Mạo con dấu và chữ ký để buôn bán trái phép vật liệu nổ?
Phòng kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa đã có kết luận giám định chữ ký giữa tài liệu giám định và tài liệu mẫu so sánh là sao chụp và con dấu không phải từ con dấu gốc đóng ra…
Được biết, ngày 21/11/2007, Công ty TNHH Công nghiệp Quảng Lợi (sau đây gọi tắt là Cty Quảng Lợi), có địa chỉ ở đường Pháp Vân, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép khai thác khoáng sản và cho thuê đất với thời hạn khai thác 36 tháng.
Mỏ đá Quảng Lợi đã hết phép khai thác.
Sau khi được cấp giấy phép, Cty Quảng Lợi đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc khai thác đá. Sau đó, Cty Quảng Lợi đã ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Việt Trung (sau đây gọi tắt là Cty Việt Trung), do ông Hồ Văn Việt, ở xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa làm giám đốc. Hiệu lực hợp đồng hết hạn vào năm 2010, cùng thời điểm với giấy phép khai thác khoảng sản cũng hết hạn.
Tuy nhiên, đến hết hợp thời hạn hợp đồng nhưng phía Cty Việt Trung vẫn không thực hiện các điều khoản được ký kết trong hợp đồng, không ký hợp đồng mới nhưng vẫn tiến hành hoạt động khai thác đã.
Cty Quảng Lợi được cấp phép gia hạn khai thác khoáng sản đến 30/01/2013. Trong thời gian này, Cty Việt Trung vẫn hoạt động khai thác đá trái phép trên khu vực được cấp phép của Cty Quảng Lợi.
Vì điều kiện sức khỏe không đảm bảo để điều hành hoạt động của công ty nên bà Lê Thuận Yến – Giám đốc Cty Quảng Lợi đã nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh và đã được Sở Kế hoạc và Đầu tư thành phố Hà Nội, Cục thuế Hà Nội chấp thuận. Đồng thời, Cty Quảng Lợi cũng đã có công văn gửi Chi nhánh điện huyện Tĩnh Gia xin cắt điện sản xuất phục vụ khai thác đá.
Video đang HOT
Về phía Cty Việt Trung sau đó vẫn tiến hành hoạt động khai thác đá bình thường, nhưng các cơ quan chức năng huyện Tĩnh Gia vẫn không hề hay biết?
Trong khi đó, đơn vị đứng tên trong giấy phép sử dụng vật liệu nổ trong quá trình khai thác đá là Cty Quảng Lợi đã hết hạn và đơn vị này cũng đã thông báo dừng hoạt động. Cho rằng Cty Việt Trung đã lấy danh nghĩa của Cty Quảng Lợi để mua bán trái phép vật liệu nổ là vi phạm pháp luật, Cty Quảng Lợi đã có đơn đề nghị Công an huyện Tĩnh Gia có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm những sai phạm nêu trên của Cty Việt Trung.
Cơ quan CSĐT, Công an huyện Tĩnh Gia đã tiến hành xác minh giải quyết đơn thư tố cáo của bà Lê Thuận Yến – Giám đốc Cty Quảng Lợi. Ngày 22/10/2014, Cơ quan CSĐT, Công an huyện Tĩnh Gia có quyết định trưng cầu giám định gửi Phòng kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa
Đến ngày 27/10/2014, Phòng kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa đã có bản kết luận giám định số 1300/KLGĐ – PC54.
Theo đó, tài liệu giám định ký hiệu từ A1 đến A5, gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để làm nghề kinh doanh có điều kiện; Trích ngang danh sách những người làm việc liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp tại mỏ Quảng Lợi; Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy; Biên bản kiểm tra xác nhận phòng cháy chữa cháy, phòng nổ. Tất cả những tài liệu nêu trên đều đứng tên Lê Thuận Yến – Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Quảng Lợi.
