Mạo danh ban an toàn giao thông bán mũ bảo hiểm
Sáng 5-4, hàng loạt cửa hàng trên tuyến đường Hùng Vương (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) treo panô, apphich với nội dung “Đại lý mũ bảo hiểm chính hãng”, bên cạnh đó là logo và tên của Ban an toàn giao thông TP Đà Nẵng và tên của Công ty TNHH Longhuei Việt Nam với nhãn hiệu mũ bảo hiểm Andes.
Hiện tượng này rộ lên kể từ khi Đà Nẵng có chủ trương thành lập tổ liên ngành gồm cảnh sát giao thông, Sở Khoa học – công nghệ TP và Ban an toàn giao thông TP để tiêu hủy mũ bảo hiểm dỏm và bán mũ chất lượng.
Một cửa hàng bán mũ bảo hiểm mạo danh Ban an toàn giao thông TP Đà Nẵng – Ảnh: Đoàn Cường
Ông Nguyễn Hữu Cường – chánh văn phòng Ban an toàn giao thông TP Đà Nẵng – cho biết sau khi kiểm tra đã xác định một số cửa hàng bán mũ bảo hiểm của Công ty TNHH Longhuei Việt Nam mạo danh Ban an toàn giao thông để bán mũ. Ông Cường khẳng định đến nay đơn vị chỉ hợp tác với Công ty TNHH sản xuất – thương mại nhựa Chí Thành VN để xây dựng nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm tại Đà Nẵng.
Video đang HOT
“Ngay khi phát hiện sự việc, chúng tôi đã có văn bản gửi UBND TP Đà Nẵng, Sở Văn hóa – thể thao và du lịch đề nghị kiểm tra, tháo dỡ toàn bộ băngrôn mạo danh Ban an toàn giao thông, đồng thời có biện pháp xử lý để không lặp lại vi phạm” – ông Cường nói.
Theo Tuổi Trẻ
Lắt léo vé trông giữ ô tô giả
Liên tục từ sáng 21-2 đến trưa 22-2, Đội Giao thông Bưu điện - Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CATP Hà Nội đã kiên trì đấu tranh, lần lượt bắt giữ thêm 2 "đầu nậu" bán vé trông giữ ô tô giả, với số lượng lên đến hàng nghìn chiếc.
Thật - giả, chỉ người trong cuộc rõ!
Như Báo ANTĐ thông tin, sau thời gian dài lập chuyên án trinh sát, sáng 21- 2, tổ công tác Đội Giao thông Bưu điện bắt quả tang đối tượng Nguyễn Huy Sỹ (SN 1985), tạm trú tại huyện Từ Liêm, đang bán vé trông ô tô giả cho khách vãng lai tại điểm rửa xe trong ngõ 1 phố Đào Duy Anh, quận Đống Đa. Sỹ khai mua của 1 đối tượng tên Đệ vé trông ô tô giả với giá 60.000 đồng cho 1 tập 100 chiếc, rồi bán cho khách vãng lai với giá 100.000 đồng/tập vé. Khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Huy Sỹ, cơ quan công an thu giữ được hơn 10 tập vé trông ô tô giả, số lượng hơn 1.000 chiếc.
Qua đấu tranh khai thác, chiều 21- 2, lực lượng công an đã bắt được đối tượng Đệ, kẻ cung cấp vé ô tô giả cho Nguyễn Huy Sỹ. Tiến hành khám xét nơi ở và phương tiện của Đệ, lực lượng công an thu giữ thêm 200 quyển vé trông giữ ô tô, qua xác định đều là hàng giả. Cuối giờ chiều 22 - 2, CQĐT CATP Hà Nội đã tiếp tục bắt thêm được 1 "đầu nậu" cung cấp vé giả cho Đệ.
