Mạnh thì phải đồ sát và những suy nghĩ khác biệt của game thủ Việt với phần còn lại của thế giới
Không phải ngẫu nhiên mà có rất nhiều những tựa game quốc tế đã phải cấm IP Việt Nam xuất hiện đâu nhé.
Thực tế, đã từng có thời điểm, rất nhiều tựa game được đánh giá là siêu phẩm quốc tế lại không thể tới tay game thủ Việt. Hay nói một cách phũ phàng hơn, các tựa game này còn thẳng tay cấm toàn bộ dải IP tới từ Việt Nam như một cách để hạn chế tối đa sự xuất hiện của các game thủ Việt. Dù rằng chỉ là câu chuyện trong quá khứ, thế nhưng điều này cũng phần nào chỉ ra những “khác biệt” rất lớn tới từ suy nghĩ, góc nhìn của các game thủ Việt so với phần còn lại. Và sự khác biệt này cũng chính là nguyên nhân tạo ra nhiều bức xúc, tới mức không ít NPH luôn phải cảm thấy đau đầu.
Game thủ Việt: Mạnh lên để đồ sát
Trong các tựa game nhập vai, việc gia tăng sức chiến đấu, mạnh hóa nhân vật của mình luôn là đích ngắm đối với mọi người chơi. Thế nhưng, mục đích của game thủ Việt và phần còn lại thì thường khác nhau khá nhiều.
Video đang HOT
Có lẽ do bị ảnh hưởng từ nhiều tựa game trong quá khứ như Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế mà văn hóa thích PK và máu ăn thua đã trở thành nét đặc trưng riêng biệt của các game thủ Việt. Nếu như ở nước ngoài, nhiều người mong muốn trở nên mạnh hơn để có thể đi phụ bản, vượt qua các thử thách trong game một cách đỡ nhọc thì các game thủ Việt lại rất có nhu cầu thể hiện sức mạnh của mình thông qua chính người chơi khác. Hay nói ngắn gọn hơn, đó là PK, là đồ sát với suy nghĩ “người mạnh là người có quyền”. Tất nhiên, chẳng game nào cấm PvP, nhưng nếu cứ PK, đồ sát một cách tràn lan thì chắc chắn chẳng thể để lại ấn tượng tốt cho người chơi khác.
Game thủ nước ngoài thích vượt ải đánh boss, còn game thủ Việt chỉ thích mỗi Tống Kim
Đối với nhiều game thủ nước ngoài, điểm thú vị nhất khi chơi game nhập vai không gì khác ngoài những màn co-op, vượt ải đánh boss gian truân nhưng lại rất đáng nhớ. Đây cũng chính là thông điệp đoàn kết để vượt qua thử thách mà mọi tựa game đều muốn gửi gắm.
Nhưng với các game thủ Việt, suy nghĩ này có lẽ hơi khác đi một chút. Chỉ cần làm một cuộc khảo sát đơn giản về hoạt động mà các game thủ cày cuốc Việt Nam ưa thích nhất, có lẽ sẽ không gì khác ngoài hai cái tên Tống Kim và Công Thành Chiến – những hoạt động PK máu lửa và gần như bắt buộc phải có trong hầu hết các tựa game nhập vai nổi tiếng tại Việt Nam. Đó có lẽ cũng là lý do mà tại sao Genshin Impact lại rất được lòng các game thủ nước ngoài, trong khi người Việt thì sau một thời gian phát sốt lại dần tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm tới vậy.
Game thủ nước ngoài thích cốt truyện, người Việt thì thường skip
Đối với nhiều game thủ nước ngoài, một tựa game được đánh già là siêu phẩm bắt buộc phải có cho mình một cốt truyện hay, chặt chẽ liên kết giữa các tuyến nhân vật. Đó cũng là lý do tại sao series Final Fantasy VII hay nhiều tựa game trên console như God of War, Red Dead Redemption lại được hâm mộ tới vậy.
Nhưng với các game thủ Việt thì khác. Đa số đều gần như skip toàn bộ phần dẫn dắt, cốt truyện để “tiết kiệm” thời gian. Thay vì quan tâm tới cốt truyện, thứ mà họ để ý chỉ là hoạt động, phụ bản và những gì liên quan tới PvP mà thôi.
Được xem là đối trọng của Genshin Impact nhưng Tower of Fantasy lại yêu cầu người chơi dịch game cho mình
Một câu chuyện tương đối hài hước khi nhà phát triển Tower of Fantasy yêu cầu người chơi trở thành "phiên dịch" cho mình.
Tower of Fantasy của Hotta Studio là một trong những tựa game được xem là "bản sao" của Genshin Impact. Đây cũng là trò chơi từng được coi là đối trọng của Genshin Impact trong năm 2022. Tuy nhiên, kể từ thời điểm ra mắt, Tower of Fantasy lại nhận nhiều phản hồi tiêu cực thay vì những đánh giá tích cực từ người chơi.
Một trong những vấn đề của Tower of Fantasy chính là hệ thống dịch thuật của game quá kém. Với mục đích hướng tới nhiều thị trường khác nhau, nhà phát triển Tower of Fantasy đã cố gắng hoàn hiện hệ thống ngôn ngữ của mình. Và để khắc phục những phần dịch đang bị lỗi, thay vì tự mình chỉnh sửa, Tower of Fantasy lại yêu cầu chính người chơi phải làm việc này.
Được biết, Level Infinite đang yêu cầu người chơi tự mình dịch tựa game này. Điều này đồng nghĩa với việc, thay vì thuê một đội ngũ dịch thuật thực tế, nhà phát hành lại bắt người chơi dịch trò chơi miễn phí ra các ngôn ngữ khác nhau. Trên thực tế, ngay từ những phiên bản thử nghiệm trước đây, đã có nhiều game thủ trở thành "phiên dịch viên" cho tựa game này.
Một trong số những công việc của game thủ - người được trải nghiệm bản thử nghiệm giới hạn của Tower of Fantasy đó chính là dịch phần ngôn ngữ bản địa sang tiếng Anh cho nhà phát triển. Tất nhiên, không ai được trả công cho công việc này. Thậm chí, ngay cả danh hiệu hoặc phần quà để cảm ơn game thủ cũng không có.
Việc game thủ tham gia dịch thuật cho game vốn không phải là câu chuyện hiếm thấy. Tuy nhiên, đây thường là những phiên bản do người chơi tự sửa và được thực hiện dựa trên đam mê cũng như cống hiến cho cộng đồng chứ không phải làm không công cho nhà phát triển.
Điều đáng nói là, Tower of Fantasy đang có doanh thu rất lớn nhưng họ vẫn không nghĩ đến việc cảm ơn game thủ của mình. Chỉ trong hai tuần, doanh thu của Tower of Fantasy đã vượt 34 triệu đô. Với việc trò chơi vẫn được coi là một trong những game thế giới mở lớn nhất, không có lý do gì mà người dịch không được trả tiền cho công việc của họ. Tiếc thay, điều đó vẫn không được thực hiện, ít nhất là ở thời điểm này.
Xuất hiện dự án game di động One Piece mới, có bản quyền và diễn viên lồng tiếng từ phim hoạt hình "chính chủ" Hiện tại, tựa game mới về One Piece đang được thử nghiệm, dự kiến sẽ sớm ra mắt trong năm tới. One Piece là một trong những bộ truyện tranh và phim hoạt hình nổi tiếng trên toàn thế giới. Đã có không ít những trò chơi khai thác về đề tài này trên các nền tảng từ PC cho tới di động....