Manh mún quy hoạch giao thông đường thủy nội địa
Đó là đánh giá của đại biểu Bùi Thị An, bà cho rằng trên cùng một dòng sông hiện có quá nhiều ngành quản lý, chưa thống nhất về một đầu mối, nên chưa ra quy hoạch tổng thể.
Sáng nay (27/11), các ĐBQH đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa (GTĐTNĐ).
Ẩn họa khôn lường từ những chuyến đò ngang (Ảnh minh họa)
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, vận tải đường thủy là loại hình có giá thành rẻ nhất. Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, tổng cộng khoảng 81.000km, nhưng hiện nay mới chỉ sử dụng được 45% tiềm năng. Việc quy hoạch tổng thể còn nhiều bất cập, từ hạ tầng, bảo vệ môi trường đến khai thác… Hiện nay trên cùng dòng sông, có nhiều ngành làm quy hoạch, trong khi đó chưa quan tâm đến hiện trạng môi trường, tình trạng khai thác cát bừa bãi diễn ra khắp nơi, gây thay đổi dòng chảy, xói lở bờ sông… Từ thực tiễn trên, bà An đề nghị Chính phủ giao cho một đầu mối lập quy hoạch tổng thể, sau đó mới phân lại cho từng bộ ngành để tránh sự chồng chéo, thiếu gắn kết.
Video đang HOT
Đại biểu Trần Xuân Hùng (Hà Nam) đề cập đến tình trạng hoạt động của các bến đò ngang và phương tiện đường thủy tại đây, mà theo ông là “rất phức tạp”. Nhiều tai nạn giao thông đường thủy đã xảy ra do tàu thuyền thiếu đăng ký, người điều khiển không giấy phép…từ đó đại biểu đề nghị cần có sự quản lý thống nhất khía cạnh này.
Cho rằng tàu thuyền chủ yếu do người dân tự đóng, trong khi hiện nay việc kiểm soát mới ở “mức độ”, nên khi tham gia giao thông sự cố và tai nạn xảy ra nhiều, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị nên quản lý việc đóng mới, sửa chữa tàu thuyền lưu thông đường thủy nội địa theo quy định rõ ràng.
Về điều 8 dự luật, ông Phương cho rằng cần bổ sung một số điều cấm. Hiện dự luật mới dừng ở quy định về sử dụng nồng độ cồn, cần có thêm các điều cấm như cấm sử dụng tàu thuyền để vượt biên hoặc chuyên chở chất nổ. Thực tế hiện nay có rất nhiều tàu đi ra biển đánh cá bằng thuốc nổ, hoặc ra giao thương với tàu nước ngoài.
“Cần điều chỉnh, tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa phải đảm bảo vệ sinh môi trường, hiện công tác này rất kém, tất cả chất thải thường xả thẳng xuống sông. Phương tiện giao thông trên đường thủy nội địa phải có trách nhiệm tham gia cứu hộ cứu nạn; phải neo đậu tại những khu neo đậu; bổ sung quy định về phương tiện khai thác hoặc kinh doanh trên đường thủy nội địa (thực tế có nhiều tàu không tham gia lưu thông, dùng để kinh doanh)”- đại biểu Nguyễn Ngọc Phương phát biểu- “Đề nghị bổ sung điều khoản: Yêu cầu tất cả các tỉnh thành có trách nhiệm trong việc mở rộng và trang bị thiết bị đào tạo nghề. Hiện các trường trung cấp nghề, trung tâm dịch vụ việc làm chưa có chuyên ngành đào tạo đường thủy nội địa, chỉ có sở GTVT mở lớp bồi dưỡng ngắn hạn, rồi cấp chứng chỉ hành nghề”.
Chiều nay, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về công tác tư pháp (bao gồm cả nội dung về công tác phòng, chống tham nhũng), đồng thời thảo luận ở hội trường về dự án Luật đầu tư công.
Theo ANTD
Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của VINALINES
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 184/2013/NĐ-CP gồm 10 Chương, 73 Điều, quy định chi tiết về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES). Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 5.1.2014.
Ảnh minh họa: Vũ Văn Đức/TTXVN
Nghị định quy định Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, được tổ chức và hoạt động theo hình thức công ty mẹ-công ty con.
VINALINES hoạt động theo mục tiêu thực hiện chiến lược kinh tế biển của quốc gia; thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành hàng hải theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước; xây dựng thành Tổng công ty mạnh, đủ năng lực tham gia và hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới; kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư; hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nước giao, trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; tối đa hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh tổ hợp công ty mẹ-công ty con.
Ngành nghề kinh doanh chính của VINALINES là vận tải đường biển, đường thủy, đường bộ, đa phương thức; khai thác cảng biển, cảng sông; kinh doanh kho, bãi, dịch vụ Logistics; đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải; cung ứng tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển, tàu sông, đưa đón thuyền viên và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thủy.
Bên cạnh đó, VINALINES cũng được tham gia kinh doanh một số ngành, nghề liên quan như sửa chữa phương tiện vận tải biển; sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp chuyên ngành; xuất khẩu lao động và cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước; xuất khẩu phương tiện, thiết bị,nguyên, nhiên vật liệu chuyên ngành hàng hải; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt.
VINALINES phải thực hiện thoái vốn đối với những ngành, nghề không nằm trong những quy định trên theo lộ trình đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 4.2.2013.
VINALINES có số vốn điều lệ là 10.693 tỷ đồng, bao gồm 11 đơn vị trực thuộc và 35 công ty con và 20 công ty liên kết VINALINES sở hữu từ 20-50% vốn điều lệ, 15 công ty liên kết VINALINES sở hữu dưới 20% vốn điều lệ.
Theo TTXVN
Rút ngắn kỳ họp Quốc hội Văn phòng Quốc hội cho biết, theo chương trình làm việc mới, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sẽ bế mạc vào chiều 29-11, sớm hơn 1 ngày so với dự kiến ban đầu (30-11). Có 2 dự án luật được rút ra khỏi chương trình kỳ họp gồm dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...