Mảnh vỡ tên lửa rơi xuống mặt trăng và nguy cơ ô nhiễm vũ trụ
Giới chuyên môn cho rằng sự việc sắp xảy ra trên mặt trăng là lời cảnh tỉnh rằng đã đến lúc cần có quy định liên quan rác thải vũ trụ.
Vệ tinh DSCOVR được tên lửa Falcon 9 phóng lên vào ngày 11.2.2015. Ảnh AFP
Hãng AFP ngày 27.1 đưa tin một đoạn tên lửa của hãng SpaceX (Mỹ) phóng lên cách đây 7 năm và bị bỏ lại trong không gian sẽ rơi xuống mặt trăng vào tháng 3, khiến giới chuyên môn kêu gọi nên sớm có quy định về vấn đề rác thải không gian.
Tên lửa Falcon 9 được dùng để đưa một vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) lên quỹ đạo trong sứ mệnh Quan sát Thời tiết không gian sâu (DSCOVR) vào năm 2015.
Kể từ sau cuộc phóng đó, tầng thứ 2 của tên lửa dùng trong giai đoạn phóng tăng cường đã trôi lơ lửng trong không gian theo quỹ đạo hỗn loạn, theo nhà thiên văn học Bill Gray, người viết phần mềm trắc lượng học thiên thể Guide được nhiều nhà thiên văn học chuyên nghiệp và nghiệp dư dùng để theo dõi các vật thể gần trái đất, thiên thạch, sao chổi…
Chính ông Gray là người tính ra khả năng mảnh tên lửa trên đi vào quỹ đạo va chạm với mặt trăng. Mảnh vỡ này từng đi qua khá gần mặt trăng vào tháng 1 khiến nó bị thay đổi quỹ đạo.
Sau một tuần kể từ khi mảnh vỡ tên lửa đi qua gần mặt trăng, ông Gray quan sát lại và kết luận rằng nó sẽ va vào bề tối của mặt trăng vào ngày 4.3 với tốc độ 9.000 km/giờ.
Ông Gray kêu gọi cộng đồng thiên văn học nghiệp dư cùng ông quan sát mảnh vỡ trên, và dự đoán của ông đã được xác nhận. Thời gian và địa điểm va chạm chính xác có thể thay đổi chút ít so với dự báo, nhưng đa số đều đồng ý rằng sẽ xảy ra va chạm vào ngày hôm đó.
“Tôi đã theo dõi những mảnh vỡ kiểu này trong khoảng 15 năm. Và đây là lần va chạm không cố ý đầu tiên trên mặt trăng mà chúng ta sẽ chứng kiến”, ông cho biết.
Cần có quy định
Trong khi đó, theo nhà thiên văn học Jonathan McDowell tại Viện Vật lý thiên văn Smithsonian (Mỹ), có khả năng từng xảy ra những va chạm tương tự mà con người chưa phát hiện.
Ông phân tích rằng có ít nhất 50 vật thể bị bỏ lại ở quỹ đạo sâu của trái đất từ thập niên 1960 – 1980 mà không được theo dõi.
“Giờ đây chúng ta mới theo dõi một vài vật thể, nhưng chúng ta không thể tìm thấy rất nhiều vật thể khác và chúng đã không còn ở đó. Có lẽ ít nhất đã có vài vật thể đã va vào mặt trăng mà chúng ta không chú ý”, ông phỏng đoán.
Theo giới thiên văn học, phần thân tên lửa SpaceX nặng 4 tấn sẽ va chạm vào mặt trăng nhưng chúng ta sẽ không được chứng kiến theo thời gian thực. Tuy nhiên, nó sẽ tạo một cái hố mà giới khoa học có thể dùng tàu vũ trụ và các vệ tinh quan sát để hiểu hơn về địa lý của mặt trăng.
Trước đây, các tàu vũ trụ từng được cố ý lao vào mặt trăng để nghiên cứu khoa học, chẳng hạn như sứ mệnh Apollo nhằm thử nghiệm máy đo địa chấn. Vào năm 2009, NASA phóng một đoạn tên lửa vào một vị trí gần cực nam của mặt trăng để tìm nước.
Trên thực tế, hầu hết các tên lửa không đi quá xa khỏi trái đất. SpaceX đưa các phần thuộc giai đoạn tăng cường của tên lửa trở lại bầu khí quyển của trái đất để chúng tan rã ở biển, còn giai đoạn 1 được thu thập và tái sử dụng.
Ông Gray cho rằng có thể còn có nhiều vụ va chạm ngoài ý muốn trên mặt trăng trong tương lai do các chương trình không gian của Mỹ và Trung Quốc để lại nhiều rác thải trên quỹ đạo.
Mỹ cùng các đối tác quốc tế đang có kế hoạch lập trạm không gian trên quỹ đạo mặt trăng. Ông McDowell cho rằng những sứ mệnh đó sẽ “bắt đầu trở nên rắc rối khi giao thông nhiều hơn”.
