Mạo danh bác sĩ để lừa đảo
Ngày 7/8, Công an quận 1, TPHCM cho biết vừa tiếp nhận đối tượng Võ Hoài Thanh (25 tuổi, ngụ quận 10) từ Công an phường Phạm Ngũ Lão để điều tra xử lý về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trước đó, ngày 2/8, chị Võ Thị Kiều Vân (30 tuổi, quê tỉnh Lâm Đồng) có đến Công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 trình báo về việc bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền 48 triệu đồng.
Chị Vân trình báo, khoảng tháng 7/2015 chị có hợp đồng làm quảng cáo một sản phẩm dầu ăn với một bác sĩ ở Bình Dương với giá 48 triệu đồng.
Võ Hoài Thanh tại cơ quan công an
Tuy nhiên, sau khi xong việc, do bận rộn nên chị Vân chưa kịp gửi tiền cho vị bác sĩ này.
Ngày 24/7, chị Vân nhận được tin nhắn từ số máy lạ xưng là bác sĩ đã làm hợp đồng quảng cáo ở Bình Dương, yêu cầu thanh toán số tiền 48 triệu đồng, người này gửi kèm số tài khoản để chị Vân chuyển tiền vào. Đến ngày 26/7, số điện thoại này tiếp tục nhắn tin giục chị Vân thanh toán.
Ngày 29/7, chị Vân ra ngân hàng trên đường Bùi Thị Xuân (phường Phạm Ngũ Lão) gửi 48 triệu đồng vào số tài khoản nói trên.
Sau khi chuyển khoản thành công, chị Vân gọi điện cho vị bác sĩ ở Bình Dương để xác nhận đã chuyển tiền thì người này cho biết chưa nhận được tiền và không hề gửi số tài khoản cho chị Vân.
Biết mình bị lừa, chị Vân đã đến Công an phường Phạm Ngũ Lão để trình báo.
Video đang HOT
Vào cuộc điều tra, Công an phường Phạm Ngũ Lão tiến hành xác minh tại ngân hàng thì được biết số tài khoản trên là của một sinh viên trường cao đẳng tại TPHCM.
Khi được hỏi về giao dịch thẻ trong thời gian gần đây, nam sinh viên cho biết có cho một người bạn tên Võ Hoài Thanh (ngụ đường Tô Hiến Thành, phường 13, quận 10) mượn.
Ngay sau đó công an phường Phạm Ngũ Lão phối hợp với công an phường 13, quận 10 tiến hành mời Thanh về trụ sở để làm rõ.
Với những bằng chứng thuyết phục, Thanh đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Thanh khai nhận, do trước đây cũng có làm quảng cáo cho vị bác sĩ ở Bình Dương và 2 người quen biết nhau.
Khi được bác sĩ này nhờ nhắn giúp chị Vân trả tiền, Thanh đã nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền nên mua sim rác giả là bác sĩ nhắn tin cho chị Vân để đòi nợ, mượn tài khoản của bạn để giao dịch.
Sau khi chiếm đoạt được tiền, Thanh mua xe máy, laptop và các đồ dùng cá nhân.
Công an đang mở rộng điều tra.
Đình Thảo
Theo Dantri
Cảnh giác với những chiêu lừa phổ biến nhất trên mạng xã hội
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo nhưng các dạng tin nhắn lừa đảo qua điện thoại di động, Facebook, zalo không hề giảm đi mà còn phát triển với chiều hướng rộng hơn và ngày càng tinh vi hơn. Do đó, người dân nên cẩn thận tránh sập bẫy, mất tiền oan.
Lừa nhắn tin "bạn trúng thưởng"
Thời gian gần đây, nhiều người liên tiếp nhận được các tin nhắn mời chào, dẫn dụ truy cập vào các trang web để nạp thẻ điện thoại, "nhận khuyến mãi 100%" nhân dịp "kỷ niệm 50 năm thành lập Viettel, MobiFone và VinaPhone", áp dụng cho thẻ cào mệnh giá từ 50.000 - 500.000 đồng.
