Manh mối mới tiết lộ thân phận về Kawaki – kẻ phản diện phá nát Làng Lá trong Boruto
Điều thú vị nhất chính là manh mối chủ chốt hé lộ thân phận thật của Kawaki đã xuất hiện từ “Boruto: The Movie” – phần phim Anime được công chiếu trước đó!
Có thể bạn chưa biết, “Boruto: Naruto Next Generations” là bộ Manga (truyện tranh) và Anime (phim hoạt hình) mới được vẽ về thế hệ sau của Naruto, bộ Manga huyền thoại về thế giới ninja giả tưởng được rất nhiều người thuộc thế hệ 8x, 9x đời đầu yêu thích. Mặc dù kế thừa bối cảnh nhẫn giả từ bộ truyện đi trước, nhưng lần này nhân vật trung tâm lại là con trai của Naruto – Uzumaki Boruto, cùng với đồng đội của cậu là Sarada Uchiha – con gái của Sasuke và Mitsuki – con trai của Orochimaru.
Tuy nhiên vào phần mở đầu của Manga và Anime, Boruto thực sự đã gây ra cú sốc rất lớn đối với fan Naruto khi diễn tả cảnh tượng Làng Lá, địa danh quen thuộc trong truyện bị tàn phá nặng nề. Kế tiếp đó là tình tiết Boruto đối đầu với một nhân vật tên Kawaki, người được cho là bạn thân chí cốt trước đó của cậu. Chưa kể câu nói “Ta sẽ đưa người về đoàn tụ với Đệ Thất!” của Wasaki trước thời khắc lao vào trận quyết đấu một mất, một còn với Boruto thực sự đã tạo ra nhiều hoang mang và sự lo sợ các fan dành cho số phận của nhân vật Naruto.
Kawaki – Kẻ tội đồ phá nát Làng Lá trong “Boruto Naruto Next Generations” thực sự là ai?
Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng đến với những chi tiết, manh mối quan trọng liên quan đến thân thế nhân vật phản diện Kawaki, được tổng hợp từ hai phần Anime “Boruto: The Movie” và “Boruto: Naruto Next Generations”.
Kawaki liệu có phải là Denki?
Trong nội dung tập 1 của Anime “Boruto: Naruto Next Generations”, chúng ta đã thấy Boruto kết thân với một người bạn mới tên Denki, nhân vật này được mô tả với tính cách hiền lành, nhút nhát và thể lực khá yếu. Bù lại cậu nhóc sở hữu trí thông minh hơn người, cậu có niềm đam mê với các nhẫn thuật đi kèm mong muốn có thể kết hợp được nhẫn thuật truyền thống và khoa học công nghệ hiện đại, nhằm thay đổi cuộc sống xã hội Làng Lá tốt hơn.
Denki bị một nguồn chakra hắc ám xâm nhập, đồng thời xuất hiện một loại ấn chú kỳ lạ.
Tuy nhiên về thân thế, Denki được biết đến là con trai của chủ tịch tập đoàn Kaminarimon – một công ty chuyên về lĩnh vực công nghệ lớn trong bối cảnh phim Boruto. Denki gặp vấn đề với cha mình khi ông luôn kỳ vọng cậu phải trở thành một người mạnh mẽ. Tình tiết sau đó của phim cho thấy Denki đã bị một thực thể chakra hắc ám xâm nhập, trong người cậu xuất hiện một loại ấn chú kỳ lạ khiến tâm tính của cậu thay đổi hoàn toàn từ hiền lành chuyển sang tàn ác.
Tiếp đến, Denki quyết định sử dụng nguồn sức mạnh này để trả thù đám thanh niên từng bắt nạt mình trước đó nhưng không thành do Boruto phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Từ tình tiết này trong bộ phim đã tạo cho các fan nghi vấn lớn về Denki, liệu rằng nhân vật phản diện Kawaki sau này có phải chính là Denki khi bị thực thể chakra hắc ám thao túng hoàn toàn?
Video đang HOT
Theo một số ý kiến khác đến từ giới Otaku trên cộng đồng MangaVL.net, thì tỷ lệ cho khả năng này rất ít vì nhìn qua cũng thấy thiết kế hình vẽ giữa hai nhân vật Denki và Kawaki vốn không giống nhau. Tuy nhiên phân tích về tên, hai nhân vật này trong truyện rất có thể là hai anh em.
Kawaki có thể là học trò hoặc con trai của tiến sĩ Katasuke Tono.
