Mảnh ghép hoàn hảo cho Không quân Việt Nam
Vừa qua, nước ngoài liên tiếp đồn đoán Việt Nam mua tiêm kích Su-35 của Nga. Vậy khi thêm chiến đấu cơ Su-35, Không quân Việt Nam sẽ thay đổi thế nào?
Sự phát triển mạnh mẽ của không quân các nước trong khu vực cùng với các tranh chấp biển đảo trong môi trường địa chính trị phức tạp ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay là những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang Việt Nam nói chung và Không quân Việt Nam nói riêng.
Kế thừa những kinh nghiệm và truyền thống sử dụng máy bay chiến đấu Nga trong những thập kỷ vừa qua, Không quân Việt Nam không ngừng được hiện đại hóa bằng việc trang bị thêm những máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến Su-30MK2.
Tuy nhiên, để hướng tới tương lai, Việt Nam đang tiếp tục xem xét và thảo luận sơ bộ với phía Nga về loại chiến đấu cơ thế hệ mới Su-35. Các chuyến bay trình diễn gần đây của Su-35 cho thấy, máy bay đạt được những đặc tính bay tốt hơn so với các máy bay chiến đấu tương tự của phương Tây ở cả 3 đặc điểm quan trọng, bao gồm: Khả năng bay siêu cơ động, tải trọng vũ khí tiên tiến và đặc biệt là hệ thống radar mảng pha quét điện tử thụ động Irbis-E có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự li siêu xa, tới 400km.
Là “em út” trong gia đình máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27, Su-35 được thừa hưởng những “tinh túy” công nghệ điện tử hàng không, radar và vũ khí tối tân của Nga.
Su-35 được thiết kế như một chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4 . Tính năng đặc biệt là hệ thống điện tử hàng không avionics mới dựa trên hệ thống điện tử kỹ thuật số, buồng lái nhà kính với 2 màn hình LCD cỡ lớn rất trực quan và cực kỳ hiện đại. Radar mảng pha quét điện tử thụ động Irbis-E có thể phát hiện và theo dõi đồng thời 30 mục tiêu ở khoảng cách trên 400km và tấn công đồng thời 8 mục tiêu trong số đó (bao gồm cả mục tiêu trên không và dưới đất).
Với tầm phát hiệu mục tiêu “siêu xa” và thiết kế mang được tất cả các loại vũ khí (tên lửa đối không/đất/biển, bom dẫn đường), Su-35 có thể đảm nhiệm vai trò tác chiến đa năng, bao gồm tất công các mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không từ khoảng cách mà đối phương chưa kịp phản ứng, cũng như sử dụng các hệ thống radar, hệ thống quang-điện tử trên khoang để trinh sát, giám sát và phát hiện các lực lượng đối phương như một máy bay cảnh báo sớm.
Vì thế, một vài chiếc Su-35 bay kèm trong đội hình phi đội chiến đấu cơ Su-30MK2 tác chiến trên Biển Đông có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về hệ thống cảnh báo sớm trên không (AEWACS) mà hiện đang là điểm thiếu quan trọng của Không quân Việt Nam hiện nay.
Video đang HOT
Ngoài ra, với các đặc điểm cấu trúc khung thân đã được gia cố, tăng cường khả năng chịu lực và cấu trúc vỏ thành phần lớn là vật liệu composite đã giúp Su-35 có khả năng tàng hình nhẹ do giảm được đáng kể tiết diện phản xạ (RCS) tín hiệu radar.
Hai động cơ tuabin phản lực thế hệ mới với công nghệ điều khiển luồng khí phụt 3 chiều AL-41F1 có lực đẩy mạnh hơn, kết hợp với thiết kế khí động học độc đáo đã giúp Su-35 sở hữu khả năng cơ động số 1 thế giới hiện nay.
Trong kế hoạch phát triển không quân của mình, Su-35 cũng chính là loại máy bay chiến đấu đầu tiên được Nga lựa chọn thí điểm trang bị những hệ thống công nghệ hàng không thế hệ thứ năm, làm tiền đề cho dự án phát triển máy bay tàng hình PAK-FA T-50.
Su-35 có thể mang được gần như tất cả những hệ thống vũ khí tương lai cho T-50, trong đó đặc biệt phải kể đến K-37M (RVV-BD) – loại tên lửa không – đối – không có tầm bắn xa 222km trong khi các máy bay chiến đấu hiện có của Mỹ và phương Tây đều chưa có loại tên lửa đối không nào đạt tầm bắn xa như vậy. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.
