Mánh khóe của những kẻ chuyên cho vay nặng lãi
Để có thể yên ổn làm ăn, hàng trăm người bán hàng rong, chạy xe ôm… đều bị buộc trở thành con nợ của những kẻ chuyên cho vay nặng lãi.
Những đối tượng cho vay nặng lãi đang đi thu tiền góp của những người bán hàng rong, vé số trước Khu Du lịch – Văn hóa Suối Tiên. (Ảnh cắt từ clip)
Thế giới tín dụng đen tồn tại ở khu vực trước cổng Khu Du lịch – Văn hóa Suối Tiên (quận 9 – TPHCM) đã gần chục năm nay với nhiều “đại ca” có máu mặt làm chủ nợ kiêm bảo kê. Đa số những người bán hàng rong đều là dân nghèo từ các tỉnh xa vào TPHCM kiếm sống. Có người không vốn nên phải tìm đến các “đại ca” để vay tiền, cũng không ít người không muốn nhưng để yên ổn làm ăn vẫn phải thành con nợ bất đắc dĩ, để rồi đã dính vào là không dứt ra được.
Ép người bán hàng rong vay nặng lãi
Từ miền Tây, chị T. chân ướt chân ráo lên TPHCM để kiếm kế sinh nhai. Không nghề nghiệp, chị được một người cùng quê giới thiệu ra khu vực trước cổng Suối Tiên bán nước giải khát. Vừa bán được ít ngày bỗng có một thanh niên tên Hiền đến hăm dọa, không cho bán nữa. Chị T. khóc lóc năn nỉ, hắn ép chị phải vay của hắn 1 triệu đồng, trả trong vòng 25 ngày, mỗi ngày 50.000 đồng thì mới được đứng bán.
Sợ “thất nghiệp”, chị T. nhắm mắt vay tiền. Mấy ngày đầu, Hiền đến lấy tiền lãi đều đặn nhưng sau đó, hắn biến mất tăm cho đến gần tháng sau lại xuất hiện, đòi chị T. phải trả cả lãi lẫn vốn gần 1,5 triệu đồng. Không có tiền trả, chị T. bị Hiền dọa “xẻo thịt”, đồng thời ép chị vay thêm 1,5 triệu đồng để trả nợ cũ nhưng chỉ đưa cho chị 1,3 triệu đồng.
Cùng hoàn cảnh, phần vì thiếu vốn làm ăn, phần bị quậy phá liên tục, bà L. tìm đến Hiền vay 1 triệu đồng, góp 50.000 đồng mỗi ngày. Bà L. trả mãi vẫn không hết nợ, thậm chí không có tiền trả góp hằng ngày. Hiền liền ép bà L. vay thêm 1 triệu đồng để trả nợ cũ nhưng chỉ đưa cho bà 900.000 đồng. “Ngày nào cũng phải góp cho ổng mà tiền nợ gốc 2 triệu đồng vẫn còn” – bà L. uất ức nói.
Khoảng 19h15 ngày 5/10, một người đàn ông khoảng 35 tuổi, đi xe máy biển số 54X-304… đảo xe qua lại trước cổng Khu Du lịch – Văn hóa Suối Tiên, sau đó tấp vào một quán nước phía bên trái, mở cốp xe lấy ra một cuốn sổ tay, chuẩn bị công việc thường ngày: cho vay và thu tiền lãi.
Video đang HOT
Chủ quán nước nói trên là một phụ nữ chừng 60 tuổi. Khi gã đàn ông xuất hiện, bà vội lấy trong túi ra một nắm tiền nhàu nát đếm lại khoảng hơn 300.000 đồng đưa cho gã. Trong vòng 15 phút tiếp theo, có hơn chục người tới đưa tiền cho gã này. Mỗi lần như vậy, gã lại giở sổ ra đánh dấu vào.
Tiếp đó, gã chạy xe ngược chiều về hướng cầu vượt Thủ Đức thu tiền của nhiều người bán hàng rong dọc Quốc lộ 1A rồi quay về chỗ cũ thu tiền tiếp trước khi đi lòng vòng về hướng chợ Tân Phú (nằm trên đường 154) để thu tiền của hàng chục người khác. “Ổng đến lấy nợ, ngày nào cũng khoảng 20 giờ là đến, không có tiền đưa cho ổng là ăn đòn như chơi. Vay nợ thì không biết khi nào trả hết, còn không vay thì không có chỗ làm ăn” – bà cụ mếu máo nói.