Mặc dù là một nhân vật phụ trong bối cảnh Anime “Boruto: The Movie”, tuy nhiên Katasuke Tono lại là nhân vật có nhiều hành động tạo ra hệ quả xấu, ảnh hưởng rất lớn đến cốt truyện của cả hai bộ Anime về sau này. Trong “Boruto: The Movie”, người này được biết đến là một vị tiến sĩ thành công trong việc kết hợp sức mạnh nhẫn thuật truyền thống và công nghệ khoa học hiện đại, nhờ đó mà ông ta đã chế tạo thành công “Kote” – loại dụng cụ cho phép một người dù không có khả năng điều khiển chakra cũng có thể thi triển được đầy đủ các loại nhẫn thuật, y như một ninja bình thường.
Kote (nhẫn cụ) – Thành quả mà tiến sĩ Katasuke Tono luôn cảm thấy tự hào.
So sánh về mặt tư tưởng, thực sự giữa Katasuke Tono và Kawaki có sự tương đồng rất lớn khi cả hai nhân vật đều một mực cho rằng:Thời đại mới của nhẫn thuật sẽ thuộc về công nghệ khoa học hiện đại chứ không thuộc về giới nhẫn giả như xưa nữa. Vậy nên xét về quan điểm tiêu cực “tiêu diệt, kết thúc thời đại nhẫn giả” mà Kawaki chia sẻ khi mở đầu Manga và Anime Boruto. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để dự đoán rằng, giữa Katasuke Tono và Kawaki có mối quan hệ thầy trò hoặc thậm chí là hai cha con.
Chưa kể trước khi sáng tạo ra Kote (nhẫn cụ), tiến sĩ Katasuke Tono còn là người nắm giữ rất rõ các thông tin giá trị về sức mạnh, ưu nhược điểm của các loại nhẫn thuật trong giới nhẫn giả. Nếu như ông ta thực sự là thầy của Kawaki thì chuyện Làng Lá và giới nhẫn giả bị tiêu diệt trong bối cảnh phim Boruto: Naruto Next Generations là điều hoàn toàn có thể xảy ra!
Hiện tại để tìm hiểu thêm về những thông tin thú vị về bộ truyện huyền thoại Naruto, cũng như các bộ truyện tranh nổi tiếng khác, các bạn có thể ghé thăm MangaVL.net cộng đồng Otaku nổi tiếng tại Việt Nam.
Theo GameK
Giật mình với giả thuyết về Vua Hải Tặc đầu tiên, và đó không phải Gol D. Roger
Đừng xem thường trình độ "soi" siêu đẳng từ các độc giả của cộng đồng MangaVL.Net.
Mới đây, một giả thuyết bất ngờ xuất hiện trong cộng đồng MangaVL.Net về thân thế của vị Vua Hải Tặc đầu tiên trong One Piece. Điều khiến nhiều độc giả trung thành của bộ truyện này ấn tượng chính là: Gol D. Roger có lẽ lại không phải là Vua Hải Tặc đầu tiên.
Gol D. Roger có thể không phải là Vua Hải Tặc đầu tiên
Vua Hải Tặc đầu tiên chính là MontBlanc Noland?
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ về MontBlanc Noland - nhà thám hiểm vĩ đại đến từ vương quốc Lvneel. Noland từng bị người đời gọi là Vua Nói Dối với câu chuyện về thành phố vàng Jaya. Ông đã từng cùng thủy thủ đoàn rong ruổi trên Đại Hải Trình và thậm chí là khám phá đến tận Tân Thế Giới. Vậy, liệu bạn đọc có tin rằng: "Noland mới chính là vị Vua Hải Tặc đầu tiên?".
Mà người đó chính là... MontBlanc Noland
Theo lẽ thường, Vua Hải Tặc sẽ là người đã từng chu du khắp thế giới, đặt chân lên hòn đảo cuối cùng mang tên: Raftel. Trước thời của Roger, thông tin về Raftel vẫn còn là một dấu hỏi lớn và thậm chí vẫn chìm trong bóng tối đến tận bây giờ. Thế nhưng, đừng quên rằng, khi bị phán tử tội, tất cả những câu chuyện phiêu lưu mà Noland kể lại đều bị coi là dối trá hết, chỉ bởi vì nhà vua... nói vậy.
Bị phán án tử, mọi câu chuyện của Noland đều bị coi là nói dối, sẽ ra sao nếu trong số đó có cuộc phiêu lưu đến Raftel?
Chính vì thế, nếu như Noland có từng kể câu chuyện về hòn đảo cuối cùng, có lẽ nào nó đã bị quên lãng và bỏ mặc của người đời hay không? Có một chi tiết nhỏ nhưng dường như nhiều độc giả đã bỏ lỡ: Noland đã từng đặt chân đến Dressrosa và giúp đỡ tộc Tontatta... diệt "quỷ".