Một số khách hàng dùng mạng MobiFone, Viettel, VinaPhone, cũng như người sử dụng Facebook phản ánh rằng liên tục nhận được tin nhắn với nội dung: "Chương trình tri ân khách hàng, kỉ niệm 50 năm thành lập 3 mạng Viettel - Mobi - Vina, khuyến mãi 100% nạp tiền điện thoại Viettel - MobiFone - VinaPhone". Để nhận được khuyến mãi, tin nhắn "dụ dỗ" truy cập vào website nhamangkhuyenmai.com để nhập số điện thoại cần nạp, mã thẻ.
Chị P. Anh- một khách hàng của Viettel cho biết, chị cũng nhận được tin nhắn với nội dung tương tự như trên nhưng chỉ khác về địa chỉ website là "nhamangkhuyenmai.com". Nhiều người khác trong vài ngày gần đây cũng nhận được các tin nhắn nội dung gần giống, chỉ khác về địa chỉ truy cập để nạp thẻ.
Cụ thể, ngoài nhandoithenap.com, nhamangkhuyenmai.com, còn có các địa chỉ khác như: WWW.naptienvip.com. Rồi hướng dẫn nhập số điện thoại cần nạp tiền, nhập số seri,nhập mã thẻ, bấm nạp tiền, hệ thống sẽ báo thành công. Thậm chí tin nhắn còn "lưu ý": Chỉ áp dụng cho các thẻ cào có mệnh giá từ 50-->500k trở lên.
Được biết, thực chất các nội dung như trên đang bùng phát qua tin nhắn điện thoại và mạng xã hội Facebook chỉ là hình thức lừa đảo. Người dùng khi nạp thẻ ngay lập tức sẽ bị mất toàn bộ số tiền thay vì được nhận "khuyến mãi 100%" như nội dung dẫn dụ.
Sau khi có sự phản ánh của khách hàng, đại diện một số nhà mạng và chuyên gia an ninh mạng cho biết, đây không phải là hình thức lừa đảo mới, tuy nhiên địa chỉ website liên tục thay đổi để lừa đảo người dùng "nhẹ dạ cả tin" nạp thẻ.
Trước những phản ánh trên, một vị lãnh đạo hãng MobiFone khẳng định, các tin nhắn trong điện thoại và tin nhắn tren facebook như vậy là hoàn toàn giả mạo, không phải là thông báo từ MobiFone.
Cũng theo vị này, trong suốt thời gian qua, hình thức lừa đảo tin nhắn trên mạng xã hội Facebook đã bùng phát, gây thiệt hại cho thuê bao MobiFone và các nhà mạng khác. Trước thực tế này, người dùng không nên tin vào các tin nhắn không phải là thông báo từ nhà mạng. Phía MobiFone sẽ cho rà soát lại hình thức lừa đảo này để sớm cảnh báo tới người dùng di động.
Đại diện Viettel cũng cho biết, tình trạng kẻ gian lợi dụng sự cả tin của khách hàng để thực hiện các hành vi lừa đảo qua điện thoại có xu hướng tăng lên. Chiêu thức của đối tượng lừa đảo là mạo danh các nhà mạng (trong đó có Viettel) để nhắn tin hoặc gọi điện cho khách hàng thông báo trúng thưởng với giá trị lớn, sau đó yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, nạp tiền, chuyển tiền vào tài khoản đã được chỉ định, hoặc giả danh bạn bè, người thân nhờ nạp thẻ cào, quảng cáo về chương trình khuyến mãi nội bộ như đã nêu ở trên. Viettel khuyến cáo người dùng cần gọi điện đến tổng đài của Viettel để xác thực thông tin về các chương trình trúng thưởng, khuyến mãi.