Với các đặc điểm nổi trội như khả năng siêu cơ động, radar và vũ khí có tầm phát hiện/tấn công ở cự li siêu xa, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến thế hệ 4 … , Su-35 đã khiến các chuyên gia quân sự phương Tây phải e ngại và cho rằng nó có thể là đối thủ trực tiếp đánh bại được cả 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Không quân Mỹ. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MK2 bên dưới và Su-35.
Không quân Việt Nam, vốn đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng, bảo dưỡng bảo trì và huấn luyện các chiến đấu cơ dòng Sukhoi Su-27 của Nga sau thời gian dài sử dụng. Các chiến đấu cơ “Kẻ tấn công sườn” Su-27 (gồm cả biến thể một người ngồi Su-27SK và biến thể hai người ngồi Su-27UBK/PU) và “Hổ mang chúa” Su-30MK2 đều là những “tiền bối” của Su-35. Vì vậy, cùng với Su-27 và Su-30, siêu tiêm kích Su-35 sẽ là mảnh ghép hoàn hảo của Không quân Việt Nam.
Theo Đất Việt
Khám phá sức mạnh "cặp bài trùng" Su-22 và Su-30
Không quân Việt Nam đã được trang bị loại máy bay chiến đấu hiện đại Su-30MK2, song tiêm kích-bom Su-22 vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc, nhất là chủ quyền trên biển.
Su-22M4, với số lượng hàng trăm chiếc là 1 trong 2 loại máy bay giữ vai trò nhiệm vụ "xương sống" của lực lượng không quân nước ta trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc - Ảnh: Máy bay cường kích Su-22M4 của trung đoàn 937. Nguồn: qdnd.vn
Hiện Su-30MK2 và Su-22M4, với số lượng hàng trăm chiếc là 2 loại máy bay giữ vai trò nhiệm vụ "xương sống" của lực lượng không quân nước ta trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Máy bay chiến đấu Su-22 là phiên bản xuất khẩu của máy bay cường kích (ném bom) Su-17 do Liên Xô cũ phát triển từ những năm 1960. Su-17 bay thử nghiệm chuyến đầu tiên vào ngày 2-8-1966. Sau đó, không chỉ phục vụ trong lực lượng không quân Liên Xô cũ, Su-17 được phát triển thành Su-20 và Su-20 tiêm kích (đánh chặn)-bom (cường kích) "cánh cụp cánh xòe" để phục vụ xuất khẩu.
Đến nay, Liên Xô cũ và nước Nga kế thừa sau này đã sản xuất khoảng 2.200 chiếc Su-17, Su-20 và Su-22. Trong đó Su-20 và Su-22 được xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia châu Âu (như Belarus, Bulagria, Tiệp Khắc cũ (gồm CH Czech và Slovakia), Đông Đức, Ukraine, Hungarria, Ba Lan); châu Á (Bắc Triều Tiên, Armenia, Afghanistan, Azerbaijan, Uzebekistan, Turmenistan...); Trung Đông và Bắc Phi (Trran, Iraq, Ai Cập, Syria, Algeria, Angola, Yemen) và châu Mỹ (Peru).
Hệ thống điều khiển trong buồng lái Su-22
Không quân Việt Nam bắt đầu nhận máy bay chiến đấu tiêm kích-bom Su-22M/UM, một biến thể cải tiến của Su-22, từ năm 1979 để dần thay thế cho các loại máy bay chiến đấu MIG-21, MIG-19... đã lạc hậu.
Hiện tại Không quân Việt Nam đang có trong biên chế với số lượng lớn các may bay tiêm kích-bom phiên bản Su-22M, Su-22UM3K và Su-22M4, trong đó hiện đại nhất chính là phiên bản M4 được trang bị hệ thống ngắm bắn quang học Klen-54 trong chóp mũi.
Thông số kỹ thuật cơ bản của Su-22
Có 2 loại 1 hoặc 2 phi công; dài 19,03 m; sải cánh 10,02 m (khi cụp bay tốc độ nhanh) hoặc 13,68 m (khi xòe bay tốc độ chậm); cao 5,12 m; trọng lượng rỗng 10.640 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.500 kg.
Máy bay có tốc độ tối đa 1.850 km/h; tầm hoạt động 2.550 km; trần bay 15.200 m.
Vũ khí trang bị của Su-22M4 gồm 2 pháo 30 mm NR30 với cơ số 80 viên đạn, các điểm treo trên cánh cho phép mang tải trọng 4.000 kg vũ khí, gồm: bom, rocket, tên lửa không đối đất và tên lửa không đối không R-60.
Su-22M4 có thể mang những vũ khí thích hợp cho nhiệm vụ diệt hạm như tên lửa không đối đất/hải dẫn đường bằng laser/quang truyền hình Kh-29.
