“Mạnh tay” xử lý nhiều cơ sở kinh doanh “bóng cười”
Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của thành phố, CAQ Đống Đa, Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức rà soát địa bàn, phát hiện và xử lý nhiều cơ sở kinh doanh “ bóng cười”.
Đã có 23 cơ sở ở quận Đống Đa bị phạt với tổng số tiền lên đến gần 100 triệu đồng, tuy nhiên hầu hết các cơ sở đều tái vi phạm.
Rà kỹ địa bàn, phát hiện xử lý vi phạm
Trên địa bàn quận Đống Đa, các quán cà phê, bar, karaoke bán “bóng cười” tập trung nhiều tại các tuyến phố như Xã Đàn, Đê La Thành… Qua công tác điều tra cơ bản, CAQ Đống Đa xác định có 25 cơ sở kinh doanh có biểu hiện lén lút hoạt động bán “bóng cười”.
Các bình bóng cười được xếp tại một kho trong quán cà phê ở phố Xã Đàn
Thực hiện các kế hoạch của thành phố về “Tập trung tổng kiểm tra, rà soát, điều tra cơ bản, phòng ngừa phát hiện các hành vi vi phạm liên quan đến “bóng cười”, “ shiha”, “cỏ mỹ”, “ tem giấy”, CAQ Đống Đa đã chủ động nắm tình hình, lên danh sách các đối tượng, cơ sở kinh doanh, tập trung tuyên truyền, kiểm tra xử lý.
Đến tháng 5-2019, CAQ Đống Đa đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp với công an phường tổ chức ký cam kết đến 100% cơ sở kinh doanh có điều kiện, phát sinh hoạt động kinh doanh khí N20 dưới dạng “bóng cười”.
Cùng với đó, CAQ Đống Đa đã phối hợp với chính quyền cơ sở, các khu dân cư tổ chức tuyên truyền cho người dân và thanh thiếu niên biết về tác hại của “bóng cười”. Đặc biệt, tại các buổi tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn 21 phường, CAQ Đống Đa đã lồng ghép các nội dung về nhận biết tác hại của “bóng cười”, góp phần để các em học sinh tránh không sử dụng thứ “đồ chơi” độc hại này.
Song song với đó, hàng ngày, vào khoảng 21h tối, Đội Cảnh sát kinh tế CAQ Đống Đa phối hợp với Đội QLTT số 2, Cục QLTT Hà Nội và Công an các phường tiến hành kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh nước giải khát, cà phê, quán bar trên địa bàn.
Trong 5 tháng đầu năm 2019, các đơn vị đã tiến hành kiểm tra tại 25 cơ sở có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”. Qua kiểm tra, phát hiện và xử phạt hành chính đối với 23 cơ sở kinh doanh về các lỗi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không có giấy phép kinh doanh hàng hóa hạn chế, với tổng số tiền phạt hơn 97 triệu đồng, thu giữ 93 bình khí N20.
Video đang HOT
Xử lý nghiêm vi phạm
Trong số các cơ sở kinh doanh “bóng cười” bị xử lý, có những quán bị xử phạt nhiều lần nhưng vẫn tái vi phạm như quán cà phê ở 274 phố Xã Đàn. Mới đây, ngày 4-6-2019, cơ quan chức năng đã phát hiện tại cơ sở này 3 bình khí N2O nặng 24 kg, lập biên bản xử phạt 10,5 triệu đồng về 2 lỗi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc và không có giấy phép kinh doanh hàng hóa hạn chế.
Trước đó, cơ sở kinh doanh này cũng đã bị CAP Phương Liên lập biên bản xử phạt hành chính 6 triệu đồng cũng về 2 lỗi trên…. Hay tại địa chỉ quán cà phê “Halo” ở phường Nam Đồng; quán “The Ball” ở phường Láng Thượng, cũng là những nơi thường xuyên tái vi phạm.
Theo Đại úy Ngô Vũ Tùng, Đội phó Đội Cảnh sát Kinh tế CAQ Đống Đa: “Trong số 23 cơ sở kinh doanh “bóng cười” bị xử phạt hành chính, có cơ sở tái phạm bị xử lý đến 2-3 lần. Có thể lý giải nguyên nhân các cơ sở kinh doanh tiếp tục vi phạm là do lợi nhuận “khủng” của loại hàng hóa này. Trong quá trình lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra xử lý “bóng cười”, chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Các chủ cơ sở và nhân viên có nhiều biện pháp tinh vi để che giấu việc bán bóng cười, đối phó với cơ quan chức năng. Thậm chí, có trường hợp vừa bị lập biên bản xử lý hôm nay, hôm sau lại tiếp tục bán bóng cười… Các chủ cơ sở chấp nhận bị phạt nếu “không may” bị cơ quan chức năng “sờ gáy”".