Nhìn hình thức của 2 loại vé: vé giả của đường dây Nguyễn Huy Sỹ và vé do Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội phát hành, rất khó phân biệt thật - giả. Thậm chí, vé do nhóm đối tượng Sỹ "ấn hành" còn có cảm giác "thật" hơn. Trên tấm vé này in đậm dòng chữ "Tổng công ty Vận tải Hà Nội - Công ty Khai thác điểm đỗ xe". Vé cũng có mã số thuế, ký hiệu của từng chiếc và con dấu đỏ ghi "Cục thuế TP Hà Nội". Trong khi đó, quá trình đến tìm hiểu ở một số điểm trông giữ xe "chính danh", nhận thấy nhiều tấm vé "xịn" do Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội ấn hành lại chẳng hề có con dấu nào
Lý giải về việc không đóng dấu của công ty trên vé, đại diện Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cho biết, từ tháng 5 - 2010 đến nay, phía công ty áp dụng chủ trương tự in vé; do trên mỗi tấm vé đã thể hiện đầy đủ đơn vị in vé, tên của đơn vị sử dụng, mã số thuế, ký hiệu thứ tự từng chiếc vé... nên không đóng dấu đỏ vào vé. "Trung tuần tháng 2 - 2012, khi biết thông tin về vé trông ô tô giả xuất hiện, chúng tôi đã cho đóng dấu giáp lai giữa phần vé và cuống lưu lại. Thời gian tới, sẽ chỉ có những tấm vé đóng dấu đỏ của công ty mới là vé thật", đại diện Công ty Khai thác điểm đỗ cho biết.
Cần làm rõ "đường đi" của vé giả
Đặt câu hỏi về thiệt hại đối với Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội - doanh nghiệp bước đầu được xác định là bị hại trong vụ việc này - trước sự xuất hiện của vé giả, bà Nguyễn Thị Thanh Lam - Phó Giám đốc công ty cho rằng, thiệt hại lớn nhất, trước mắt là về uy tín của doanh nghiệp. Theo bà Lam, cách đây không lâu, bộ phận thanh tra của công ty khi đi kiểm soát các địa bàn đã phát hiện một điểm đỗ mạo danh Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội ở khu vực đường bờ sông Kim Ngưu. Trước sự việc đó, phía công ty đã phải thông báo, đề nghị cơ quan pháp luật phối hợp "xóa" điểm trông giữ "mạo danh" đó.
Có thể, những chiếc vé giả sẽ được phục vụ cho các điểm trông giữ mạo danh kiểu như trên. Song một giả thiết cũng cần "tính" đến, là sự "tiếp tay" cho vé giả của chính nhân viên các điểm trông giữ. Giả thiết về sự liên quan của nhân viên trông giữ xe với các đường dây, đối tượng sản xuất, bán vé giả là có cơ sở; bởi lợi nhuận, nguồn thu mà nhân viên sẽ được hưởng từ sự thiếu trung thực với đơn vị chủ quản: khi nhận trông xe của khách, nhân viên cứ vé giả mà phát. Tiền thu đều, trong khi vé thật - tiêu chí cụ thể để xác định doanh thu, số lượng xe trông giữ mỗi tháng, hàng ngày thì chẳng được bao nhiêu. Việc thu thuế chắc chắn bị ảnh hưởng bởi sự gian lận vé giả. Đáng chú ý, động thái để kiểm soát chặt việc "cài" vé giả - vé thật tại các điểm trông giữ, ngay cả những doanh nghiệp lớn như Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, cũng chưa có.
Câu trả lời về "đường đi" của những chiếc vé giả đang được cơ quan chức năng xác minh, làm rõ.
Theo ANTD
Chiêu mạo danh để lừa đảo khách hàng Công ty "CPTT Kim Cương" có địa chỉ tại 274 Điện Biên Phủ - Đà Nẵng thực chất là "mượn danh". Với chiêu bài mời chào trên mạng internet cùng mức lương hấp dẫn sẽ được đi làm ngay công ty này đã lừa đảo hàng chục người lao động rồi chiếm đoạt tiền đặt cọc của họ. Mất tiền xin việc vào...