Mạo danh công an làm giả giấy phép karaoke
Cơ quan CSĐT Công an quận 1 vừa ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, khởi tố các bị can Trần Phi Long (SN 1983, ngụ thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, tạm trú phường Tân Hưng, quận 7), Trần Văn Tuyền (SN 1971, ngụ thị xã Phước Long) và Hoàng Thu N. (SN 1977, ngụ thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước).
Tốt nghiệp Cao đẳng Công nghệ, Long được nhận vào làm tại Công ty thoát nước đô thị TPHCM nhưng không tu chí làm ăn nên sớm bị nghỉ việc. Tháng 3-2011, Long quen thân với Trần Văn Tuyền hành nghề buôn bán xe máy. Biết Tuyền có khả năng làm giả các loại giấy tờ, Long nảy sinh ý đồ làm ăn bất chính. Qua tìm hiểu, thấy thời gian gần đây cơ quan chức năng tạm ngưng cấp phép kinh doanh karaoke nhưng nhiều người vẫn có nhu cầu, phải mua bán, sang nhượng giấy phép với giá cao, Long – Tuyền liền bàn nhau làm giả loại giấy này. Để tạo lòng tin, Long mạo danh cán bộ an ninh đang làm việc tại Bộ Công an và hẹn khách đến trước trụ sở của Bộ trên đường Nguyễn Văn Cừ khi giao dịch.
Người đầu tiên mắc bẫy là ông Lê Văn T., nhờ lo giấy phép karaoke địa chỉ kinh doanh tại đường Vân Côi, P7, Q.Tân Bình giá thỏa thuận 350 triệu đồng. Để ông Đức không nghi ngờ, Long yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin, thủ tục theo quy định như đơn xin cấp giấy phép, điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự…
Trần Văn Tuyền, Trần Phi Long
Trung tuần tháng 4-2011, ông Trần Ngọc Đức (ngụ P14Q10) nhờ Long xin giấy phép kinh doanh karaoke trên đường Đồng Xoài, P13, Q.Tân Bình cho người thân. Sau khi trao đổi, Long nhận làm với giá 380 triệu đồng. Ngày 26-5, Long đến văn phòng công ty ông Đức giao giấy và nhận đủ tiền. Thời gian này, Long còn nhận lo giúp giấy phép karaoke cho ông Huỳnh Văn Trỗi với giá 350 triệu đồng, đã nhận trước 17 triệu đồng.
Thấy Long có uy tín, ít ngày sau ông Trần Ngọc Đức dẫn Trần Thị Thu T. đến nhờ Long làm giúp giấy phép kinh doanh karaoke trên đường Trần Hưng Đạo, P2Q5. Lần này Long hét giá 800 triệu đồng. Biết là quá cao nhưng không ai có thể làm được việc này, ông Đức – chị T. không ngần ngại móc hầu bao đưa trước 400 triệu đồng, số còn lại hẹn chồng đủ khi có giấy phép. Giao tiền đã lâu chẳng thấy Long giao giấy, điện thoại không được, ông Đức như ngồi trên đống lửa vì ngoài số tiền trên Long còn nhận của ông 500 triệu đồng để làm hồ sơ được trúng thầu thiết kế dự án Bệnh viện nhi ở huyện Bình Chánh. Nghi đã gặp kẻ xấu, ông Đức mang giấy phép kinh doanh karaoke đã nhờ Long làm trước đó đến cơ quan chức năng thẩm định thì té ngửa vì đó là giấy giả. Ngày 14-9-2011, ông Đức cùng các nạn nhân đến Công an quận 1 tố cáo hành vi gian dối của Long. Sau thời gian biệt tăm, cuối tháng 10-2011 Long điện thoại cho ông Đức, chị T. nói muốn lấy giấy phép thì mang nốt 400 triệu đồng đến quán cà phê Cát Đằng trên đường Trần Hưng Đạo, Q5 để nhận. Tại đây Long bị Công an quận 1 bắt giữ.
Tại cơ quan điều tra, Long khai sau khi nhận tiền làm giấy phép karaoke cho chị T. thì không liên lạc được với Tuyền nên phải tắt điện thoại, tìm mối khác làm ăn. Một lần tình cờ quen biết ông Lê Thanh Hùng, nghe ông khoe là cán bộ cấp cao bên quân đội có khả năng lo được giấy phép, Long tin tưởng nhờ làm và lót tay trước 295 triệu đồng. Từ lời khai của Long, lực lượng công an tìm đến nhà ông Hùng ở xã Hưng Định, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, làm rõ: ông Hùng không hề công tác trong ngành quân đội, quần áo, huân huy chương, phù hiệu là do ông ta tự trang bị để lòe thiên hạ. Ông Hùng đã nộp lại 200 triệu đồng khắc phục hậu quả.
