Manila phát hiện nhiều tàu Trung Quốc trong vùng tranh chấp ở Biển Đông
Manila “hết sức quan ngại” trước số lượng quá lớn của tàu Trung Quốc ở Biển Đông, gần bãi cạn Scarborough nơi có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Philippines đã yêu cầu Đại sứ Trung Quốc tại Manila giải thích.
Thuyền tốc độ cao của tuần duyên Trung Quốc ngăn chặn một tàu cá Philippines, tại bãi cạn Scarborough, ngày 07/06/2016 Ảnh STR/AFP
Theo hãng tin Reuters, trước mắt đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại thủ đô Philippines chưa lên tiếng về vụ này.
Ngày 04/09/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Delfine Lorenzana cho biết trước đó một hôm, máy bay tuần tra Philippines đã bay ngang qua vùng biển có tranh chấp và phát hiện “4 tàu tuần duyên và 6 chiếc khác và cả những xà lan quanh bãi cạn Scarborough Shoal (…) sự hiện diện đó gây lo ngại sâu sắc” cho phía Manila.
Video đang HOT
Cũng trong tin nhắn gửi đến báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines lưu ý: vào đầu năm 2016, Bắc Kinh đã đưa tàu nạo vét đến khu vực bãi cạn Scarborough nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy phía Trung Quốc bắt đầu công việc bồi đắp đảo.
Dù vậy, vẫn theo Bộ trưởng Lorenzana, Manila chưa biết rõ những ý đồ của Bắc Kinh và trong trường hợp Trung Quốc chuẩn bị cải tạo bồi đắp đảo trong khu vực thì đây sẽ là một mối đe dọa đối với “an ninh” của Philippines.
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham là trọng tâm tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Philippines kể từ năm 2012 khi Bắc Kinh cấm tàu cá Philippines vào đánh bắt.
Theo Bizlive
'Tình hình biển Hoa Đông cũng nghiêm trọng như ở biển Đông'
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 16-8 đã đăng lên trang web của Bộ những tài liệu cho thấy tình hình ở biển Hoa Đông cũng nghiêm trọng như ở biển Đông.
Theo Japan Times, Nhật Bản đang tăng cường nỗ lực nhằm thu hút sự chú ý vào các hoạt động của Trung Quốc (TQ) quanh quần đảo Senkaku do nước này kiểm soát, song Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Cụ thể, ngày 16-8, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đăng lên trang web của Bộ những tài liệu cho thấy tình hình ở khu vực này cũng nghiêm trọng như ở biển Đông.
"Số lượng tàu chính phủ TQ hiện được triển khai tới khu vực xung quanh quần đảo Senkaku lớn hơn rất nhiều so với số lượng tàu của Bắc Kinh ở vùng biển gần bãi cạn Scarborough thuộc biển Đông. Đây cũng là khu vực mà TQ tuyên bố chủ quyền chồng lấn với các nước láng giềng khác" - Bộ Ngoại giao Nhật viết.
Trang web Bộ Ngoại giao Nhật liệt kê thông tin về các vụ tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải nước này quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong thời gian gần đây. Ảnh: KYODO
Nhật Bản ngày càng lo ngại trước các hành động ngang ngược trên biển của Bắc Kinh khi các tàu của chính phủ TQ liên tiếp đi vào vùng biển Nhật Bản gần Senkaku.
Đầu tháng này, có tới 15 tàu chính phủ TQ cùng lúc đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải ngay bên ngoài vùng biển Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku.
Cùng thời điểm đó, khoảng 200-300 tàu cá hoạt động ở vùng tiếp giáp lãnh hải ngoài khơi quần đảo này.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật, thông thường khoảng ba tàu chính phủ TQ được triển khai vào vùng tiếp giáp lãnh hải của Senkaku, trong khi đó bốn hoặc năm tàu được điều đến vùng biển gần bãi cạn Scarborough.
Bộ nói chính phủ Nhật Bản đã trao 30 công hàm phản đối cho TQ từ ngày 5 đến 10-8 trong thời gian xảy ra liên tiếp các vụ tàu TQ xâm nhập lãnh hải Nhật.
THÁI LAI
Theo PLO
Nhật điều máy bay tuần tra đối phó tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Tokyo phản đối việc nhiều tàu hải cảnh, tàu cá Trung Quốc liên tiếp tiến đến gần nhóm đảo do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông cuối tuần qua. Nhật Bản tố Trung Quốc đưa tàu hải cảnh xâm phạm trái phép vùng biển gần Senkaku. Ảnh minh họa: Straits Times. Theo Reuters, Tokyo hôm nay cáo buộc Bắc Kinh 14...