Mạo hiểm cùng dù lượn và niềm đam mê chinh phục bầu trời
Thích sự mạo hiểm, đam mê điều mới lạ và ước muốn chinh phục bầu trời, đó là những đặc điểm chung để họ gặp nhau ở môn thể thao dù lượn.
Được phiêu lưu cùng tốc độ gió và có cảm giác của một chú chim tự do chao lượn bằng “đôi cánh” của riêng mình, được ngắm nhìn vẻ đẹp tiềm ẩn của đất nước ở một vị trí đặc biệt… Đó là sức hút khó cưỡng từ bộ môn thể thao dù lượn.
Nghe được tốc độ gió
Có dịp ngồi cà phê với Vũ Tuấn Anh, thành viên câu lạc bộ dù lượn VietWings Hà Nội, tôi ngỡ, mình đang nói chuyện với chuyên gia về khí tượng. Tất cả những kiểu thời tiết, sự cấu thành của các loại đám mây trên bầu trời và thậm chí cả tốc độ gió (tính bằng mét/giây – PV) vừa thổi qua tai là bao nhiêu, Tuấn Anh cũng có thể nói cho tôi biết. Tuy nhiên, đây không phải là điều gì quá đặc biệt đối với một phi công bay độc lập như anh. Bởi theo lời anh thì tất cả những ai muốn chơi dù lượn hay những môn thể thao chinh phục bầu trời khác thì hiểu biết về khí tượng, đo được tốc độ gió bằng tai là quá bình thường.
Đam mê đến với chàng trai lãng tử này từ thời còn là sinh viên trường Xây dựng. Năm 2011, rất tình cờ, anh mới biết đến câu lạc bộ dù lượn VietWings Hà Nội và đăng ký tham gia thành viên ngay khi có thông báo tuyển. Khi có email phản hồi và hẹn lịch đến học, dù thời điểm đó là ngày giữa tuần vẫn phải đi làm nhưng anh cũng cố viện lý do xin nghỉ để đến tham gia.
Với năng khiếu đặc biệt và độ nhạy bén cao, Tuấn Anh đã nhanh chóng được thực hành cất cánh và hạ cánh chỉ sau 4 ngày học tập (những học viên khác trung bình là phải sau 10 ngày). May mắn hơn, Tuấn Anh không chỉ được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của lớp đàn anh trong câu lạc bộ mà còn được ông Jean Marc (thầy giáo người Pháp, đã có bằng sư phạm quốc tế về môn thể thao này và có kinh nghiệm hơn 30 năm bay) trực tiếp giảng dạy. Nhờ có năng khiếu, anh được chuyển lên học cùng lớp bay khóa 1 của câu lạc bộ (trước đó anh tập luyện và nhập học với khóa 2). Cứ như thế, đam mê và tìm tòi, học hỏi, vận dụng sáng tạo những kiến thức kỹ thuật vào thực tế bay, Tuấn Anh đã có thể tự khám phá sức hấp dẫn từ bầu trời.
Vũ Tuấn Anh bay trên bầu trời Khau Phạ. ảnh NVCC.
Tiếc thương người anh cả đánh kính
Câu chuyện về dù lượn trầm lại khi tôi hỏi về người có tầm ảnh hưởng sâu sắc với anh ở bộ môn thể thao đặc biệt này. Những ngày đầu tháng Bảy, câu lạc bộ VietWings Hà Nội và cá nhân Tuấn Anh đã có một sự mất mát lớn. Đó là sự ra đi của người anh cả cũng là người thầy, người bạn đáng kính, Thiếu tá Đặng Thành Chung, người vừa hy sinh trên máy bay trực thăng Mi – 171 cùng nhiều đồng đội khi đang diễn tập nhảy dù trên bầu trời Hòa Lạc.
Giọng anh nghẹn lại, bùi ngùi tâm sự: “Anh Chung ra đi đột ngột là một mất mát quá lớn với cá nhân tôi và nhiều lớp thành viên câu lạc bộ dù lượn trên khắp cả nước. Với tính cách hiền lành, tốt bụng, sống không bon chen, anh Chung đã luôn dành trọn tình yêu cho câu lạc bộ dù lượn VietWings Hà Nội. Anh để lại sự tiếc nhớ với mỗi người còn sống, để lại một khoảng trống quá lớn trên bầu trời Việt. Dù gặp nhau chỉ bởi đam mê, nhưng câu lạc bộ VietWings chúng tôi đã gắn bó thân thiết như một gia đình”.