Video đang HOT
Ngoài việc nhờ Tuyền làm giả giấy phép karaoke, cơ quan điều tra còn xác định Long thuê Tuyền làm giả nhiều giấy phép lái xe hai bánh và bốn bánh, tổng cộng Long đã nhận của các nạn nhận số tiền hơn 1,6 tỷ đồng nhưng chỉ đưa Tuyền 307 triệu đồng. Tuyền khai không trực tiếp làm mà nhờ cô giáo Hoàng Thu N. ở Bình Phước làm giùm, mỗi giấy phép karaoke giá 12 triệu đồng, bằng lái ôtô, xe máy từ ba đến năm triệu đồng. Cô N. khai thuê Bùi Văn Hương (SN 1969, ngụ xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) làm giả các loại giấy tờ trên. Không chỉ làm giả các loại giấy tờ, Long còn lừa một bác sĩ lấy 100 triệu đồng với lời hứa sẽ giúp cho đi học thạc sĩ. Bùi Văn Hương hiện đang bỏ trốn, hãy đến ngay cơ quan CSĐT CAQ1 trình diện để được hưởng khoan hồng của pháp luật.
Theo CATP
Thâm nhập đường dây gái gọi giả danh sinh viên
Dân chơi ham của lạ ở TP. Đà Nẵng thường nhận được những câu đại loại: "Em là sinh viên (SV) năm thứ nhất trường ĐH Ngoại ngữ"; "Em là sinh viên năm cuối trường CĐ Kinh tế kế hoạch"...
Đó là những lời mồi chài của nhiều cô gái "bán... mông nuôi miệng" hiện nay để làm giá khi đi tour. Sau thời gian tìm hiểu, PV đã phát hiện ra sự thật, đó chỉ là những chiêu thức của gái gọi gắn mác sinh viên.
"Đợi em trước cổng trường nhé!"
Theo lời giới thiệu của Vũ, một thanh niên tự nhận mình là dân chơi thứ thiệt ở đất Đà Nẵng, chúng tôi liền liên lạc với cô gái có tên Hoa. Trước khi liên lạc, Vũ còn bịa một câu tỏ vẻ sành sỏi: "Em SV này hiền và ngoan lắm, lâu lâu nó mới "đi". Suốt ngày đi học trên giảng đường rồi lại vào thư viện đọc tài liệu. Mấy ông mà ăn nói bỗ bã là không được đâu đấy".
Khi chuông đổ tiếng thứ 3 thì đầu dây bên kia, cô gái bắt máy. Sau vài câu chào hỏi ban đầu, cô gái nói liền một mạch: "Em đang học, môn này quan trọng cho học kỳ lắm. Thầy không cho ra giờ này. Khoảng một tiếng nữa anh đợi em trước cổng trường CĐ Thương mại (đường Dũng Sĩ Thanh Khê, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng - PV) nhé". Tuy nói em đang học nhưng sau cuộc điện thoại chỉ 3 phút, cô gái nhắn tin lại cho chúng tôi: "Tụi anh đi mấy người. Hôm nay em chỉ "đi" đến 5 giờ chiều thôi nhé, vì tối còn phải đi học Anh văn nữa".
Đúng một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi có mặt trước cổng trường CĐ Thương mại Đà Nẵng, một cô gái tươi cười bước lại: "Em là Hoa, người lúc nãy nói chuyện với anh trong điện thoại". Nhìn cách ăn mặc rất nhà lành cộng với chiếc cặp tài liệu mà cô gái đang đeo, có lẽ ai cũng thừa nhận Hoa là SV thứ thiệt. Chúng tôi chưa kịp cất tiếng hỏi thì cô gái nhanh nhảu giới thiệu: "Em là SV năm nhất trường này. Mới học được có một học kỳ mà học phí cao quá, rồi ban đêm phải đi học Anh văn, tiền mua tài liệu...". Chúng tôi cắt ngang bài... "ca vọng cổ" của cô gái và tiến thẳng vào vấn đề.
