Mạnh tay thanh lọc những cổ phiếu kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường
Hủy niêm yết chứng khoán là điều mà các nhà đầu tư không mong muốn, nhưng giúp tạo môi trường đầu tư minh bạch, thanh lọc, loại bỏ những cổ phiếu kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường.
Việc này còn củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán, nâng cao hơn hiệu quả đầu tư, buộc doanh nghiệp hoạt động trách nhiệm hơn.
Khối ngoại bán ròng gần 56.000 tỷ đồng trong 11 tháng. Ảnh minh hoạ: TTXVN
Nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Hưng chia sẻ, việc cơ quan quản lý “mạnh tay” xử lý đối với những doanh nghiệp bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán, những cổ phiếu kém chất lượng bị đào thải là điều tất yếu. Nhưng những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ bị ảnh hưởng và cần có cơ chế để bảo vệ họ.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), từ đầu năm tới nay, có 18 doanh nghiệp hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE và HNX để chuyển sang giao dịch tại thị trường của những công ty đại chúng chưa niêm yết ( UPCOM). Đáng chú ý, có tới hơn 70 doanh nghiệp bị huỷ tư cách công ty đại chúng, rời khỏi thị trường chứng khoán.
Trả lời báo chí về vấn đề hủy niêm yết cổ phiếu, ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đông Á cho biết, về mặt nguyên tắc, doanh nghiệp bị hủy niêm yết có nhiều lý đo; trong đó, chủ yếu là các trường hợp vi phạm quy định công bố thông tin, kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tiếp, hoặc tổng lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, hoặc âm vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính năm gần nhất tại thời điểm xem xét…, ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tự hủy niêm yết.
Thường thì khi cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết, giá cổ phiếu lao dốc và sẽ phản ánh gần hết giá trị nội tại của doanh nghiệp. Như vậy, cổ phiếu hủy niêm yết trên HNX và HOSE chuyển sang UPCOM sẽ không gây ra thiệt hại quá lớn cho nhà đầu tư.
Khi chuyển niêm yết sang UPCOM, cổ đông sẽ không tiếp cận được nhiều thông tin về doanh nghiệp, do đó, họ không biết doanh nghiệp hoạt động ở trạng thái nào. Thị trường UPCOM có yêu cầu về mức độ công bố thông tin và báo cái tài chính thấp. Đa số cả năm doanh nghiệp mới phải công bố báo cáo tài chính. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp khi chuyển sang sàn UPCOM cổ phiếu lại tăng giá.
“Phải tìm hiểu rằng đầu tư cổ phiếu theo tiêu chí nào, nếu không xác định rõ được thì tốt nhất là nên cắt lỗ cổ phiếu bị hủy niêm yết. Nếu xác định rằng những vấn đề khiến doanh nghiệp phải hủy niêm yết và chuyển sàn không quá nghiêm trọng có thể làm doanh nghiệp phải phá sản thì vẫn còn hy vọng để nhà đầu tư chờ đợi”, ông Huỳnh Anh Tuấn nói.
Video đang HOT
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty Luật SBLAW cho biết, theo quy định hiện hành, cổ phiếu bị hủy niêm yết, nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCOM.
Doanh nghiệp có cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc chỉ được đăng ký niêm yết trở lại sau khi giao dịch tối thiểu hai năm trên UPCOM và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của tổ chức niêm yết.
Sau khi cổ phiếu bị hủy niêm yết, có hai trường hợp xảy ra. Với cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn, nếu chuyển sang sàn lớn hơn (từ UPCOM sang sàn HNX, HSX), số cổ phiếu nhà đầu tư nắm giữ sẽ được chuyển đổi sang sàn mới và giao dịch bình thường.
Còn nếu hủy niêm yết ở Sở giao dịch lớn chuyển xuống thị trường UPCOM thì các cổ phiếu này vẫn được đăng ký giao dịch để duy trì thanh khoản. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh sa sút, có nguy cơ phá sản thì kết quả là thanh khoản sẽ suy giảm trầm trọng.
