Mảnh nhôm kỳ bí có niên đại khoảng 300 triệu năm
Tuy nhiên, những thông tin về chủ nhân của dụng cụ bằng nhôm này vẫn là một ẩn số đối với các nhà khoa học.
Theo thông tin của các hãng truyền thông Nga, mảnh nhôm được phát hiện tại thành phố Vladivostok, Nga đầu năm 2012 ước tính có niên đại hàng trăm triệu năm.
Nó có thể đã được chế tạo thành công cụ vào thời điểm đó chứ không phải là kết quả của sự hình thành tự nhiên.
Dụng cụ bằng nhôm lẫn trong mẫu than nhà ông Zamanskaya
Người nhặt được mảnh nhôm kỳ bí này là ông Yulia Zamanskaya, cư dân thành phố Vladivostok. Ông tìm thấy mảnh kim loại vùi sâu trong đống than – nhiên liệu lò sưởi cho gia đình.
Nhận thấy có điều gì khác thường, ông Zamanskaya đã đem mảnh kim loại tới các nhà khoa học với mong muốn nhận được câu trả lời chính xác nhất.
Các chuyên gia hàng đầu vùng Primorye cho biết, họ đã rất bất ngờ khi khám phá ra tuổi thọ của mảnh kim loại này. Theo ước tính, nó có niên đại khoảng 300 triệu năm.
Tuy nhiên, ai đã chế tạo ra dụng cụ nhôm này thì vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với các nhà khoa học Nga.
Qua phân tích, tìm hiểu, số than mà ông Zamanskaya sử dụng được xác định có xuất xứ từ mỏ Chernogorodskiy, vùng Khakasia.
Video đang HOT
Dựa vào niên đại của mẫu than, các nhà khoa học đã suy luận ra ‘tuổi thọ’ của dụng cụ kim loại nói trên.
Mẫu than do ông Zamanskaya cung cấp
Theo Datviet
Những nghĩa địa kỳ bí ở Việt Nam
Nghĩa địa là kết thúc của sự sống để vĩnh hằng trong yên nghỉ. Tuy nhiên, không phải mọi sự kết thúc đều có nghĩa là chấm dứt hoàn toàn. Đối với một vài nghĩa địa, đó lại là khởi đầu cho những câu chuyện rùng rợn khác.
Nghĩa địa người Tàu giữa lòng thủ đô
Dòng sông Tô Lịch thơ mộng năm xưa vốn tồn tại sẵn nhiều câu chuyện ly kì quanh nó. Từ những ngôi đền thiêng cho tới trận đồ trấn yểm của người xưa, tất cả những điều kỳ lạ đều có thể tìm thấy dọc con sông cổ này.
Thậm chí, có câu chuyện tồn tại hàng trăm năm ngay giữa sự sống xô bồ đã trở thành một điều hiển nhiên đối với người xung quanh. Đó là nghĩa địa người của người Tàu, đoạn cuối sông Tô Lịch đổ ra hồ Tây.
Những bia mộ cổ có văn tự Hán xuất hiện ngay giữa những khu vườn của nhà dân.
Ở đây, những bia mộ cổ chằng chịt văn tự Hán xuất hiện ngay giữa những khu vườn của nhà dân. Chúng là khởi nguồn cho hàng tá câu chuyện "liêu trai chí dị". Rằng thời xưa, vua nhà Thanh không thể đánh thắng được Đại Việt nên đã sử dụng tới đạo sĩ, phù thủy giả làm lái buôn sang định cư ở nước Nam.
Nguồn gốc và lý do những bia mộ này vẫn tồn tại vẫn là ẩn số với người sống.
Trong thời gian này, họ tiến hành nhiều nghi lễ khác nhau như chôn sống trinh nữ tuổi trăng tròn trong hầm mộ để quấy nhiễu dân chúng. Nơi để yểm bùa phải là địa điểm có linh khí mạnh. Cũng theo chia sẻ của nhiều nhà phong thủy uy tín, những nơi xuất hiện bia mộ đúng là có linh khí thịnh và điều này cũng được ghi chép trong sử sách.
Tuy nhiên, việc người Tàu làm bùa phép chấn yểm thì chưa hề được ghi nhận. Dù thế nào đi nữa, nguồn gốc và lý do những bia mộ này vẫn tồn tại "ngang nhiên" thì còn là ẩn số với người sống.
Nơi yên nghỉ của người bị hổ vồ
Nằm sâu trong rừng, phải xuôi dòng sông Mã, vượt núi mới có thể tới nghĩa địa hoang vắng, ít người dám qua lại này. Sẽ không có gì đáng nói nếu những ngôi mộ ở đây được xếp đá lên trên. Thứ đá này không thể tìm thấy ở trong vùng mà được chuyển từ thượng nguồn về.
Theo tập tục của người Mường xứ này, người chết vì hổ khi chôn phải đắp đá lên để thú dữ khỏi quen hơi quay lại tha mất xác.
Theo lời kể của các cao niên thì đây là nơi yên nghĩ của những người xấu số bị hổ vồ. Nơi này xưa nay vốn sẵn thú dữ hùm beo, nhà dân sống trong rừng phải vót mác chông bảo vệ, đêm tối thì ở yên trong nhà chứ không dám bén mảng ra ngoài.
Cũng theo tập tục của người Mường xứ này, người chết vì hổ khi chôn phải đắp đá lên để thú dữ khỏi quen hơi quay lại tha mất xác. Tuy nhiên, cũng theo quan niệm bản địa thì số lượng đá xếp xung quanh thể hiện số lượng con trai mà người quá cố có được. Ấn tượng nhất trong số đó là ngôi mộ lớn, có đá lớn vuông, trước mặt sứt mẻ do thời gian nhưng vẫn nhìn loáng thoáng thấy dòng chữ nho. Và chủ nhân thực sự của những ngôi mộ ở đây vẫn còn là ẩn số với những nhà khoa học.
Nghĩa địa "đầu người"
Mới đây, nghĩa địa đầu người ở Tây Ninh đã thu hút sự chú ý của dư luận. Những đầu người đều có hình thù kỳ quái, cái thì máu đỏ vì bị đâm, cái thì sứt mẻ do dấu hiệu thời gian.
Mặc dù chỉ được nghệ nhân Phạm Chứng chế tác bằng xi măng nhưng tạo hình trên khuôn mặt khiến người nhìn phải rùng mình sợ hãi. Không chỉ vậy, bên cạnh những hình ảnh ma quái là lư hương luôn nghi ngút hương khói. Tuy chỉ là giả nhưng ít ai dám đi qua đây vào buổi đêm. Chủ nhân của chúng cũng không chia sẻ gì về mục đích và ý nghĩa của đầu người xi măng.
Dù là giả nhưng nghĩa địa này khiến không ít người dùng mình.
Những chiếc đầu kỳ quái đáng sợ.
Theo Datviet
'Kim tự tháp' kỳ bí nơi tận cùng đại dương Hiện các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được 'kim tự tháp' dưới nước này do nền văn minh nào tạo ra. Phế tích này lần đầu tiên được phát hiện ở dưới đáy biển Yonaguni, phía Tây Nhật Bản vào năm 1986 bởi một thợ lặn. Tổ chức Văn hoá của Chính phủ Nhật Bản cũng như chính quyền quận Okinawa...