Một gái gọi gắn mác sinh viênMột tuần sau, chúng tôi liên lạc lại với Hoa và cũng nhận được câu nói như lần trước: "Em đang học". Cô hẹn: "Một tiếng đồng hồ nữa anh đến trước cổng trường em nhé! ". Tuy nhiên khi nói chuyện với cô gái này, chúng tôi đã ngồi trước cổng trường CĐ Thương mại Đà Nẵng và chưa đến một giờ đồng hồ sau, Hoa lại xuất hiện trên chiếc Novou LX và chạy thẳng vào bãi giữ xe bên trong gởi rồi ung dung bước ra trước cổng trường đứng đợi!
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực tế thì cô gái trên chẳng phải là SV năm nhất trường CĐ Thương Mại Đà Nẵng và cái tên của cô cũng chẳng phải là Hoa như giới thiệu mà cô tên thật là Nguyễn Thị Bé Na, ngụ tại đường Nguyễn Như Hạnh, quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Do đua đòi, ham chơi nên Bé Na nghỉ học sớm và lao vào con đường xoay tour để kiếm tiền phục vụ cho những cuộc ăn chơi. Theo như lời giới thiệu ban đầu của Vũ thì đây là một cô gái ngoan hiền, tuy nhiên khi tiếp xúc lần thứ 2, chúng tôi đã nhận ra đúng là cô "ngoan" thật, mà là... ngoan cố. Cũng trong những lần tiếp xúc sau, Bé Na đã hiện nguyên hình là một gái gọi chuyên nghiệp, bằng chứng là những từ lóng của giới anh chị như nằm ở cửa miệng, trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ, cô đã rít hết 10 điếu thuốc.
Cũng trong một lần thực tế, chúng tôi tiếp xúc với một cô gái cũng tự giới thiệu là SV năm 3 khoa Du Lịch trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng. Không những giới thiệu suông, cô gái còn chìa ra trước mặt chúng tôi chiếc thẻ SV để minh chứng. Đúng là giấu đầu lòi đuôi vì theo chúng tôi được biết thì chiếc thẻ SV của trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng được làm bằng nhựa, trong khi chiếc thẻ cô gái đưa cho chúng tôi xe là chiếc thẻ giấy và được lồng vào khung đeo bằng nhựa mà thôi.
Sau một chầu nhậu, cuối cùng cô gái cũng tiết lộ rằng cô làm giả chiếc thẻ này để dễ kiếm ăn vì có mấy ông có tìm hiểu kỹ đâu mà biết. Bên cạnh đó, cô gái còn cho biết thêm, nhiều đồng nghiệp của cô lên mạng, tìm hiểu đồng phục của một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng rồi ra tiệm may y chang như vậy. "Nhiều hôm đi khách, tụi em diện những bộ đồng phục này vào làm nhiều anh tin sái cổ", nói xong cô cười một cách sảng khoái.
Đường dây gái gọi giả danh sinh viên
Trên con đường Nguyễn Lương Bằng (nối dài) của quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng hiện có một chuỗi nhiều nhà nghỉ mà các thanh niên thường lui tới và thì thầm mách bảo cho nhau, trong đó nổi tiếng nhất là nhà nghỉ KX.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhà nghỉ KX thực chất là một động mại dâm chuyên nghiệp tồn tại bao nhiêu năm qua. Tại đây luôn túc trực 5, 6 cô gái trẻ tuổi từ 18 đến 23 được nuôi giữ luôn tại ngôi nhà này. Tuy nhiên để tăng thêm giá trị món hàng, bà chủ nhà nghỉ tự phát huy sáng tạo, gắn cho mỗi cô một trường. Cô thì SV năm nhất khoa tiếng Hàn, cô khác là SV trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và hầu như các cô này cũng luôn nghĩ mình là SV thật nên lúc nào mở miệng cũng khoác lác về việc học hành của mình.
Tuy nhiên, có một điều đơn giản mà bà chủ động và các gái mại dâm ở đây không nghĩ tới đó là nhiều cô đã làm việc ở đây suốt mấy năm trời nhưng lúc nào cũng giới thiệu mình là SV năm nhất. Bên cạnh đó, nhiều người dân sống xung quanh khu vực này cho biết các "sinh viên" ở đây luôn ở nhà 24/24h, chưa bao giờ thấy cô nào cắp sách đến trường.
