ư?
Nhiều ý kiến cho rằng Gen Z chỉ là những đứa trẻ có quá nhiều cảm xúc và không có bất cứ khuôn khổ "lỗi thời" nào trong công việc. Mặt khác, Gen Z cũng đang là lực lượng tiềm năng nhất, định hình nên xu hướng của thị trường, tiếp thị. Chưa kể, một ngày nào đó, văn hóa bất thường khi làm việc của Gen Z rồi cũng sẽ trở thành "bình thường mới" khi họ dần đổ bộ vào thị trường lao động nhiều hơn, trở thành lực lượng chính ở công sở.
Vậy nên sếp "già" ơi, khi đụng độ với nhân viên "trẻ ranh" thời nay, sếp chấp nhận nổi "khum" hay từ chối tuyển dụng thẳng thừng đây?
Lược dịch: The New York Times
Ảnh: Tổng hợp
design: Mai Linh
Triệu phú Mỹ Vương Phạm: Tôi có hàng chục vụ kiện, 2-3 luật sư phải làm việc liên tục "Tôi kinh doanh nên phải tìm kiếm rất kỹ những người làm việc chung với mình, tôi coi từng vụ kiện liên quan đến họ và báo chí viết về họ", Vương Phạm chia sẻ. Vương Phạm sinh năm 1991 tại Củ Chi. Anh là Youtuber với hơn 600 nghìn subscribe nhờ cuộc sống thành công nhưng giản dị bên Mỹ. Mới đây,...