Tài liệu mẫu so sánh ký hiệu từ M1 đến M5, gồm: Giấy mẫu chữ ký năm 2014; Quyết định bổ nhiệm ngày 22/05/2009; Quyết định của Hội đồng thành viên Công ty TNHH Công nghiệp Quảng Lợi ngày 02/03/2009; Hợp đồng vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp ngày 25/05/2009; Báo cáo hoạt động khai thác khoáng sản và thuê đất ngày 20/10/2009. Tất cả giấy tờ của tài liệu mẫu cần so sánh đều đứng tên Lê Thuận Yến – Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Quảng Lợi.
Kết luận giám định của Phòng kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa.
Nội dung yêu cầu giám định thứ nhất là chữ ký đứng tên Lê Thuận Yến ở tài liệu cần giám định ký hiệu từ A1 – A5 là chữ ký trực tiếp hay sao chụp? thứ hai chữ ký đứng tên Lê Thuận Yến và Hình dấu tròn màu đỏ có nội dung “Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Quảng Lợi; Q. Hoàng Mai- TP. Hà Nội” ở tài liệu cần giám định ký hiệu từ A1 đến A5 với chữ ký đứng tên Lê Thuận Yến và Hình dấu tròn màu đỏ có nội dung “Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Quảng Lợi; Q. Hoàng Mai- TP. Hà Nội” ở tài liệu mẫu so sánh ký hiệu từ M1 đến M5 có phải do cùng một người ký và do cùng một con dấu đóng ra hay không?
Kết luận giám định nêu rõ: Chữ ký đứng tên Lê Thuận Yến ở tài liệu cần giám định kí hiệu từ A1 đến A5 là chữ ký sao chụp. Hình dấu tròn màu đỏ có nội dung “Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Quảng Lợi; Q. Hoàng Mai- TP. Hà Nội” ở tài liệu cần giám định kí hiệu từ A1 đến A5 không phải do con dấu có hình mẫu “Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Quảng Lợi; Q. Hoàng Mai- TP. Hà Nội” ở tài liệu kí hiệu từ M1 đến M5 đóng ra.
Như vậy, thì Cty Quảng Lợi đã bị “ăn cắp” con dấu và chữ ký để dùng vào việc buôn bán trái phép vật liệu nổ.
Thành Hưng – Duy Tuyên
Theo Dantri
Tăng mức phạt đối với xe chở quá tải
Đầu năm 2015, với hành vi điều khiển xe có tổng trọng lượng cho phép tham gia giao thông của xe hoặc tải trọng trục xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100% (trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị) sẽ bị phạt tiền từ 7-8 triệu đồng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 171 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó sẽ tăng mức phạt đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải.
Xe xếp hàng để kiểm tra tải trọng tại Cảng Cái Lân - một điều kiện bắt buộc để ra đường (Ảnh Thu Hằng)
Cụ thể, theo quy định hiện đang áp dụng tại Nghị định 171 chỉ có 1 khung phạt từ 5-7 triệu đồng áp dụng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 60% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn, trên 50% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Còn theo Nghị định 107 vừaban hành thì hành vi này được tách ra thành 2 khung phạt. Cụ thể, ở khung phạt đầu tiên, mức phạt được giữ nguyên là từ 5-7 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 60% đến 100% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn, trên 50% đến 100% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên và xe xi téc chở chất lỏng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ-moóc).
Ở khung phạt thứ hai, đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 100% thì sẽ bị phạt tiền từ 7-8 triệu đồng, cao hơn mức phạt hiện đang áp dụng (từ 5-7 triệu đồng).
Đối với hành vi điều khiểm xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường cũng được Nghị định 107 tách thành 2 khung phạt. Cụ thể, phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) cho phép tham gia giao thông của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
Phạt tiền từ 7-8 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) cho phép tham gia giao thông của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 3 tháng.
Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2015.
Quang Phong
Theo Dantri
Không có sàn vàng nào được cấp phép ở Việt Nam NHNN khuyến cáo các cá nhân, tổ chức phát hiện bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng phải lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng. Liên quan đến việc cơ quan công an đã phát hiện và đang tiến hành điều tra một số sàn giao dịch vàng trái phép, Ngân hàng Nhà...