Trước việc kiên quyết xử lý với mức phạt cao, nhưng các cơ sở kinh doanh vẫn tái vi phạm, CAQ Đống Đa đã chỉ đạo các đơn vị công an phường chủ động tổ chức kiểm tra, bám địa bàn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Cùng với đó, hàng tháng có báo cáo cập nhật tình hình các cơ sở kinh doanh “bóng cười” trên địa bàn, để CAQ phối hợp xử lý.
Cùng với đó, CAQ Đống Đa đã có văn bản gửi các trường học trên địa bàn, kiến nghị tăng cường công tác tuyên truyền giám sát đối với học sinh, sinh viên có dấu hiệu buôn bán, sử dụng “bóng cười”. Nâng cao ý thức của học sinh, sinh viên đối với tác hại của việc sử dụng “bóng cười”. Khi phát hiện các hành vi bán “bóng cười” trong nhà trường, đề nghị báo ngay cho Đội Cảnh sát kinh tế để phối hợp giải quyết.
Theo ANTD
Choáng với chất gây nghiện "bùa lưỡi", "bánh lười", "nấm ma thuật"...
Trên thị trường tiếp tục có các loại ma túy nguy hiểm, khó phát hiện hơn, bằng những cái tên như: Lá thiên đường (lá khat), thuốc lắc meo meo flakka, tem giấy (bùa lưỡi), bánh lười (lazy cake), muối tắm, trà sữa - nước vui, nấm ma thuật ... Có những chất ma túy mới xuất hiện chưa nằm trong danh mục các chất ma túy tại Việt Nam.
Xuất hiện nhiều loại chất gây nghiện mới
Chia sẻ tại Hội thảo "Những vấn đề mới đặt ra trong truyền thông phòng ngừa lạm dụng chất gây nghiện" vừa được tổ chức, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Hoàng Vĩnh Bảo - cho biết, hiện nay tình hình lạm dụng chất gây nghiện có xu hướng gia tăng và đối tượng ngày càng trẻ hóa. Đặc biệt, luôn xuất hiện những dạng chất gây nghiện mới, phức tạp chưa có chế tài xử lý.
Người lạm dụng chất gây nghiện không chỉ bị ảnh hưởng xấu về sức khỏe, tâm lý, kinh tế, hạnh phúc gia đình mà còn tái nghiện nhiều lần dẫn đến mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan sang người khác.
Tem giấy (bùa lưỡi) là loại ma túy nguy hiểm, khó lường.
Ghi nhận của Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại một số địa phương - cho thấy, tình hình buôn bán chất gây nghiện ngày càng phức tạp; phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đối tượng lợi dụng các phương tiện giao thông hoặc hệ thống vận chuyển bưu phẩm của bưu điện để vận chuyển; đồng thời, sử dụng mạng internet, mạng xã hội như (zalo, facebook...) để liên lạc, trao đổi mua bán nên khó phát hiện.
Theo thống kê của Bộ Công an, trên thế giới, số người sử dụng ma túy trong độ tuổi 15-64 tuổi tăng từ 226 triệu người năm 2010 lên 255 triệu người năm 2017.
Số người sử dụng ma túy tổng hợp ở khu vực Đông Nam Á chiếm 1/2 số người sử dụng loại ma túy này trên thế giới. Năm 2016, có khoảng 760 tấn thuốc phiện (tương đương 76 tấn heroin) và khoảng 20 tấn ma túy tổng hợp được sản xuất ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, chỉ có dưới 50% bị phát hiện và thu giữ.
Bên cạnh đó, hiện nay, các chất ma túy mới xuất hiện ngày càng đa dạng, nhiều loại, nhiều kiểu mẫu khác nhau để kích thích nhu cầu sử dụng, che giấu sự kiểm tra, giám sát, phát hiện của các cơ quan thực thi pháp luật.
Nhằm tăng tác dụng kích thích, hưng phấn, gây nghiện, che giấu hành vi phạm tội, đạt được lợi nhuận cao nhất, tội phạm đã pha trộn, chế cần sa thành các loại bánh kẹo; trộn chất ma túy với các loại thuốc tân dược có bán trên thị trường cùng với chất tạo màu, mùi để sản xuất ra viên nén ma túy tổng hợp,...
Năm 2015, danh sách các chất và tiền chất ma túy là 292, đến nay, sau 3 năm danh mục đã tăng lên gấp đôi với tổng số 559 chất và tiền chất.
Trên thị trường tiếp tục có các loại ma túy nguy hiểm, khó phát hiện hơn, bằng những cái tên như: Lá thiên đường (la khat), thuốc lắc meo meo flakka, tem giấy (bùa lưỡi), bánh lười (lazy cake), muối tắm, trà sữa - nước vui, nấm ma thuật ... Có những chất ma túy mới xuất hiện chưa nằm trong danh mục các chất ma túy tại Việt Nam.