Kh-29 có tầm bắn tối đa 30 km với đầu đạn nặng 320 kg có khả năng vô hiệu hóa tàu chiến có lượng giãn nước lớn 10.000 tấn.
Ngoài tên lửa không đối đất/hải Kh-29, Su-22M4 còn có thể mang theo tên lửa chống radar tầm xa Kh-28. Loại tên lửa này có tầm bắn tới 120 km, tốc độ Mach 3 và mang theo đầu đạn nặng 160 kg. Phương thức dẫn bắn của Kh-28 là dùng đầu dò thụ động bám theo cánh sóng của radar của đối phương.
Cuối những năm 1980, tình hình chủ quyền biển đảo trở nên căng thẳng, lực lượng không quân nước ta được lệnh sẵn sàng thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Sau thời gian huấn luyện, đầu năm 1988, máy bay tiêm kích-bom Su-22UM của không quân Việt Nam đã thực hiện thành công chuyến bay từ Phan Rang ra Trường Sa. Đây là lần đầu tiên, máy bay chiến đấu đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam bay ra tuần tiễu quần đảo Trường Sa.
Một chiếc Su-22
Bước sang năm 1989, lực lượng chiến đấu cơ bảo vệ Trường Sa tiếp tục được tăng cường thêm lực lượng. Từ 1989 tới nay, những chiếc Su-22M4 đảm nhiệm vai trò chính trong nhiệm vụ bay tuần tra, bảo vệ Trường Sa. Dù, hiện nay, các máy bay tiêm kích đa năng hiện đại bậc nhất Su-30MK2 đang dần thay thế Su-22M4 thực hiện chuyến bay tuần tiễu, bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa. Tuy nhiên, trong tương lai gần, Su-22M4 vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ thiêng liêng Tổ quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đội mũ phi công trên buồng lái Su-30MK2 trong một lần đến thị sát đơn vị không quân
Đến nay, Việt Nam đã thực hiện 3 hợp đồng mua máy bay chiến đấu đa năng hiện đại Su-30MK2, loại hiện đại nhất cho tới hiện nay của dòng máy bay chiến đấu Su-30, với số lượng 32 chiếc.
2 máy bay Su-30MK2 bay tuần tra bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tại Trường Sa - Ảnh: TPO chụp từ Trường Sa
Su-22M4 còn có thể mang theo tên lửa chống radar tầm xa Kh-28 - Ảnh: Tên lửa Kh-28. Nguồn: qdnd.vn
Su-30MK2 là máy bay chiến đấu hiện đại đa năng, có khả năng hạ gục mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển. Máy bay được trang bị tên lửa điều khiển và bom điều chỉnh trên không, có khả năng đạt vận tốc gấp đôi tốc độ âm thanh.
Trang bị vũ khí của Su-30MK2, ngoài pháo 30 mm có tốc độ 1.800 phát/phút, còn có các loại tên lửa đối không, đối đất/hải, chống radar hiện đại.
Bên cạnh có thể mang tên lửa không đối đất/hải Kh-29 như Su-22M4, Su-30MK2 có thể mang tên lửa đối đất/hải Kh-59. Đây là loại tên lửa hành trình đối đất tầm xa được thiết kế để tiêu diệt công sự phòng ngự, kho tàng, bến bãi, sân bay hay chiến hạm trên biển. Kh-59 có tốc độ cận âm, tầm bắn đạt khoảng 200 km.
Tên lửa Kh-31, được trang bị trên Su-30MK2, có tốc độ Mach 1,8 (khoảng 2.230 km/h). Hai biến thể tên lửa Kh-31 trang bị trên Su-30MK2 là tên lửa không đối hạm Kh-31A lắp đầu tự dẫn radar chủ động có thể tiêu diệt tàu chiến ở cự ly tối đa 50 km; tên lửa chống radar Kh-31P lắp đầu tự dẫn bị động cho nhiệm vụ phát hiện sóng radar và tấn công đài phát với tầm bắn tối đa 110 km.
Theo Người Lao Động
Sư đoàn Không quân 370 diễn tập ném bom ban đêm Trong hai ngày 24 và 25-3, tại Trường bắn Quốc gia khu vực 3, Sư đoàn Không quân 370 (Quân chủng Phòng Không - Không quân) tổ chức kiểm tra thực hành ném bom, bắn tên lửa, đạn thật của các loại máy bay chiến đấu Su-30MK2, Su-22M4 và trực thăng Mi-8. Chiến đấu cơ Su-30MK2 tham gia ném bom. Mục tiêu mặt...