Gái mại dâm cũng không thoát
Không chỉ nhắm tới những người bán hàng rong, chạy xe ôm… quanh khu vực Suối Tiên, đội quân cho vay nặng lãi còn “quản lý” cả những người cùng đường là gái bán dâm, hoạt động trên Quốc lộ 1A (đoạn từ cầu vượt Thủ Đức đến ngã ba Lâm Viên). Như một luật bất thành văn, muốn hành nghề, gái bán dâm bắt buộc phải vay nặng lãi của các “đại ca” thì mới có chỗ đứng đường. Ở khu vực này, có hàng chục gái bán dâm là con nợ của một người đàn ông tên Thành.
Cứ tầm khoảng 20h mỗi ngày, sau khi thu tiền từ những người bán hàng rong quanh khu vực Suối Tiên, Thành chở vợ đến chờ những cô gái bán dâm lần lượt mang tiền tới trả. Nếu ai bận đi khách, phải gửi lại tiền cho “đồng nghiệp” trả giùm, chưa đủ tiền trả thì gần sáng, Thành cho đàn em tới thu. Không chỉ cho vay nặng lãi, Thành còn bao luôn việc cung cấp xe tay ga, “điểm đáp” cho gái bán dâm để dễ thu nợ. Nói chung, kiểu nào cũng không thể thoát khỏi tay Thành.
Tương tự, những cô gái bán dâm tại khu vực quanh làng đại học Thủ Đức, cầu vượt Thủ Đức cũng là con nợ của 2 người đàn ông tên Hiếu và Hiền. Đã có nhiều cô gái không đủ tiền trả lãi bị đàn em các chủ nợ truy tìm, đánh đập dã man hoặc bị cấm hoạt động ở địa bàn mình “quản lý”.
300.000 đồng/tháng tiền thuê chỗ
Muốn có một chỗ đậu xe đón khách, những người chạy xe ôm tại trạm xe buýt trước cổng Suối Tiên phải đóng 300.000 đồng/tháng gọi là tiền thuê chỗ. Những ai không tiền, xớ rớ vào khu vực trên sẽ khó tránh khỏi “đổ máu”. Ngoài ra, những người bán hàng rong, nước giải khát trên xe buýt cũng phải đến “tài” mới được leo lên xe bán theo sự sắp xếp của các “ông chủ” cho vay nặng lãi. Dù không có một văn bản nào quy định nhưng không ai dám vi phạm, nếu còn muốn kiếm sống.
Theo xahoi
Bi hài chuyện mang thẻ sinh viên, bằng đại học đi... cầm cố
Theo chân một số người quen đi "tìm" (nghe cho oai chứ thực chất là đi chuộc) bằng tốt nghiệp ở một số tiệm cầm đồ tại Hà Nội, chúng tôi thực sự choáng.
Những dịch vụ cầm đồ mọc lên khắp nơi
Hóa ra, tại tiệm cầm đồ, cái gì cũng có thể "ký gửi" được. Bằng tốt nghiệp đại học là thứ tưởng chừng thiêng liêng với cá nhân con người cụ thể, thế mà nó vẫn có mặt ở tiệm cầm đồ. Điều đặc biệt hơn, người cầm bằng đi "ký gửi" lại không ai khác, chính là chủ nhân của chiếc bằng.
"Ký gửi" chữ lấy tiền "xài chơi"
Nguyễn Thành Đông, con chị Hoài ( ở Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội), vừa đi du học Trung Quốc về được 6 tháng. Lúc Đông về nước, chị Hoài khoe: "Thằng bé được bằng khá cô à! Lúc cháu đi đau đớn quá, khi về, được thế này, anh chị cũng mát mặt". Chẳng là Đông bị nghiện ma túy. Biết bố mẹ có nhiều tiền, Đông "phá" như thể không có cuộc đời thứ 2. "Phá" để cho mình quyền được hưởng thụ và để bao bạn bè. Đông được gửi sang Trung Quốc cai nghiện với giá 2.000 USD/tháng. Sau 1 năm về nước, thấy con cắt cơn với ma túy nhưng lại nghiện chơi bời. Anh chị Hoài chấp nhận bỏ ra khoản tiền kha khá, thuê hẳn một tay anh chị và nhà riêng cho con du học ( có nghĩa là phải nuôi 2 suất du học) ở Nam Ninh, Trung Quốc.
Chẳng hiểu, học được mấy chữ, cái bằng kia là kiến thức thật hay giả, về nước, bố mẹ xin cho đi làm ở doanh nghiệp nào, Đông cũng chê là kém chuyên nghiệp, người quản lý thiếu trình độ chuyên môn về kinh tế, quản lý theo lối mòn, kiểu gia đình trị... Cứ thế, Đông chẳng chịu đi làm ở đâu mà ngày ngày lại rong chơi với đám thiếu gia Hà thành. Đông tỉnh bơ khi nói lý do "ký gửi" bằng tốt nghiệp đại học: "bố mẹ không chuyển tiền vào tài khoản, không cho tiền, không có tiền tiêu thì phải thế. "Đen" quá, họ chỉ đưa 5 củ (tức 50 triệu đồng) thôi. Nếu bố mẹ đưa giấy tờ xe ô tô đầy đủ, cho nó "đi ở", được hẳn vài chục củ, sướng hơn nhiều.