Một đường dây gái gọi mà giới "ăn bánh trả tiền" tại Đà Nẵng và nhiều khách du lịch biết đến đó là đường dây của má mì Lan. Sau nhiều năm lăn lộn với nghề, má mì Lan đến Đà Nẵng và lập câu lạc bộ girl tour với trên dưới 20 cô gái luôn nằm trong tay của ả má mì sành sỏi này. Điểm đặc biệt thu hút khách làng chơi của câu lạc bộ girl tour này là các cô gái tuổi rất trẻ, có ngoại hình bắt mắt và luôn được gắn mác SV, hướng dẫn viên du lịch.
Trong một lần thực tế tìm hiểu, chúng tôi được cung cấp số máy 09724634... của má mì Lan để tìm hai cô sinh viên giỏi tiếng Trung phục vụ cho khách du lịch, má mì Lan trả lời chắc nịch rằng: "Hai đứa nó không chỉ biết nói tiếng Trung mà còn gỏi tiếng Anh nữa. Tụi nó là SV đại học ngoại ngữ mà!". Khi tiếp xúc với hai cô gái này, chúng tôi mới vỡ lẽ ra, một chữ tiếng Trung bẻ đôi các cô còn không biết, tiếng Anh thì chỉ bập bẹ được vài chữ bồi. Một trong hai cô gái thành thật đáp: "Tụi em mà học hành cái gì, bả (má mì Lan) nổ là SV để hét giá vậy thôi".
Một buổi chiều trung tuần tháng 11 vừa qua, chúng tôi đến cơ sở mát xa nằm trong khách sạn X trên đường Hoàng Văn Thái, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Khi bước vào quầy, người đàn ông trung niên vừa thu tiền vé vừa nhỏ nhẹ gợi ý: "Mấy anh có yêu cầu em nào không ạ?" - "Có em SV nào được được không vậy anh? ". Chúng tôi hỏi vì khu vực xung quanh khách sạn này tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, được giới đại gia đất Đà thành đồn thổi bấy lâu nay. Người đàn ông trung niên nhanh nhảu đáp: "Có chứ, mấy anh lên phòng xông hơi trước rồi em cho người điều tới ngay".
Đúng 10 phút sau chúng tôi được diện kiến với hai cô sinh viên trong trang phục của những cô gái nhảy dance sport. Vừa bước vào phòng, cô gái bỏ luôn công đoạn mát xa và ra giá: "700K tàu nhanh nghe anh!". Tôi thắc mắc về giá cả thì cô liền đáp gọn: "Tụi em là SV mà, đâu giống mấy đứa khác được". Khi bị hỏi SV trường nào, năm thứ mấy, khoa gì?..., cô gái sổ luôn một tràng tiếng... Đan Mạch: "Đ.M. Đi thì đi, không đi thì để tui về bắt khách khác. Tàu nhanh mà cũng bày đặt hỏi lung tung".
Trên thực tế, đã có nhiều vụ gái gọi là sinh viên bị lực lượng công an khám phá và bắt giữ. Tuy nhiên tình trạng đi khách với cái mác SV của nhiều cô "bán mông nuôi miệng" hiện nay đã làm hoen ố đi hình ảnh của giới sinh viên, trí thức.
Chỉ là sự mạo danh, đội lốt sinh viên
Hầu hết những gái gọi đội lốt SV mà chúng tôi tiếp xúc đều có chung một đặc điểm là, ban đầu tỏ ra rất dịu dàng, trí thức và hợp thức hóa việc đi khách của mình bằng những bài ca như: Không có tiền đóng học phí, mua tài liệu, dụng cụ học tập, thiếu tiền học thêm những lớp phụ đạo bên ngoài, nuôi đứa em cũng đang đi học; nếu không thì: Thấy anh là người lịch sự, đường hoàng, dễ mến nên em mới đi. Nhiều cô còn sẵn sàng đi du hí 5-7 ngày để kiếm tiền trang trải cho việc học.
Theo ANTD
Cảnh sát "rởm" lừa cả tình, tiền Sau nhiều lần vào tù ra tội, Nguyễn Trung Chính, 50 tuổi, ở khối 1, thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa đã bỏ vợ bỏ con sống nay đây mai đó bằng "nghề" lừa đảo. Với vai diễn là cảnh sát hình sự, nhiều phụ nữ nhẹ dạ đã trao thân gửi... của cho Chính. Tuy lớn tuổi, nhưng Nguyễn Trung Chính...