Dự định tái ngộ mặt trăng bị trì hoãn, NASA lo bị Trung Quốc vượt lên trước
“Thực ra không ai đảm nhận nhiệm vụ theo dõi những mảnh vỡ mà chúng ta bỏ lại ở quỹ đạo sâu của trái đất. Tôi cho rằng đã đến lúc nên bắt đầu quy định về điều đó”, ông kêu gọi.
Hãng SpaceX chưa đưa ra bình luận liên quan. Hiện công ty của tỉ phú Elon Musk đang phát triển một thiết bị đáp xuống mặt trăng để giúp NASA đưa phi hành gia trở lại mặt trăng, sớm nhất vào năm 2025.
SpaceX muốn góp tay làm đồ phi hành gia cho NASA
Trước khả năng NASA bị chậm tiến độ trong việc thiết kế và thử nghiệm đồ phi hành gia cho sứ mệnh đưa con người trở lại Mặt trăng, ngày 10-8, tỉ phú Elon Musk cho rằng SpaceX có thể giúp một tay.
Kristine Davis, kỹ sư về trang phục không gian tại Trung tâm Không gian Johnson của NASA, mặc bộ đồ thử nghiệm trong cuộc thử nghiệm vào ngày 15-10-2019 - Ảnh: NASA
Theo kênh truyền hình CNBC, tỉ phú Elon Musk đã chia sẻ báo cáo của tổng thanh tra NASA với kết luận việc chậm tiến độ trong phát triển bộ đồ phi hành gia thế hệ mới là một trong các nguyên nhân khiến mục tiêu đưa con người trở lại Mặt trăng không khả thi.
Báo cáo cũng nêu rõ rằng các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS đang sử dụng các bộ đồ thám hiểm vũ trụ "được thiết kế cách đây 45 năm cho chương trình tàu con thoi". Trong nhiều năm qua, các bộ đồ đó chỉ được "tân trang và thiết kế lại một phần" để tiếp tục sử dụng.
Tỉ phú Musk khẳng định: SpaceX có thể phụ trách việc thiết kế bộ đồ phi hành gia thế hệ mới này. Elon Musk cũng lưu ý rằng có 27 công ty khác nhau đang cung cấp các thành phần cho bộ đồ, và điều này dường như là "có quá nhiều đầu bếp trong nhà bếp".
Công ty SpaceX của tỉ phú Elon Musk đã thiết kế và sản xuất đồ thám hiểm vũ trụ cho các phi hành gia lên không gian bằng tàu vũ trụ Crew Dragon. Bộ đồ này được thiết kế để bảo vệ các phi hành gia trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn bên trong thân tàu, hoặc khi cabin bị giảm áp suất.
Tuy nhiên, việc chế tạo các bộ đồ cho các nhà thám hiểm vũ trụ trong không gian phức tạp và thử thách hơn, do nhu cầu tồn tại bên ngoài tàu trong môi trường khắc nghiệt của không gian phi trọng lực.
Người phát ngôn của NASA, bà Monica Witt, cho biết vào tháng trước, NASA đã liên hệ với các công ty trong ngành công nghệ vũ trụ để lấy ý kiến về việc "mua bộ đồ phi hành gia" và các dịch vụ khác.
NASA đã bắt đầu ba chương trình thiết kế đồ vũ trụ khác nhau kể từ năm 2007 và đã chi 420,1 triệu USD cho việc phát triển bộ đồ thế hệ mới này kể từ đó. Ngoài ra, báo cáo cho biết NASA "có kế hoạch đầu tư thêm khoảng 625,2 triệu USD" vào việc phát triển, thử nghiệm và cải tiến để hoàn thành một bộ đồ mới nhằm thử nghiệm trên ISS và hai bộ đồ cho sứ mệnh của đoàn thám hiểm lên Mặt trăng - với tổng chi phí "hơn 1 tỉ USD" đến năm 2025.
Ngoài vấn đề đội chi phí, theo báo cáo, việc chậm tiến độ còn do thiếu kinh phí, tác động của đại dịch COVID-19 và các khó khăn về kỹ thuật. Bộ đồ du hành vũ trụ sẽ không được hoàn thiện ít nhất là đến tháng 4-2025. Trước đó, NASA cho biết có thể hoàn thành bộ đồ để sẵn sàng sử dụng vào tháng 3-2023.
NASA cần những bộ đồ vũ trụ thế hệ mới cho chương trình Artemis, với mục tiêu đưa con người quay lại Mặt trăng vào năm 2024.
Chương trình Artemis khởi động dưới thời chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump và được tiếp tục dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Chạy đua với Mỹ, Trung Quốc tăng tốc lập trạm nghiên cứu trên Mặt trăng Trung Quốc đang tăng tốc để thiết lập một cơ sở nghiên cứu trên Mặt trăng sớm hơn 8 năm so với dự kiến, động thái mới nhất trong cuộc chạy đua không gian ngày càng quyết liệt với Mỹ. Mô phỏng trạm nghiên cứu Mặt trăng của Trung Quốc (Nguồn: Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc). SCMP đưa tin, giới...