Còn với cổ phiếu hủy niêm yết không chuyển sàn, nhà đầu tư rất khó để chuyển nhượng. Khi đó, có 2 hình thức để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Đó là công ty phát hành cổ phiếu phải bỏ tiền mua lại số cổ phiếu này hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ yêu cầu chuyển cổ phiếu đó lên sàn giao dịch không chính thức hoặc thứ cấp để nhà đầu tư có thể tiếp tục bán cổ phiếu.
Khi cổ phiếu đang nắm giữ có quyết định bị hủy niêm yết, nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu ngay khi chuyển sang UPCOM để thu hồi vốn vì độ rủi ro của cổ phiếu ở giai đoạn này rất cao. Với cổ phiếu có khả năng phục hồi, thanh khoản của những cổ phiếu này có giảm nhưng vẫn có thể bán.
Còn với cổ phiếu hủy niêm yết và không chuyển sàn, nhà đầu tư nên liên hệ với doanh nghiệp này và đề nghị cấp sổ cổ đông. Việc cổ phiếu bị hủy niêm yết trên sàn không có nghĩa nhà đầu tư mất luôn số tiền đã đầu tư mà quyền nắm giữ cổ phần của họ không bị thay đổi.
“Cổ phiếu bị hủy niêm yết không đồng nghĩa với việc không còn giá trị. Nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xem có khả năng phục hồi hay không”, luật sư Nguyễn Thanh Hà khuyến nghị.
Theo quan điểm của ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, tại bất kỳ thời điểm nào mà có nhiều doanh nghiệp phải rời sàn niêm yết vì vi phạm các quy định là hợp lý, cho thấy tính nghiêm minh của pháp luật.
Thị trường chứng khoán luôn diễn ra quá trình sàng lọc các doanh nghiệp theo thời gian. Chỉ những công ty có hoạt động tốt, tuân thủ pháp luật về chứng khoán mới đủ các điều kiện để niêm yết lâu dài.
Với các công ty không đảm bảo các yếu tố tối thiểu của pháp luật thì việc loại các công ty này khỏi sàn niêm yết cũng giúp giảm rủi ro cho các nhà đầu tư mới, giúp họ tránh mua phải những cổ phiếu của công ty “kém chất lượng” trong giai đoạn hiểu biết về thị trường còn hạn chế, chưa tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức để đánh giá được chất lượng doanh nghiệp khi đầu tư hoặc đầu cơ chứng khoán.
Cũng theo vị chuyên gia này, khi doanh nghiệp vị hủy niêm yết sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cụ thể là doanh nghiệp bị ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh thương hiệu trong mắt đối tác, nhà đầu tư; giá trị cổ phần và vốn hóa của công ty sẽ giảm mạnh khi thông tin ra thị trường trước khi cổ phiếu chính thức bị hủy niêm yết.
Đối với nhiều công ty có dùng cổ phần làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tín dụng hoặc trái phiếu trước đây sẽ đối mặt với áp lực phải bổ sung tài sản đảm bảo cho các khoản vay, khi giá trị tài sản giảm và mất thanh khoản.
Đối với nhà đầu tư, thiệt hại lớn nhất là giá trị đầu tư giảm mạnh theo sự mất giá của cổ phiếu, thậm chi mất trắng nếu cổ phiếu không thể thanh khoản được do bị hủy niêm yết và công ty không thể khắc phục được các nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị hủy niêm yết bắt buộc để có thể đăng ký cổ phiếu giao dịch trở lại trên UPCOM.
Dù vậy, ông Đỗ Bảo Ngọc cho rằng, theo quy định hiện hành đã cơ bản đảm bảo được quyền lợi nhà đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp bị hủy niêm yết. Thực tế, đối với trường hợp hủy niêm yết bắt buộc, các cổ đông nằm ở tâm thế bị động. Vì thế, Sở giao dịch chứng khoán đã cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cảnh báo đến nhà đầu tư ngay khi khởi động quy trình xử lý.
Đối với hủy niêm yết tự nguyện, một trong những điều kiện để thực hiện là phải có nghị quyết của đại hội đồng cổ đông với trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn thông qua.
Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ, đề cao tiếng nói của cổ đông nhỏ trong trường hợp doanh nghiệp hủy niêm yết tự nguyện là ý chí của nhóm cổ đông lớn vì mục đích chia tài sản doanh nghiệp trong các trường hợp thâu tóm qua sàn, nhiều trường hợp đi ngược với tiếng nói của cổ đông nhỏ, do đó quy định hiện hành là hợp lý, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam Đỗ Bảo Ngọc nêu quan điểm.
VN-Index vọt tăng hơn 14 điểm cuối phiên ngày 9/9
Sau 2 phiên giảm mạnh, thị trường chứng khoán đã hồi phục mạnh mẽ trong phiên giao dịch hôm nay (9/9) nhờ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Đáng chú ý, trong khoảng 45 phút cuối có 4.500 tỷ đồng chảy vào sàn HOSE tạo động lực đẩy chỉ số tăng cao.
Cổ phiếu vốn hóa lớn góp công trong đà tăng của chỉ số. Trong rổ cổ phiếu VN30 có 21 mã tăng giá, trong khi chỉ có 5 mã giảm giá. Đáng chú ý, VIC tăng 2,4%, đây là mã cổ phiếu vốn hóa lớn hàng đầu thị trường nên có tác dụng rất tích cực với đà tăng của VN-Index. Các mã đầu ngành khác như HPG tăng 3%, POW và VJC tăng 2,6% GAS tăng 2%... cũng tiếp thêm sức mạnh cho thị trường chung.
Nhóm cổ phiếu dầu khí ngập trong sắc xanh. Trong nhóm này chỉ còn duy nhất PVE ở chiều giá đỏ. Các mã BSR, OIL, PLX, POS, PVB, PVD, PVC, PVS tăng mạnh mẽ; trong đó, PVD tăng hết biên độ.
Sự tích cực còn được thể hiện tại nhóm hóa chất; trong đó, các mã cổ phiếu phân bón như: BFC, DCM, DPM, PSE... tăng mạnh. Các nhóm cổ phiếu thép, bất động sản, chứng khoán, ngân hàng... đồng thuận tăng giá.
Khối ngoại mua ròng trong phiên hôm nay, khiến thị trường thêm động lực tăng. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 178 tỷ đồng trên HOSE và 3 tỷ đồng trên UPCOM , trong khi chỉ bán ròng trên 2 tỷ đồng trên UPCOM.
Các mã được mua ròng nhiều nhất là HPG, đạt gần 140 tỷ đồng. Tiếp đến, VIC được mua ròng 43,3 tỷ đồng, VND gần 26 tỷ đồng.
Chốt phiên giao dịch ngày 9/9, VN-Index tăng 14,18 điểm lên 1.148,78 điểm. Đáng chú ý chỉ số này đã tăng một mạch từ mức thấp nhất phiên lên mức cao nhất chỉ trong vòng 30 phút.
Khối lượng giao dịch sàn HOSE đạt hơn 586 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 13.800 tỷ đồng. Con số này thấp hơn phiên hôm qua thấp hơn ngày hôm qua khoảng 615 tỷ đồng. Toàn sàn có 281 mã tăng giá, 176 mã giảm giá và 82 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 2,48 điểm lên 284,63 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 73,1 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 1.427,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 97 mã tăng giá, 86 mã giảm giá và 63 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,33 điểm lên 90,64 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 64,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 623,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 190 mã tăng giá, 149 mã giảm giá, 97 mã đứng giá.
Như vậy, dù các chỉ số đi lên nhưng thanh khoản thị trường đang có dấu hiệu yếu dần, qua đó cho thấy, nhìn về tổng thể giới đầu tư vẫn "e ngại" trong giải ngân.
Giải ngân nhanh đầu tư công sẽ tác động tới chứng khoán Bà Nguyễn Lý Thu Ngà - chuyên viên phân tích cao cấp, Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết: Các thông tin khiến nhà đầu tư quan tâm sẽ tiếp tục liên quan tới câu chuyện giải ngân đầu tư công, là động lực chính cho tăng trưởng nền kinh tế...