Mạnh tay với mua bán ngoại tệ trái phép
Mạnh tay xử phạt các hành vi mua bán ngoại tệ trái phép nhưng nguồn cung không đủ, nghịch lý này đang đẩy nhiều người dân trước rủi ro khi có nhu cầu ngoại tệ chính đáng.
Mập mờ hành vi
UBND TP.HCM vừa có quyết định xử phạt hành chính bà Lê Thị Lan – chủ cửa hàng kinh doanh vàng Mỹ Hồng – Mỹ Dung (365A Tô Ngọc Vân, KP.2, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức, TP.HCM) số tiền 400 triệu đồng về hành vi hoạt động ngoại hối mà không được cấp giấy phép. Đây là mức phạt cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn TP đối với hành vi này. Nhưng so với việc Bộ Công an tịch thu toàn bộ 500.000 USD và 10,63 tỉ đồng trong vụ bắt quả tang mua bán ngoại tệ trái phép tại TP.HCM thì mức phạt trên chẳng thấm tháp gì. Ngoài việc tịch thu tang vật nói trên, cơ quan chức năng còn quyết định xử phạt hành chính người mua bán ngoại tệ trái phép mỗi bên 75 triệu đồng.
Kiểm tra việc niêm yết, thanh toán bằng ngoại tệ Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, cho biết: “Mặc dù đã có phổ biến về không được niêm yết, thanh toán bằng ngoại tệ nhưng nhiều đơn vị hiện nay vẫn làm. Sắp tới, các đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra các công ty bất động sản, trường học… về vấn đề này”.
Tuy nhiên, từ 2 vụ xử phạt này, dư luận đang đặt câu hỏi về ranh giới xác định xử phạt giữa 2 hành vi “mua bán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật” và “hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép”. Theo quy định, hành vi “mua bán ngoại tệ trái phép” sẽ bị tịch thu tang vật, xử phạt hành chính từ 50 – 100 triệu đồng. Còn hành vi “hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép” chỉ bị xử phạt từ 300 – 500 triệu đồng, không tịch thu tang vật. Mức xử phạt có độ chênh lớn nhưng ranh giới giữa 2 hành vi này khá mơ hồ. Đặt trường hợp công an phát hiện một người mang 1.000 USD đến bán cho tiệm vàng không được phép đổi ngoại tệ. Nếu xác định hành vi của người mua (tiệm vàng) là “hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép” thì bị xử phạt từ 300 – 500 triệu đồng. Còn nếu xác định là hành vi mua ngoại tệ trái pháp luật thì ngoài việc tịch thu số tiền đồng là tang vật hơn 21 triệu đồng và bị xử phạt hành chính từ 50 – 100 triệu đồng, thấp hơn mức phạt trên rất nhiều. Nhưng nếu số tiền bị phát hiện lên đến hàng trăm ngàn USD, thì mức phạt lại “đảo chiều”. Rõ ràng, “quy” về hành vi nào để xử phạt trong trường hợp trên đều đúng, trong khi mức phạt thì chênh lệch lớn. Điều này rất dễ dẫn đến tiêu cực trong việc xử lý, xử phạt. Vì vậy, theo một chuyên gia tài chính, cần có quy định rõ hơn đối với 2 hành vi này để dễ xác định hành vi cũng như hạn chế tiêu cực.
Mạnh tay nhưng yếu cung
Video đang HOT
Chỉ trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cũng đã thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ của một tổ chức kinh tế do thời gian qua đại lý này hoạt động không hiệu quả (không đáp ứng được số ngoại tệ tối thiểu phải bán cho tổ chức tín dụng ủy nhiệm theo quy định trong hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ). Đây là giấy phép thứ 4 bị NHNN thu hồi từ đầu năm tới nay. Ngoài ra, NHNN chi nhánh TP.HCM cũng tiến hành kiểm tra 30 đại lý, trong đó kiểm tra đột xuất 6 đại lý đổi ngoại tệ là tổ chức kinh doanh vàng và đã đình chỉ hoạt động từ 3 – 6 tháng hai đại lý do vi phạm quy chế đại lý đổi ngoại tệ.
Người dân khi có nhu cầu đến mua ngoại tệ tại ngân hàng không dễ – Ảnh: Đ.N.Thạch
Từ đầu năm 2011 đến nay, Công an TP.HCM cũng phát hiện tổng cộng 55 vụ mua bán ngoại tệ trái phép, xử phạt gần 3,5 tỉ đồng. Ngoài ra, Chi cục QLTT TP.HCM cũng phát hiện 63 vụ niêm yết giá cả hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ và đã xử phạt hành chính 61 vụ với số tiền phạt hơn 1,5 tỉ đồng.
Cuối năm là dịp các cơ quan có thẩm quyền ráo riết và mạnh tay trong việc kiểm tra, xử lý hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép. Tuy nhiên, hiệu quả của việc này chưa cao, lý do chủ yếu là nguồn cung ngoại tệ cho các nhu cầu chính đáng không được đáp ứng đầy đủ. Đây cũng là nguyên nhân khiến thị trường ngoại tệ tự do tồn tại và phát triển mạnh mẽ lâu nay. Nhiều người có con du học, chữa bệnh hay đi du lịch nước ngoài không thể mua ngoại tệ ở ngân hàng nên đành phải ra… tiệm vàng. Vì vậy, việc mạnh tay xử lý giao dịch ngoại tệ trái phép khiến họ hoang mang.