Điều đáng nói là không chỉ gia tăng chóng mặt về số lượng, các loại ma túy tổng hợp ngày càng tăng nồng độ gây ảo giác. Đây chính là nguyên nhân có thể gây chết người.
Chết vì nhận thức kém
Ông Vi Quang Đạo - Tổng giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ - cho hay, thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước đã xảy ra một số vụ việc gây rối trật tự, tự hủy hoại bản thân, đe dọa an toàn tài sản, tính mạng của nhân dân do những người sử dụng ma túy tổng hợp và các chất hướng thần gây ra ("ngáo đá"), làm hoang mang dư luận. Ví như gần đây là sự việc đau lòng khi 7 thanh niên chết tại Lễ hội âm nhạc Hồ Tây đêm 16.9, do sử dụng ma túy là hậu quả khôn lường của việc kém nhận thức về những tác hại của ma túy.
Vụ việc 7 thanh niên chết tại Lễ hội âm nhạc Hồ Tây đêm 16.9, do sử dụng ma túy là hậu quả khôn lường của việc kém nhận thức về những tác hại của ma túy.
Ông Đạo nêu vấn đề: "Hiện nay với sự tác động mạnh mẽ của báo chí, mạng xã hội, việc truyền thông về tác hại của ma túy dễ dàng đến với giới trẻ hơn rất nhiều. Nhưng nguyên nhân nào khiến tình trạng người sử dụng ma túy ngày một gia tăng? Điều này đặt ra vấn đề cần thiết phải nâng cao tác động của các chương trình truyền thông đối với giới trẻ trong phòng ngừa ma túy; cũng như nâng cao hiệu quả truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang mạng xã hội".
Theo đó, Tổng giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ -cho rằng, hiện nay, có nhiều loại hình truyền thông, quảng cáo, phim ảnh đang trực tiếp và gián tiếp gây những tác động xấu đến người tiếp nhận thông tin, đặc biệt là giới trẻ trong việc nhận thức tác hại của các chất gây nghiện.
"Một số phương pháp truyền thông đang triển khai chưa đạt được hiệu quả cao, thậm chí còn gây hiệu ứng ngược, một phần quảng cáo cho việc sử dụng ma túy khi các phương tiện thông tin đại chúng thay vì đưa ra cảnh báo làm mọi người tránh xa ma túy thì ngược lại kích thích trí tò mò, chẳng hạn một số trang báo có những bài viết như: Ma túy đá và những "khát khao" dục vọng, hay Sau "đập đá", sex với 5-6 người chưa thỏa mãn...
Có thể thấy thay vì viết tác hại, nguy hiểm của ma tuý, đôi lúc có những bài báo giật gân câu khách miêu tả cảm giác thăng hoa khi sử dụng ma túy dẫn tới phản ứng ngược là kích thích trí tò mò tìm và sử dụng ma tuý. Do đó, cần xác định công tác truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong công tác đấu tranh chống ma túy, chúng ta không nên xem nhẹ mà cần tìm ra những giải pháp mới cho công tác này" - ông Đạo phân tích.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo - cho hay, trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, để công tác phòng, ngừa lạm dụng chất gây nghiện có hiệu quả cần đổi mới phương thức tiếp cận cũng như cách làm.
Cụ thể, cần thông tin, tuyên truyền một cách đồng bộ, có trọng tâm, đa dạng về phương thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng miền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác phòng, ngừa lạm dụng chất gây nghiện.
Đồng thời, xã hội hóa các hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa việc lạm dụng chất gây nghiện; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, đơn vị liên quan nhằm tạo công ăn việc làm cho giới trẻ, đặc biệt là những người nghiện trở về và ứng dụng công nghệ vào công tác tuyên truyền, đưa ra những biện pháp để ngăn chặn những thông tin lôi kéo, mời chào trên mạng xã hội.
Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo đề nghị các cơ quan báo chí tích cực hơn nữa trong công tác truyền thông phòng, ngừa lạm dụng chất gây nghiện, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm của cả nước.
Theo Danviet
"Bóng cười" gây ngộ độc, rối loạn tâm thần, vì sao chưa cấm? Mới đây, Bộ Y tế đồng thuận quan điểm với UBND TP Hà Nội là không được sử dụng khí N2O bơm vào bóng ("bóng cười"). Nam thanh niên hít "bóng cười", trước mặt là bình shisha (Ảnh chụp tại quán bar trên phố Bùi Viện, TP HCM) - Ảnh: Nguyên Hằng Nhan nhản "bóng cười" trước "lệnh cấm" 22h ngày 30/5, có...