Manh mối mới về hộp đen MH370
Tàu hải quân Ocean Shield của Australia ngày 7-4 đã phát hiện được những tín hiệu mới tương thích với hộp đen của máy bay MH370 mất tích của Malaysia. Trước đó, ngày 5-4 tàu Hải Tuần 01 của Trung Quốc cũng dò được tín hiệu ở một khu vực khác và các tín hiệu này vẫn đang được điều tra.
Tàu Ocean Shield của hải quân Australia
Người đứng đầu Trung tâm Điều phối chung của Australia, ông Angus Houston xác nhận thiết bị phát hiện sóng âm (TPL) của tàu Ocean Shield đã dò được 2 lần tín hiệu, mỗi lần kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ. Tín hiệu này đều tương thích với các tín hiệu từ máy ghi dữ liệu bay và thu âm buồng lái. Tín hiệu thu được phát ra từ khu vực biển sâu 4.500m ở nam Ấn Độ Dương. Theo ông Angus, đây là những “manh mối hứa hẹn nhất” từ đầu cuộc tìm kiếm đến nay. Tuy nhiên, ông Angus cũng khẳng định cần phải xác minh thêm thông tin. Được biết, theo thiết kế, hộp đen của máy bay MH370 chỉ đủ pin phát tín hiệu liên tục trong 30 ngày, tức là chỉ đến hết ngày 7-4.
Theo ANTD
Một tháng tìm kiếm máy bay mất tích tiêu tốn bao nhiêu?
Các ước tính cho thấy ít nhất 44 triệu USD đã được chi cho việc triển khai các tàu quân sự và máy bay để tìm kiếm chuyến bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines kéo dài suốt 1 tháng qua ở Ấn Độ Dương và Biển Đông.
Thiết bị tìm kiếm hộp đen được triển khai để tìm MH370.
Video đang HOT
Con số trên được đưa ra dựa trên các số liệu về chi phí hoạt động mỗi giờ của các phương tiện khác nhau được triển khai trong cuộc tìm kiếm, các ước tính của giới phân tích quân sự và các chi phí do Lâu Năm Góc công bố.
Tổng cộng 26 quốc gia đã đóng góp các tàu, máy bay, tàu ngầm và vệ tinh cho nỗ lực quốc tế nhằm tìm kiếm chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Con số cho tháng đầu tiên của cuộc tìm kiếm MH370 đã gần tương đương với con số 32 triệu euro (43 triệu USD) trong chiến dịch kéo dài vài tháng diễn ra trong thời gian 2 năm tìm kiếm chuyến bay 447 của hãng hàng không Pháp Air France, vốn đâm xuống Thái Bình Dương hồi năm 2009, làm 228 người thiệt mạng.
Các chuyên gia cứu hộ cho biết số tiền thực tế chi cho cuộc tìm kiếm 4447 có thể cao gấp 3-4 lần con số chính thức. Nếu theo lập luận này, số tiền chi cho cuộc tìm kiếm hiện thời dự kiến sẽ tiêu tốn hàng trăm triệu USD, trở thành cuộc tìm kiếm đắt đỏ nhất trong lịch sử hàng không.
Con số 44 triệu USD là ước tính chi phí của Úc, Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam.
Ước tính trên không bao gồm tất cả các chi phí dành cho những thiết bị quân sự đang được các quốc gia trong đó có Anh, Pháp, New Zealand và Hàn Quốc huy động. Con số đó cũng không bao gồm hàng loạt chi phí khác như máy bay dân sự, chỗ ở cho hàng trăm nhân viên và chi phí cho các chuyên gia tình báo trên khắp thế giới.
Anh đã phái một tàu ngầm hạt nhân, HMS Tireless, để trợ giúp cuộc tìm kiếm nhưng không tiết lộ địa điểm trước đó của tàu.
Cựu chỉ huy không quân Úc Angus Houston, người đang chỉ huy cuộc tìm kiếm MH370, cho hay ông sẽ công bố ước tính tổng chi phí của cuộc tìm kiếm.
"Sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền", ông Houston nói.
Những quốc gia nào chi nhiều nhất?
Thủ tướng Úc Tony Abbott và người đồng cấp Malaysia Najib Razak từng nói rằng chi phí của cuộc tìm kiếm MH370 không phải là vấn đề.
Tuy nhiên, ông Abbott đã ám chỉ rằng Úc, vốn đang gánh chịu chi phí tìm kiếm ở nam Ấn Độ Dương ngoài khơi bờ biển phía tây, có thể gửi các hóa đơn thanh toán.
Một nguồn tin giấu tên từ chính phủ Malaysia cho hay toàn bộ cuộc tìm kiếm và trục vớt MH370 có thể tiêu tốt nhất ít gấp đôi số tiền chi để tìm kiếm hộp đen máy bay Air France năm 2009.
Úc cho tới nay đã đóng góp khoảng một nửa chi phí, với các tàu và máy bay hoạt động suốt 3 tuần qua. Chỉ riêng tàu hải quân HMAS Success đã tiêu tốn khoảng 513.000 USD để vận hành mỗi ngày, theo các số liệu của Bộ quốc phòng Úc.
Ước tính, nỗ lực tìm kiếm MH370 tiêu tốn của Bộ quốc phòng Úc ít nhất 747.000 USD mỗi ngày và có thể nhiều hơn thế.
Những quốc gia khác chi nhiều cho cuộc tìm kiếm MH370 là Mỹ và Trung Quốc.
Trung Quốc, vốn có 2/3 số hành khách trên chuyến bay MH370, đã điều tổng cộng 18 tàu, 8 trực thăng và 3 máy bay tới các khu vực rà soát khác nhau trong chiến dịch kéo dài suốt 1 tháng qua.
Bắc Kinh từ chối tiết lộ đã chi bao nhiêu cho việc tìm kiếm MH370 mà chỉ nói rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm chừng nào còn hi vọng.
Trung Quốc đã điều 2 máy bay vận tải hạng nặng Ilyushin Il-76 tới thành phố Perth, miền tây nước Úc để tìm kiếm MH370. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ước tính một chiếc Ilyushin Il-76 tiêu tốn 10.000 USD tiền nhiên liệu để hoạt động mỗi giờ, không bao gồm tiền chi cho công tác bảo dưỡng hay chỗ ở của phi hành đoàn.
Các tàu chiến của Trung Quốc tiêu tốn ít nhất 10.000 USD nữa để hoạt động mỗi ngày, tờ báo nói thêm.
"Trung Quốc bị áp lực rất lớn nhằm tìm kiếm chiếc máy bay. Bắc Kinh sẽ không từ bỏ các nỗ lực", một nhà ngoại giao phương Tây tại Bắc Kinh cho hay.
Bộ quốc phòng Mỹ hồi tuần trước cho biết đã chi hơn 3,3 triệu USD cho cuộc tìm kiếm MH370 và có kế hoạch tăng gấp đôi chi phí so với ngân sách tìm kiếm máy bay ban đầu là 4 triệu USD.
Bên cạnh việc điều các máy bay do thám P-8 tới Perth, hải quân Mỹ cũng đang đóng một vai trò quan trong thông qua việc triển khai thiết bị công nghệ cao nhằm tìm kiếm hộp đen MH370 dưới đáy biển.
An Bình
Theo Dantri
Chiến dịch tìm kiếm MH370: Triển khai tàu lặn tìm dưới đáy biển Đúng một tháng sau khi chuyến bay MH370 mất tích, chiến dịch tìm kiếm chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines sẽ bước vào giai đoạn dưới mặt nước, với một tàu lặn không người lái được triển khai để tìm mảnh vỡ dưới biển. Theo hãng tin AFP, trong ngày hôm nay (8/4), vẫn sẽ có 11 máy bay quân...