Chị Hoài nước mắt lưng tròng, không ngờ, sau mấy tháng con về nước lại ra thế này. Chị thất vọng nhưng vẫn cố gạt nước mắt, cầm tiền và rủ chúng tôi đi chuộc bằng về cho con. Ra đế tiệm cầm đồ T.V trên phố Đặng Dung (Ba Đình, Hà Nội), chúng tôi mới biết, ở đây, có rất nhiều bằng tốt nghiệp được làm "con tin" cho các thiếu gia nhà giàu. Đáng chú ý nhất là tấm bằng thạc sỹ, học ở Trung Quốc. Chủ tiệm H.Đ, mặt lạnh như tiền, nói: "Con chị cầm thế là ít đấy. Đầy đứa cầm cả 100 triệu! Thằng Thắng ở Từ Liêm, cầm bằng thạc sỹ 200 triệu, đã 20 ngày rồi, không đến chuộc, chỉ trả lãi. Nó định cầm xe ô tô nhưng lại thôi vì sợ cầm xe ô tô, bố mẹ không chuộc cho, cầm bằng thì bắt buộc phải chuộc". Chị Hoài hỏi: "Cầm như thế, không sợ bị bọn trẻ bỏ bằng, mất tiền à?". Chủ H.Đ nhếch mép: "Chúng nó bỏ nhưng bố mẹ chúng nó đến chuộc. Chị chẳng đến chuộc cho con là gì. Các chị thiếu gì tiền, chỉ cần cái bằng để sĩ diện với thiên hạ thôi". Chủ tiệm H.Đ nói đúng tim đen của nhà giàu làm chị Hoài mặt tím đi vì ngượng.
Lý do không tưởng
Sơn "trắng". Một cái tên anh chị nổi tiếng ở Hà Thành, cho đàn em dẫn chúng tôi "lướt" nhanh một số tiệm cầm đồ khác, có nhiều khách "ký gửi" bằng tốt nhiệp đại học, cao đẳng để "mục sở thị". Chúng tôi được biết, ngoài lý do "ký gửi" bằng tốt nghiệp để lấy tiền tiêu xài thì có những lý do, quả là không thể tưởng. Tại tiệm cầm đồ trên đường Giải Phóng ( Hoàng Mai, Hà Nội), một thanh niên, khuôn mặt khá khôi ngô, nhìn trước, ngó sau, rụt rè nói với chủ tiệm T.: "Anh cho em cầm tấm bằng này". Sau khi xem bằng, lại biết chủ nhân của tấm bằng đại học Xây dựng danh giá này là người ngoại tỉnh, chủ T. im lặng rồi phát giá: "5 triệu, lãi 10.000 đồng/triệu/ngày. 10 hôm sau phải trả cả gốc lẫn lãi, nếu không mất bằng." Chủ nhân chiếc bằng phân trần: "Anh cho em thêm vài triệu nữa, em cần tiềm nộp viện phí cho người thân. Vài hôm nữa, ở quê thu xếp được, em trả anh ngay, chắc không đến 10 ngày". Nhìn rất lâu, chủ tiệm T. đồng ý xuất tiền. "Cậu ta còn phải đi xin việc mà" - T. phân trần cho hành động "nghĩa hiệp" của mình.
Theo đàn em của Sơn "trắng" thì các tiệm cầm đồ, cầm bằng đại học có địa chỉ ngoại tỉnh chỉ 2-3 triệu đồng, cùng lắm là 4 triệu. T. cho cầm đến 10 triệu là "quá thoáng" và có gì đấy "tình người" lắm rồi đấy. Tiệm cầm đồ của ông chủ P. (Đại Cổ Việt, Hà Nội) thì phần lớn cầm bằng cho sinh viên mới ra trường. Theo ông chủ P., tiệm này cầm không quá 2 triệu đồng, dù là bất cứ lý do gì. Thế nhưng, tiệm lúc nào cũng đông khách. Ông P.cho biết: Phần lớn là sinh viên vừa ra trường, chưa có việc làm, lại phải tự mưu sinh ở thủ đô. Họ cầm để lấy số tiền làm kinh phí đi xin việc hoặc trang trải cho những ngày đầu đi làm, chưa được nhận lương. Trước khi mang đi cầm, học cũng photo công chứng nhiều bản, giữa lại đề phòng khi chưa lấy được bằng chính ra còn có bản photo để sử dụng.