Video đang HOT
Cũng qua dòng cảm xúc đau xót, tiếc thương của Tuấn Anh thì anh Chung là người anh cả tiên phong trong việc đưa các môn thể thao mạo hiểm như dù lượn, dù tròn… đến với những người yêu thích các môn thể thao này ở Việt Nam. Người anh cả ấy cũng là một trong những người đầu tiên chơi dù lượn ở Việt Nam và là một trong số những người bay dù lượn vào sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) tại kỳ SEA Game năm 2003, lần đầu tiên tổ chức ở Việt Nam. Trực tiếp huấn luyện cho VietWings Hà Nội, với Tuấn Anh và mỗi thành viên trong câu lạc bộ, anh Chung luôn tận tình, hòa đồng và thân thiết như một người anh cả trong gia đình. Bất cứ bạn trẻ nào đam mê và thích thú, chỉ cần có cơ hội là anh sẵn sàng đưa lên bay cùng dù với anh để thỏa thích ngắm bầu trời. Kỹ thuật nhảy dù tròn của anh cũng ở mức điêu luyện và hầu như ai cũng thích xem anh thỏa sức biểu diễn trên bầu trời.
Mặc dù từ nay, không còn được nhìn hình ảnh quen thuộc của anh bay dù trên bầu trời Việt Nam nữa, nhưng hình bóng anh đã in lên bầu trời khắp dải đất hình chữ S thân yêu. Anh Tuấn Anh khẳng định: “Chắn chắn những thế hệ học viên, phi công như tôi được anh đào tạo sẽ tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê mà anh đã truyền lại. Chúng tôi sẽ tiếp tục khám phá bầu trời Việt Nam bằng cả niềm đam mê của anh nữa”.
Người chơi dù lượn phải nhanh nhạy và có khả năng phán đoán tốt. ảnh NVCC.
Nhưng… bầu trời vẫn là bạn
Theo những chia sẻ của anh Tuấn Anh thì những luồng khí trong không trung có tác động rất lớn đối với mỗi chuyến bay. Nhiều khi bay gặp vùng khí bị nhiễu động gây xóc. “Lần đầu tiên bay, tôi đã rất sợ cảm giác này. Thậm chí không dám ngẩng lên nhìn dù và cũng chẳng dám cúi xuống nhìn chân vì chỉ thấy một khoảng không hun hút. Nhưng sợ rồi lại tò mò và khi đã làm chủ được thiết bị, làm chủ được tốc độ gió và làm chủ chính mình thì chỉ còn cảm giác phiêu rất tuyệt vời. Có những lúc gặp khó khăn khi cơn gió quẩn lướt qua khiến cánh dù chao đảo. Tuy nhiên, chỉ cần bình tĩnh xử lý là mọi chuyện sẽ an toàn”, Tuấn Anh chia sẻ kinh nghiệm.
Độ cao và sức gió cũng ảnh hưởng đến quá trình chinh phục bầu trời. Tuấn Anh cho biết: Để chơi dù lượn an toàn thì thông thạo kỹ thuật xử lý chỉ chiếm 40%, còn 60% là do độ nhanh nhạy của phán đoán. Chủ nhân chiếc dù phải hiểu, tận dụng được sức gió, chiều và hướng gió cùng với đam mê chinh phục độ cao, có một chút phiêu lưu mạo hiểm để làm bạn với bầu trời. Yếu tố sức khỏe cũng khá quan trọng. Người chơi phải đảm bảo về cân nặng, không mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch, khớp, cao huyết áp, không có tiền sử nhồi máu cơ tim”.
Cứ như vậy, từ năm 2012 – chính thức nhận bằng phi công bay dù lượn cho đến nay, Tuấn Anh đã bay qua hết các vùng trời của Việt Nam. Anh kể, mỗi vùng bay lại cho anh một cảm giác mới lạ, thích thú riêng. Tuy nhiên, nếu bay ở vùng biển thì tốc độ gió sẽ ổn định hơn và cảm giác bay sẽ nhẹ nhàng hơn. Từ những con đèo như Khau Phạ (Yên Bái), cho đến Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết… cứ mỗi lần vác dù trên vai, anh lại háo hức đặc biệt. Cũng từ những chuyến bay, Tuấn Anh và bạn bè đã chộp được những khoảnh khắc đẹp về thiên nhiên và con người Việt Nam từ những góc máy đặc biệt, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Chi phí “khủng” cho thú chơi mạo hiểm
Hiện tại, ngoài việc tham gia chơi dù lượn cùng bạn bè, anh Tuấn Anh cũng hỗ trợ hướng dẫn các học viên khóa dưới cùng chung niềm đam mê. Theo lời anh Tuấn Anh: Một bộ dù lượn bao gồm cả vòm dù, đai ngồi, mũ bảo hiểm, dù phụ, giày, bộ đàm… có giá dao động từ 1.200 đến gần 4.000 euro, tùy theo chất lượng và túi tiền của từng người. Tính ra, để chơi dù lượn, chi phí thông thường từ 40 – 100 triệu đồng. Tuy nhiên, mức tiền có thể cao hơn tùy theo chất lượng của các phụ kiện.
