Mạnh tay với thuốc kém chất lượng
Gần đây ngành dược bắt đầu mạnh tay xử lý thuốc kém chất lượng. Không chờ đến vi phạm lần 2-3 khi đưa thuốc kém chất lượng vào VN mới bị xử lý mà các hãng dược lần đầu vi phạm đều phải nhận “chén đắng”: Ngưng hoạt động về lĩnh vực dược tại VN và bị rút luôn số đăng ký thuốc.
Nếu không kiểm soát và mạnh tay với thuốc kém chất lượng, người bệnh sẽ lãnh hậu quả. ảnh L.N
Từ năm 2012 đến nay, đã 3 lần, Công ty Robinson Pharmar, Inc của Mỹ bị phát hiện vi phạm về chất lượng. Ngày 29/8, Công ty Robinson Pharmar Inr chính thức bị rút giấy phép kinh doanh thuốc tại VN trong thời hạn 6 tháng, đồng thời 3 loại thuốc của công ty này bị rút luôn số đăng ký kèm theo mức xử phạt 80 triệu đồng.
Hai “ông lớn” khác của Ấn Độ là Công ty Marksans Pharma Ldt – India và Medley Pharmaceuticals Ltd cũng bị rút giấy phép hoạt động tại VN khi liên tục đưa thuốc kém chất lượng vào thị trường. Thậm chí, nhiều thuốc của một trong hai công ty này trong vòng một năm có 4 đến 5 lần bị xử lý vi phạm về chất lượng.
Cương quyết với thuốc kém chất lượng nhập vào VN không phải là mở đường cho thuốc nội có cơ hội “vùng dậy” như đồn đoán mà theo đại diện Cục quản lý Dược, sân chơi này là công bằng.
Gần đây nhất, cuối tháng 8/2014, 5 công ty dược được xem là đầu đàn về nhập khẩu thuốc của VN cũng bị “sờ gáy”. Đó là Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1, chi nhánh TPHCM, Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 cũng ở TPHCM; Công ty TNHH MTV Dược Trung ương 3 ở Đà Nẵng, Công ty cổ phần tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco ở Hà Nội và Công ty cổ phần Dược – Thiết bị Y tế Đà Nẵng…
Video đang HOT
Sợ nhất vẫn là những loại thuốc đến từ Nam Á như Ấn Độ. Trong 20 loại thuốc bị rút số đăng ký vừa được Cục quản lý Dược công bố trung tuần tháng 8, tất cả đều có nguồn gốc sản xuất hoặc công ty đăng ký từ Ấn Độ đưa vào VN. 5 công ty dược của Việt Nam vừa bị xử lý cũng vạ lây khi có đến 12 loại thuốc họ nhập về đều có nguồn gốc từ Ấn Độ. Các thuốc này trước khi bị đình chỉ lưu hành, rút số đăng ký hoặc đã kịp đến bệnh viện hoặc ra nhà thuốc và khu vực chợ dược. Đích đến vẫn là người bệnh.
Một giám đốc bệnh viện tại quận 10, TPHCM cho biết trước thực trạng thuốc kém chất lượng ngày càng xuất hiện nhiều thì với những người phụ trách công tác dược, việc “soi” kỹ các loại thuốc là không bao giờ thừa. “Chưa có bao giờ thuốc kém chất lượng được phát hiện nhiều như năm nay”- Vị giám đốc này nói.
Chưa có thống kê thuốc kém chất lượng bị thu hồi đã vào bệnh viện với số lượng bao nhiêu, nhưng tại các nhà thuốc tư nhân, khu vực chợ dược tại TPHCM, số lượng thuốc kém chất lượng thu lại được sau khi có thông báo là rất ít. “Hầu như danh sách thu hồi thuốc đến được tay chúng tôi đều trễ. Vì vậy, thường thuốc này chúng tôi đều bán khá nhiều cho người bệnh”- chị Trần Thị Minh Hạnh, chủ một nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng, quận 3 nói.
Từ đầu năm đến nay có ít nhất 79 công ty dược với hơn 80 loại thuốc- mỹ phẩm đăng ký lưu hành đã bị rút, tuy nhiên con số thu hồi được là bao nhiêu vẫn chưa có báo cáo cụ thể.