Rất nhiều thuê bao điện thoại nhận được tin nhắn trúng thưởng từ các ứng dụng di động nhắn tin miễn phí trên smartphone và nhiều người dùng đã bị lừa mất tiền. Những nạn nhân bị lừa này chủ yếu dùng ứng dụng Zalo và các dịch vụ khác (các trò chơi) của Công ty VNG. Lừa trúng thưởng xe Liberty trên Zalo
Các trang web lừa đảo nhận thưởng
Một số người dùng ứng dụng Zalo do Công ty VNG cung cấp đang bị khủng bố tin nhắn lừa đảo nhiều nhất. Nội dung kiểu như: "Hệ thống Zalo: Chào bạn! Thay mặt cho bên Zalo, chúc mừng bạn đã nhận phần quà đặc biệt "Sự kiện" Tuần Lộc Vàng gồm: 1 xe Liberty với 30 triệu đồng và mã dự thưởng: [02584]. Bạn cần LH hỗ trợ viên 01656990863 hoặc vào web http://eventvang.com/để cập nhật thông tin". Nhiều người dùng ứng dụng Viber, Wala cũng nhận được tin nhắn từ các số lạ: "Xin chúc mừng tài khoản của bạn lọt vào tốp ba tài khoản nhận được quà may mắn trong sự kiện tháng. Click vào link xyz sau để biết thêm chi tiết"...
Điểm chung của các tin nhắn trên đều hướng dẫn người dùng truy cập vào một địa chỉ web và thực hiện các bước "đóng phí nhận thưởng" bằng thẻ cào điện thoại di động hoặc thẻ nạp tiền chơi game của VNG, FPT, VTC. Điển hình là trường hợp của bạn H.N bị lừa gần 4,5 triệu đồng bởi tổ chức giả mạo nhân viên Công ty VNG. H.N kể: "Sau khi truy cập vào trang web theo yêu cầu thì có nội dung chúc mừng và yêu cầu nạp thẻ để tiếp tục. Ban đầu họ bảo nạp thẻ mệnh giá 100.000 đồng (tất cả các mạng và thẻ game).
Sau khi nạp thẻ thì có một số điện thoại gọi đến xưng là nhân viên VNG xác nhận, rồi bảo tôi liên lạc với nhân viên này qua địa chỉ yahoo và được tư vấn thanh toán vận chuyển với số tiền 850.000 đồng. Tiếp theo là bảo liên hệ với người khác nữa và đóng thêm phí hỗ trợ là 5.000.000 đồng. Tôi nói không thể lo nổi thì người đó tắt máy bảo họp hội đồng để hỗ trợ.
Sau đó anh ta gọi lại bảo đã họp xong và quyết định hỗ trợ 30%, nghĩa là tôi cần thanh toán thêm 3.500.000 đồng (hình thức nạp thẻ không sử dụng tiền mặt). Sau khi thanh toán xong, anh ta gọi lại bảo để hoàn thành phần giải thưởng... cần chuyển tiếp 7.000.000 đồng tiền thẻ nữa. Lúc này tôi mới biết mình bị lừa".
Một chuyên gia công ty bảo mật mạng truyền đạt kinh nghiệm: Nhiều người biết rằng đó là một chiêu trò lừa đảo, nhưng vì tò mò vẫn muốn thử. Vì thế mà dính bẫy lừa đảo, vừa bực dọc và người vừa mất tiền oan. Dó đó, để mình không rơi vào cái bẫy lừa đảo đó chúng ta phải bảo mật thông tin trên facebook để không cho phép bất kỳ ai đăng lên tường của mình cũng như tag tên mình vào, thứ hai nếu chúng ta có nhận được tin nhắn và đường link trong điện thoại, hãy gọi điện đến nhà mạng mình dùng để xác minh những tin nhắn đó có đúng được gửi từ nhà mạng đến không.
Tiếp theo, không nên tò mò click vào đường link nhận được, bởi khi ta click vào nó sẽ ra một trang khác và trang đó là trang có mã độc. Rất có thể bạn sẽ bị mất tải khoản và bị hack. Do đó, đừng vì tò mò mà sập bẫy mất tiền oan.
Theo_An ninh thủ đô
Một người Nga dùng thẻ giả rút hàng trăm triệu đồng ở Việt Nam Ngày 19-6, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Kuznetcov Stanislav Dmitrievich (30 tuổi, quốc tịch Nga) năm năm tù về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. HĐXX tuyên bị cáo dưới khung hình phạt do có hai tình tiết giảm nhẹ là thành khẩn...