Mạnh mẽ khi chồng đi ngoại tình
Em thà chấp nhận cho con mình mang tiếng là không có cha, chứ còn hơn để con mình có một người cha không tốt.
Đây là điều em từng trải qua, dù em mới chỉ có 25 tuổi, chồng em năm nay 30 tuổi.
Em là một người phụ nữ mạnh mẽ, vì mẹ em nói rằng phụ nữ mà yếu đuối về mặt lý trí quá thì rất dễ bị tự mình đi lạc vào con đường đau khổ sau khi lập gia đình. Em đã có một bé được hơn một năm tuổi. Trong thời gian em mang thai, em có phát hiện chồng em ngoại tình với một cô gái vẫn đang là sinh viên.
Khi phát hiện ra, em đã trực tiếp gọi điện thoại cho cô gái ấy để nói phải trái nhưng rất lịch sự. Cô ấy là sinh viên nhưng cô ấy nói chuyện theo kiểu “hàng tôm, hàng thịt”, nhưng không vì chuyện đó mà em sợ. Em hỏi chồng thì anh lại chối và có khi la mắng em.
Video đang HOT
Và rồi sức người cũng có hạn, lại một lần nữa em gọi cho cô ấy nhưng lần này em gọi để cám ơn cô ấy. Em nói với cô ấy rằng: “Chị cám ơn em rất nhiều, trong thời gian chị mang thai, đã có em chăm sóc cho chồng chị để anh ấy không phải tìm đến các loại gái đứng đường bên ngoài”. Và khi chồng em về em cũng đã nói với anh ấy rằng: “Nếu anh thích và yêu cô ấy thì hãy nói với em, em sẽ cưới cô ấy và cho anh, để không phải lén lút”.
Ảnh minh họa
Sau đó em đã quyết định ly dị, suy nghĩ của em rất đơn giản, ly dị để tìm con đường khác hạnh phúc hơn. Em thà chấp nhận cho con mình mang tiếng là không có cha, chứ còn hơn để con mình mang tiếng có một người cha không tốt.
Và cái gì dễ chia sẻ thì đối với em nó không còn giá trị nữa… Nhưng làm được điều này thì các chị nên phải mạnh mẽ một lần, và đừng bao giờ nghe lời xin lỗi của đàn ông ngoại tình. Bởi thực ra mà nói thì “ngựa quen đường cũ”, hãy suy nghĩ cho cuộc sống của mình. Nếu chồng tốt thì con mình mới tốt, chứ đừng tạo cho con mình một người cha. Nếu cuộc sống không hạnh phúc, thì chẳng khác nào chính mình đang tự hại mình và hại con mình. Hãy thay đổi để làm chủ bản thân và làm chủ gia đình và đặc biệt làm chủ được cả cánh mày râu.
Theo VNE
Ở rể, tôi đã quá mệt mỏi
Ở rể tôi đã quá mệt mỏi, nhưng bảo về nhà mình thì vợ không chịu. Cô ấy sợ cảnh làm dâu, và phải phục vụ ông bà nội.
Tôi đã đọc tất cả những bài viết của các anh, chị xoay quanh chủ đề ở rể. Mỗi bài viết là một hoàn cảnh khác nhau, đều có những cái đúng, cái sai, tôi không dám bình luận gì nhiều, chỉ xin kể ra câu chuyện của mình để độc giả, nhất là độc giả nữ hiểu thêm về tâm trạng của những người đàn ông khi sống ở nhà vợ.
Năm nay tôi 34 tuổi, cưới vợ đã được 4 năm nay. Gia đình tôi có 2 anh em trai, em trai tôi đi làm xa, còn tôi là cả, tôi đi làm cách nhà chưa đầy 10 km. Tôi yêu vợ tôi, gia đình cô ấy có 4 anh chị em, người anh và chị gái đều đã có gia đình và lập nghiệp ở xa, vợ tôi còn một cậu em trai đang đi học. Yêu nhau được hơn 1 năm thì tôi ngỏ ý muốn cưới, vợ tôi cũng đồng ý nhưng với điều kiện tôi phải ở rể, vì bố mẹ cô ấy đã già yếu, em trai thì còn đang đi học. Tôi không muốn đồng ý, nhưng nếu không đồng ý thì cô ấy nhất quyết không cưới. Không còn cách nào khác, tôi phải chấp nhận.