Đàn em của Sơn "trắng" dẫn chưng tôi đến mấy tiềm cầm đồ cạnh các trường đại học, trung học để chứng kiến một dịch vụ khác, đó là "ký gửi" bằng tốt nghiệp THPT. Tại tiệm H. trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài (Cầu Giấy, Hà Nội), có hai cô cậu mặt non choẹt, rất tự tin, đưa tấm bằng THPT, hỏi chủ tiệm: "Cái này chú cầm được bao nhiêu?". Nhìn ngó một lúc chủ tiệm H. phát giá: "8 lít (tức 800.000 đồng), 5 ngày". "Sao ít thế, chứng cháu cần 1,5 triệu cơ, chú cầm đi, lãi cao chút cũng được?" - hai cô cậu năn nỉ. Chủ tiệm H. lắc đầu: "Không được, đáng ra chỉ 6 lít thôi. Không đồng ý thì đi hàng khác". Theo chủ tiệm H., cầm bằng tốt nghiệp phổ thông chỉ cần ít vốn nhưng vẫn thu lãi cao và đảm bảo sự an toàn của "đồng vốn". Nhiều cô cậu choai choai chỉ cầm 2-3 ngày là có tiền trả ngay. Ông chủ H., chốt một câu lạnh người: " Chúng nó thiếu tiền đi nhà nghỉ hoặc đi giải quyết hậu quả nên cầm vài hôm. Sau đó, chúng "xoay" được của bố mẹ ngay ấy mà. Chưa thấy đưa nào bỏ bằng vì mấy lít cả.
Thẻ sinh viên cũng thế chấp
Đàn em củ Sơn đưa chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác khi bật mí, sinh viên lực lượng vũ trang thế chấp thẻ sinh viên lấy tiền trả nợ chủ đề, chủ bóng (tức cá độ bóng đá) là chuyện ngày thường ở huyện. Thâm nhập giới này, mới là "hàng khủng". lời bật mí làm nhiều người tò mò. Đàn em của Sơn phân tích: "Chị à, sinh viên các trường này toàn con VIP, VIP nào cũng giàu có cả, họ chỉ mong muốn cho con vào đó học để lấy tiếng thôi. Nhiều VIP "chạy" cho con vào trường vài trăm triệu không thể chịu mang tiếng con bị đuổi học vì nợ nần. Vậy thì nhục lắm. Họ có thể mang cả xe tải tiền đến cổng trường, đến chủ tiệm cầm đồ chuộc lại thẻ sinh viên cho con bất kỳ lúc nào".
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đàn em của Sơn "trắng" nói đúng. Thế giới thế chấp thẻ sinh viên lực lượng vũ trang lắm hình , nhiều vẻ vô cùng. Song, phần lớn những sinh viên "ký gửi" thẻ đó đều rơi vào "hoàn cảnh khó khăn" đến độ buộc phải lựa chọn thế này, hoặc thế kia. Tất nhiên, lỗi đầu tiên là do họ, họ sa vào chơi bời, cờ bạc... Một sinh viên tên A., vừa ra trường kể: "Sinh viên, đứa nào chẳng thiếu tiền tiêu. Em cũng "ký gửi" thẻ 2 lần. 5 năm mà "ký gửi" có 2 lần là quá "ổn" đấy. Có đứa, bố mẹ vừa chuộc cho tháng này, tháng sau lại "ký" luôn. Nhà trường nuôi ăn, bố mẹ cho tiền tiêu, tiền học bổng... nhiều so với những sinh viên tiết kiệm nhưng ít với sinh viên biết tiêu. Thả 2 con lô 200 điểm đã mất toi gần 5 lít/ngày rồi... Bố mẹ cho không đủ tiêu, chơi thì phải thế chấp thẻ".
"Ký gửi" bằng tốt nghiệp, thẻ sinh viên tức là thế chấp chữ nghĩa, tri thức chúng ta học được, lấy tiền, dùng vào mục đích gì đều không thể chấp nhận được. Muôn nẻo dòng đời, thì có muôn cách để chúng ta giải quyết khó khăn về tài chính nên việc thế chấp công sức học tập, chữa nghĩa, tri thức của chính mình để lấy tiền cần bị trừng phạt nghiêm khắc. Những người làm cha, làm mẹ, đừng vì sĩ diện của bản thân mà tiếp tay cho con mình thành những con nợ.
Theo xahoi
Xã nghèo "nai lưng" trả nợ vì vay nặng lãi để... mua sắm Để thỏa mãn nhu cầu mua sắm, để cố cho "bằng bạn bằng bè", nhiều năm nay hàng trăm người dân nghèo ở xã Sa Loon (Ngọc Hồi, Kon Tum) đã chọn cách đi vay nặng lãi để rồi phải rơi vào cảnh bi đát. Vay nặng lãi để... chi tiêu lặt vặt Chuyện thật như đùa này đã và đang xảy ra...