Theo giới chuyên gia, muốn dẹp giao dịch ngoại tệ trái phép, phải đảm bảo được nguồn cung ngoại tệ cho các nhu cầu chính đáng. Phải có quy định bắt buộc ngân hàng bán ngoại tệ cho các nhu cầu này. Còn mạnh tay xử lý trong khi cung thiếu thì chẳng khác nào nhà nước “ép” dân ra thị trường tự do mua ngoại tệ để gặp rủi ro nếu bị phát hiện.
Theo Thanh Niên
Dạy học sinh cá biệt: Lạt mềm buộc chặt
Làm sao dạy học sinh cá biệt nên người luôn là câu hỏi khó tìm lời giải. Nhưng có những giáo viên vẫn chịu khó, sáng tạo để tìm ra "thuốc đặc trị".
Đồng cảm và bảo vệ
Ông Trần Tấn Tài - Phó phòng Giáo dục Q.5, TP.HCM, nhiều năm làm Hiệu trưởng Trường THCS Trần Bội Cơ cho biết, ông đã từng phát hiện, xử lý rất nhiều vụ học sinh (HS) liên quan đến trộm tiền bạn học. Nhưng có điều khá đặc biệt là khi tìm ra thủ phạm, ông không công khai danh tánh mà lại bảo vệ các em. Điều này mới nghe qua có vẻ nghịch lý, nhưng ông cho rằng, nếu nêu tên, bạn học biết mình là kẻ cắp, các em sẽ mặc cảm và ghét bỏ cả thầy cô. Chẳng những thế, khi bị bạn bè chế giễu là kẻ ăn cắp thì các em sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn, dễ dẫn đến chán học.
Tìm cách giải tỏa năng lượng
5 năm trở về trước, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4, TP.HCM nằm trong tình trạng "báo động đỏ". Ông Trần Ngọc Minh - nguyên Hiệu trưởng, cho biết: "Chuyện "choảng" nhau của HS trường này trước kia như cơm bữa. Một ngày đánh nhau mấy lần, đánh trong trường, đánh ngoài đường, lôi cả giang hồ vào đánh"... Trước thực trạng này, ông cho thành lập hàng loạt các CLB âm nhạc, hội họa, võ thuật... và tìm cách tuyên truyền để HS cá biệt tham gia. Ông ví HS như năng lượng hạt nhân, mình sử dụng theo mục đích nào là do mình. "Khi vui chơi, hoạt động trong các CLB, các em sẽ hết năng lượng, và khi về nhà là các em ngủ, nghỉ, không đi quậy phá, lâu ngày sẽ thành thói quen. Đồng thời thầy cô giáo phải có quá trình theo dõi sự thay đổi của các em", ông Minh nói.
Mặt khác, ông cũng nhận ra rằng, những HS lớp 10 thường xuyên đánh nhau nhất. Bởi các em đến từ nhiều trường, nhiều nơi khác nhau nên chưa có thời gian hiểu nhau. Do vậy, cứ mỗi đầu năm học, ông lại sinh hoạt cho HS tự giới thiệu để tạo sự gần gũi.
Tìm hiểu tâm lý từng đối tượng
Trong các trường giáo dục thường xuyên, tình hình phức tạp hơn. Theo ông Phan Minh Khoa - Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Tân Bình (TP.HCM), HS giáo dục thường xuyên thường có học lực yếu, hoàn cảnh cá biệt (nghèo, nhập cư từ các tỉnh, đã nghỉ học, vừa đi học vừa đi làm, lớn tuổi...) nên giáo dục HS này không vi phạm đạo đức là điều rất khó.
Hiểu đặc điểm của HS, ông đề ra biện pháp: giáo viên khi tiếp cận một trường hợp HS hư phải xác định lứa tuổi, giới tính để nắm được tâm sinh lý của HS, nguyên nhân dẫn HS đến chỗ cá biệt (do mâu thuẫn gia đình; cha mẹ thường xuyên cãi vã, ly hôn; cha mẹ nuông chiều; mồ côi cha, mẹ; ở xa gia đình...). Từ đó, giáo viên tiếp cận HS vi phạm bằng cách lắng nghe HS giải trình, thái độ tôn trọng và hòa nhã. Ông Khoa khẳng định: "Đối tượng HS này mình cần phải tìm giải pháp tâm lý sẽ hiệu quả hơn là kỷ luật nghiêm khắc".
Tiến sĩ Trương Công Thanh - Viện Nghiên cứu giáo dục, cho rằng: "Để giáo dục HS cá biệt khó hơn rất nhiều so với dạy HS khá giỏi. Người thầy phải có cái tâm mới có thể chuyển hóa được HS cá biệt, yếu kém thành ngoan hiền. Hiện nhiều trường chỉ có phần thưởng cho những thầy cô giáo bồi dưỡng HS giỏi mà không chú ý đến giáo viên dạy HS cá biệt. Điều này khiến giáo viên không có động lực trong việc cảm hóa, dạy bảo tâm huyết HS cá biệt".
Theo Minh Luân
Thanh Niên
Những nghịch lý đau xót của làng game Việt Chúng có thể lạ lùng và khá hài hước, nhưng ẩn giấu nỗi buồn lớn dành cho game thủ nội địa. Thị trường game online Việt là một trong những thị trường lạ lùng nhất thế giới, chúng ta không giống ai về nhiều mặt, điều đáng buồn là phần lớn các khác biệt trong số đó lại đi theo chiều hướng tiêu...