Năm nay tôi 34 tuổi, cưới vợ đã được 4 năm nay. Gia đình tôi có 2 anh em trai, em trai tôi đi làm xa, còn tôi là cả, tôi đi làm cách nhà chưa đầy 10 km. (ảnh minh họa)
Cưới xong, tôi dọn về nhà vợ ở, ở nhà vợ tôi phải đi làm gấp đôi đường, mỗi lần đi làm lại đi qua nhà mình mà không được về nhà tôi lại thấy buồn, thương bố mẹ tôi, nên cuối tuần bảo vợ đưa con về thăm ông bà thì vợ lại không đồng ý, kêu là đi làm cả tuần đến ngày thứ 7, chủ nhật chỉ muốn nghỉ ngơi.
Muốn phân tích cho vợ hiểu rằng như vậy là không nên, vì cả tuần đã ở nhà bà ngoại, cuối tuần mệt mỏi cũng nên đưa con về thăm ông bà nội, nhất là ở nhà ông bà nội chỉ có một mình cũng buồn. Nhưng mối lần tôi ngỏ ý nói thì vợ lại phản đối ầm ầm, rồi nói oang oang như cãi nhau, làm tôi ngại bố mẹ vợ lại nghĩ vợ chồng to tiếng nên lại phải dịu giọng, nhường nhịn vợ.
Tôi đành trở về nhà một mình, về đến nơi ông bà nội cứ luôn miệng hỏi vợ và con đâu, tôi đành phải bịa ra lý do gì đó để nói đỡ vợ, chứ không dám nói là cô ấy muốn cuối tuần nghỉ ngơi không muốn về nhà chồng.
Bàn với vợ quay trở về nhà mình thì vợ tôi không chịu. (ảnh minh họa)
Ở nhà vợ, bố mẹ vợ thì già cả,cứ đau ốm luôn, thi thoảng vợ tôi lại phải bỏ tiền đi mua thuốc cho ông bà. Vì thế thu nhập của hai vợ chồng đã ít lại càng ít hơn, đã thế đứa em trai của vợ cũng thường xuyên xin tiền vợ tôi. Có lần thì vợ tôi cho, có lần cô ấy không cho nó lại qua xin tôi. Không cho thì ngại, thì mang tiếng là keo kiệt, mà cho thì tiền đâu mà cứ cho mãi. Điều này làm tôi cảm thấy rất mệt mỏi.
Đấy là chưa kể, ở nhà vợ tôi luôn có cảm giác bị mọi người trong gia đình vợ khinh miệt, với lại không phải nhà của mình nên tôi chẳng muốn mua bán, sắm sửa gì nhiều. Nên nhà cửa, đồ dùng lúc nào cũng tạm bợ, thiếu cái nọ, cái kia, cuộc sống không thỏa mái, tiện nghi. Còn về nhà mình thì tôi bị anh em, họ hàng, bạn bè châm trọc, mỉa mai. Điều đó khiến tôi mệt mỏi và luôn cảm thấy mình trở thành hèn kém.
Bàn với vợ quay trở về nhà mình thì vợ tôi không chịu. Lúc nào cô ấy cũng cho rằng cô ấy không thể bỏ bố mẹ cô ấy để về nhà chồng được, phải đợi đến khi nào em trai cô ấy cưới vợ thì cô ấy mới về nhà chồng. Nhưng tôi biết, đấy chỉ là lý do thôi, cái quan trọng nhất để vợ tôi không muốn về nhà chồng sống là cô ấy sợ phải làm dâu, sợ phải hầu hạ, phục vụ bố mẹ chồng.
Theo Eva
Đàn bà thừa sau một cuộc hôn nhân Những năm tháng thanh xuân qua đi, tôi đã second-hand lúc nào không nhận ra. Thường ta nhớ đến những đồ vật second-hand khi có ai cần, hoặc khi ta vứt bỏ. Cuộc sống gia đình ít nhiều sinh ra những đồ second-hand đôi khi chờ mãi chả ai xin. Như trong đống đồ đạc của tôi còn một chiếc nhẫn cưới cũ...