Noland đã từng đặt chân đến rất nhiều nơi, khả năng ông đã đi khắp Đại Hải Trình là có cơ sở
Nếu để ý kỹ, từ trước tới giờ, bất kỳ nơi nào có dấu vết về "quỷ", "thần thánh"... đều có sự hiện diện của Noland. Khi Luffy tới Skypea đã chạm trán với "thần Enel", thời Noland lại có Kashigami (loài rắn khổng lồ). Ở Dressrosa, Luffy giải cứu tộc Tontatta khỏi tay Doflamingo thì 400 năm trước, Noland cũng chiến đấu với những thế lực tương tự.
Quả thật, không phải tự nhiên mà "thánh Oda" tiếp tục cho nhà thám hiểm này xuất hiện trở lại, khi mà chương truyện tại Dressrosa có rất nhiều điểm tương đồng với cuộc chiến tại Skypea.
Cả Noland và Luffy đều từng đánh bại những thế lực "ma quỷ", "thần thánh"...
MontBlanc Noland đã truyền lại cảm hứng, khát khao cho thế hệ sau này, trong đó có Vua Hải Tặc Gol D. Roger
"Vua Hải Tặc" chỉ là một danh hiệu dành cho người đã khám phá hết Đại Hải Trình, vậy thì tại sao lại không phải là Noland? Câu chuyện về Vua Nói Dối Noland rất giống với câu chuyện của nhà thám hiểm người Pháp Francisco de Orellana - người đinh ninh rằng đã tận mắt trông thấy thành phố vàng El Dorado.
Nhiều người cho rằng đó là một lời nói dối ngu ngốc, vậy mà cho đến giờ, vẫn có vô số những con người dong buồm ra khơi để tìm kiếm El Dorado. Cũng như trong câu chuyện của Noland, vẫn có không ít những kẻ liều mạng, quyết tìm ra kho báu One Piece để "đổi đời".
Thành phố vàng trong mơ ước liệu có thật?
Thử tưởng tượng, câu chuyện Noland kể đã được truyền tải cho những đứa trẻ ở thời gian 400 năm trước và cứ thế lưu truyền cho đến ngày nay. Và nếu như Gol D. Roger cũng là 1 trong những chú nhóc ngày nào lắng nghe theo câu chuyện phiêu lưu li kỳ này, ước mơ về một cuộc đời tự do và tung hoành? Đây chính là minh chứng cho việc này:
Chiếc mũ huyền thoại đã có từ 400 năm trước và sẽ được truyền lại cho những thế hệ sau này, Gol D. Roger là 1 trong số đó?
Chắc chắn 1 điều rằng, đứa bé trong ảnh không phải là Roger do chênh lệch thời gian quá lớn, thế nhưng hình ảnh chiếc Mũ Rơm này đã gắn liền với cả bộ truyện One Piece. Liệu có phải cậu nhóc này chính là người chủ nhân đầu tiên của chiếc Mũ Rơm? Việc truyền lại bảo vật này từ Vua Hải Tặc Roger sang Shanks rồi đến Luffy cũng như việc ý chí, mơ ước từ quá khứ được gửi gắm cho thế hệ tương lai vậy.
Khát vọng, mơ ước là không bao giờ kết thúc trong One Piece
Đây chỉ là một giả thuyết vui về MontBlanc Noland, thế nhưng, nó cũng phần nào minh chứng cho việc ước mơ, khát vọng trong One Piece là chưa bao giờ kết thúc. "Thánh Oda" quả thật rất tài ba khi đã đem đến cho chúng ta một hành trình lôi cuốn và đặc sắc đến vậy. Để cùng chia sẻ, "chém gió" về Luffy và những người bạn, hãy cùng gia nhập cộng đồng yêu truyện tranh nổi tiếng hiện nay: MangaVL.Net nhé!
Theo GameK
Những tuyệt phẩm Manga từng "suýt" bị hoãn/hủy, cả Death Note cũng nằm trong số đó Thử tưởng tượng những bộ manga này mà bị hủy thật thì thật đáng tiếc cho cộng đồng Otaku trên toàn thế giới. Dù mới được ra mắt trong thời gian gần đây nhưng MangaVL.net đã trở thành điểm đến cực thú vị cho cộng đồng Otaku Việt Nam. Đây là nơi mà các fan hâm mộ Manga/Anime có thể "tám" xuyên đêm,...