Manila, Bắc Kinh lại khẩu chiến
Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Philippines về việc thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông qua lời kêu gọi của các học giả đòi tăng cường sức mạnh quân sự ở biển Đông nhằm ngăn chặn những quốc gia “gây chuyện”.
Tàu tuần tra của Philippines ở một khu vực thăm dò dầu khí trên biển Đông – Ảnh: cntv.cn
Thời báo Hoàn Cầu ngày 1-3 dẫn lời nhà nghiên cứu Lý Kiệt thuộc Viện Nghiên cứu hải quân Trung Quốc cho biết Bắc Kinh có thể điều nhiều tàu chiến, máy bay và sẽ tập trận trên biển Đông. Các học giả Trung Quốc cũng kêu gọi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc bắt đầu thăm dò dầu khí trên biển Đông.
Video đang HOT
Trong khi đó, báo Daily Inquirer dẫn lời Thứ trưởng Bộ Năng lượng Philippines Jose M. Layug Jr cho biết mặc cho Bắc Kinh phản đối, đã có 38 doanh nghiệp nộp đơn dự thầu thăm dò khai thác dầu khí ở 15 điểm mà Philippines vừa công bố trong tuần qua.
“Trung Quốc phản đối việc Philippines thăm dò và khai thác dầu khí ở hai khu vực trên biển Đông, cách đảo Palawan khoảng 148km. Song Philippines cho rằng các khu vực trên thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình” – ông Layug nhấn mạnh. Các tập đoàn nước ngoài tham gia gói thầu trên của Philippines là Total của Pháp, Eni S.p.A. của Ý, CalEnergy của Mỹ, Philippines Exploration BV (SPEx), Exxon Mobil Corp…
Nhật báo Trung Quốc dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định dự án thăm dò dầu khí của Philippines là trái luật, và cho biết Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila sẽ gửi công hàm phản đối đến Bộ Ngoại giao Philippines.
Theo Tuổi Trẻ
Ấn Độ, Trung Quốc "khẩu chiến"
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ hôm nay nói rằng những bình luận từ phía Trung Quốc về chuyến thăm của ông tới vùng tranh thổ tranh chấp giữa 2 nước láng giềng là "rất chướng tai", làm nảy sinh một cuộc chiến ngôn từ mới vì đường biên giới tranh chấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony thăm một căn cứ không quân hôm 17/2.
Bắc Kinh hôm thứ Bảy đã kêu gọi Ấn Độ "hợp tác với Trung Quốc để duy trì hoà bình và ổn định tại các khu vực biên giới", đồng thời kêu gọi kiềm nhằm tránh làm phức tạp thêm tình hình trong cuộc tranh chấp vì Arunachal Pradesh, một bang ở đông bắc Ấn Độ mà Trung Quốc tuyên bố toàn bộ chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony đã tới thăm Arunachal Pradesh hồi đầu tháng này nhân kỷ niệm 25 năm vùng này trở thành một bang của Ấn Độ. Nhân dịp này, ông cũng cam kết đầu tư cơ sở hạt tầng tốt hơn và cải thiện giao thông cho Arunachal Pradesh.
"Tôi bất ngờ khi đọc được phản ứng của Trung Quốc. Điều đó rất chướng tai. Arunachal Pradesh là một lãnh thổ không thể tách rời của ông Ấn Độ", ông Antony phát biểu trước báo giới ngày 27/2.
Đường biên giới dài 2.000km giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành trọng tâm của các cuộc đàm phán kể từ những năm 1980 khi hai nước lâm vào một cuộc chiến ngắn năm 1962.
Vòng đàm phán thứ 15 nhằm giải quyết tranh chấp đã diễn ra tại New Delhi hồi tháng 1 năm nay nhưng kết thúc mà không có tiến triển đáng kể nào.
Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna ngày 26/2 đã tuyên bố rằng "Delhi sẽ không dung thứ cho sự can thiệp bên ngoài từ Trung Quốc vào các vấn đề lãnh thổ của Ấn Độ".
Theo Dân Trí
Khẩu chiến Hồng Kông - đại lục Cuộc tranh cãi giữa dân chúng Trung Quốc đại lục và người Hồng Kông đã phơi bày những bất đồng tiềm ẩn của "1 quốc gia 2 chế độ". Giáo sư Khổng Khánh Đồng miệt thị người Hồng Kông trên truyền hình - Ảnh: chụp lại từ Youtube Mâu thuẫn bùng nổ khi Khổng Khánh Đồng, giáo sư tại ĐH Bắc Kinh, không...