100 triệu đồng mua 300 giờ phơi nắng
Cũng theo lời anh Tuấn Anh, mặc dù khá đắt, nhưng thời gian an toàn để sử dụng bộ đồ này lại không cao, thông thường khoảng hai năm. Riêng đối với vòm dù, chỉ sử dụng được trong khoảng 300 giờ phơi nắng. Sau thời gian này, mọi dụng cụ phải được kiểm tra và sửa chữa. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, dịch vụ kiểm định và thay sửa những dụng cụ này hiếm, nhiều dụng cụ không thay sửa được. Do đó, để đảm bảo an toàn thì phải thay mới và dụng cụ chủ yếu được nhập nguyên chiếc từ châu Âu.
DƯƠNG THU
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Dân câu Đà Nẵng câu được "thủy quái" dài 4,2m
Một con cá được gọi là "cá hố rồng" dài đến 4,2m và nặng gần 30kg được một dân câu thuộc Câu lạc bộ câu cá ở Đà Nẵng câu được cách đây vài ngày, gây xôn xao giới đam mê nghề câu.
Người câu được con cá này là anh Nguyễn Ánh, thuộc Câu lạc bộ câu cá Hải Vân (Đà Nẵng).
Trao đổi với PV Dân trí, Chủ nhiệm Câu lạc bộ là anh Trần Năng cho biết, con cá này được anh Ánh câu vào lúc 14h ngày 30/5 tại gành (ghềnh đá) cảng Chân Mây (huyện Phú Lộc, TT-Huế). Lúc đó cả nhóm cùng giúp anh Ánh đưa con cá lên bờ.
Con cá lạ dài đến 4,2m được đưa lên bờ
Với dụng cụ câu là cần surf 4,2m, cước trục 0,4mm, lưỡi câu lục (bộ môn mới của câu cá nhoái ven bờ). Sau hơn 40 phút giằng co, cộng với trợ giúp của bạn câu đi cùng, anh Ánh đã chiến thắng chú cá lạ nói trên, chiều dài thân 4,2m, cân nặng 29,6 kg, đoạn thân to nhất có chiều ngang đến 30 cm.
Theo xác nhận của anh Trần Năng, đây có thể là con cá nặng và dài kỷ lục mà những người câu gành ở Đà Nẵng từng xác nhận.
Anh Trần Năng cũng cho biết, con cá này có đến 5 tên khác nhau tùy theo cách gọi của từng địa phương. Ở TT-Huế thường gọi là cá hố ngài, Thanh Hóa gọi là cá hố rồng, còn ngư dân Quảng Nam gọi là cá hố ông hoặc cá hố ma. Anh Năng còn biết một tên gọi khác là cá hố long vương.
Theo ông Trần Thế Dũng ở cùng Câu lạc bộ cá Hải Vân (Đà Nẵng) với ông Ánh, cũng là người đi câu cùng ông Ánh trong chuyến câu được con cá lạ hiếm thấy hôm 30/5 ở cảng Chân Mây cho biết, hôm đó đang giữa trưa, ông Dũng cùng ông Ánh ngồi câu nơi ghềnh đá ở cảng Chân Mây thì phát hiện một phần đầu cá lạ dính lưỡi câu của ông Ánh nhô lên khỏi mặt nước. "Con cá quá nặng, phải hai người kéo cả nửa tiếng đồng hồ mới kéo được con cá lên bờ", ông Dũng nói.
Những dân câu cho biết, loài cá này vốn được nhắc đến trong truyền thuyết dân gian như một loài "thủy quái". Tìm hiểu một số tư liệu khoa học, "ngoại hình" loài cá này gần giống với loài cá mái chèo, có tên khoa học là Regalecus glesne, được phát hiện từ năm 1772 bởi một nhà sinh học người Na Uy.
Một số hình ảnh của con cá có độ dài kỷ lục mà anh Ánh vừa câu được (Ảnh do CLB câu cá Hải Vân cung cấp).
Con cá dài đến 4,2m và nặng gần 30kg.
Công Bính - Khánh Hiền
Theo Dantri
Chấn động vụ làm độ 800 triệu ở cúp châu Á của CLB V.Ninh Bình Theo thông tin ban đầu, khoảng 10 cầu thủ V.Ninh Bình được cơ quan công an triệu tập đã khai cùng nhau nhận 800 triệu đồng để "làm độ" trận gặp Kelantan hôm 18-3, trong khuôn khổ vòng loại AFC Cup, bảng G. Ngay sau khi phát lệnh giải tán toàn đội vào trưa qua 10-4, đội bóng cố đô Hoa Lư đã...