Luật sư Nguyễn Trí Đức- Công ty Luật Law 360 cho biết, phải có chế tài để xác định trách nhiệm của nhà sản xuất và nhập khẩu thuốc kém chất lượng. Từ đây mới quy trách nhiệm cao nhất cho đơn vị này trong giải quyết bồi hoàn với hậu quả khi người bệnh uống phải thuốc này.
Theo TPO
Những cách kết hợp thuốc với thực phẩm nguy hiểm
Sử dụng thuốc không đúng cách hay kết hợp cùng một số loại thưc phẩm không đúng có thể gây ra hậu quả rất lớn. Dưới đây là một số những điều cấm kỵ khi kết hợp sử dụng thuốc và thực phẩm bạn cần chú ý để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Ảnh minh họa: Internet
Chanh, cam, quýt, bưởi và thuốc ho
Nhiều người không biết rằng các loại trái cây họ cam quýt khác như chanh có thể ức chế cơ thể phân hủy thuốc statin cũng như dextromethorphan ức chế ho, công thức này thường được tìm thấy trong nhiều thuốc chữa cảm lạnh. Điều này có thể gây ra sự tích tụ của thuốc và dẫn đến tác dụng phụ như ảo giác và buồn ngủ.
Sản phẩm sữa và thuốc kháng sinh
Một số thuốc kháng sinh đặc biệt là Ciprofloxican thường được kê theo toa. Bạn không nên kết hợp các loại thuốc này với các các sản phẩm sữa, bởi vì nó có thể liên kết với sắt, canxi và các khoáng chất khác trong sữa và thực phẩm từ sữa. Quá trình này sẽ ngăn chặn sự hấp thu của thuốc vào cơ thể và làm cho thuốc ít có khả năng chống lại nhiễm trùng.
Thịt xông khói và thuốc chống trầm cảm
Nếu một trong những thành phần của thuốc chống trầm cảm là chất ức chế monoamine oxidase (MAOI) sẽ có rất nhiều chế độ ăn kiêng đi cùng với việc sử dụng nó. Sử dụng thực phẩm giàu tyramine (một axit amin) có thể gây ra nguy hiểm và đôi khi gây tử vong. Ngoài thịt hun khói, các loại thực phẩm khác có chứa một lượng lớn tyramine bao gồm: rượu vang đỏ, dưa cải bắp, pho mát, nước tương và bia.
Sôcôla và Ritalin
Sự kết hợp của sôcôla với Ritalin có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như hành vi thất thường và thậm chí là co giật. Điều này là do sôcôla chứa một chất kích thích được gọi là theobromine, sự kết hợp với một chất kích thích như Ritalin có thể làm cho hệ thống thần kinh đi vào trục, dẫn đến các triệu chứng vừa nêu. Tác dụng phụ ít hơn có thể bao gồm cảm giác lo lắng, khó chịu khi dùng thuốc này kết hợp với sôcôla.
Nước táo và thuốc dị ứng
Không uống nước táo ép hoặc nước ép từ cam hoặc bưởi trong vòng 4 giờ sau khi dùng các thuốc kháng histamin fexofenadine phổ biến (bán trên thị trường dưới thương hiệu Allegra). Điều này là do một trong các enzyme trong các loại nước ép sẽ ngăn cản việc vận chuyển thuốc qua cơ thể và làm giảm hiệu quả của thuốc trong việc kiểm soát những triệu chứng dị ứng khó chịu lên tới 70%.
Nếu có thắc mắc về những loại thực phẩm nên hay không nên dùng cùng với một số thuốc, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Nó sẽ giúp bạn tránh được các tác dụng phụ tiêu cực và giúp phát huy hiệu quả của các loại thuốc tốt nhất có thể.
Theo SKGD
Ngộ nhận nguy hiểm về hoạt huyết dưỡng não Sự quảng cáo rầm rộ các chế phẩm hoạt huyết dưỡng não (là thuốc hoặc thực phẩm chức năng) cùng với việc có thể mua các chế phẩm này quá dễ dàng đã dẫn đến tình trạng nhiều người khi có các biểu hiện đau nhức đầu hay các triệu chứng của thiếu máu não không. Cùng với việc có thể mua các...