Mảnh ghép của trái tim
Tôi đến Sài Gòn vào một buổi chiều tháng 9, cái se se lạnh của thời tiết có pha vài hạt mưa bay bay làm trái tim tôi thêm tê tái.
Thành phố này như một bà mẹ bao dung, ôm ấp đủ phận người…Ảnh: Ngọc Dương
Khi cuộc sống của tôi gặp muôn ngàn bế tắc, tôi đã quyết định chọn Sài Gòn làm chốn dung thân cho những ngày xa xứ. Sài Gòn như một bà mẹ bao dung, ôm ấp đủ phận người trong xã hội, và trong đó có tôi, một kẻ lãng du lạc chốn.
Sài Gòn chẳng chào đón tôi bằng những tia nắng nhẹ nhàng như miền Bắc. Đây chẳng phải một nơi tĩnh lặng mà tôi đang cần tìm để trấn an tâm mình trong những ngày giông tố. Thế nhưng cái cách Sài Gòn từng bước “xâm chiếm” trái tim tôi lại nhẹ nhàng đến kỳ lạ.
Là khi tôi đứng giữa vỉa hè ngơ ngác chẳng thể xác định được đoạn đường của đôi chân thì tiếng bác xe ôm đã xuất hiện. ” Này con, cất túi xách cẩn thận”. Tiếng nhắc nhở của một người xa lạ làm cho tôi cảm thấy ấm lòng.
Sài Gòn vẫn giữ những nét nhẹ nhàng, mơ mộng….Ảnh: Linh Linh
Người ta nói nhịp sống của Sài Gòn hiện đại lắm, hối hả và bận rộn như một guồng quay bất tận. Nó làm cho mọi người cũng bị cuốn theo, quay mãi, quay mãi. Nhưng tôi thấy không hẳn vậy, Sài Gòn vẫn giữ được những nét nhẹ nhàng, mộng mơ vốn có tử thuở xa xưa ấy chứ.
Video đang HOT
Nếu mọi người đã từng đặt chân đến những con đường Lý Tự Trọng, Lê Duẩn, Võ Văn Tần…thì chắc hẳn sẽ đồng quan điểm với tôi. Những hàng me bên đường rủ bóng mỗi chiều tạo nên một vẻ đẹp quyến rũ của thành phố. Có những ngày, lá me rụng trải một màu vàng dọc hai bên đường, màu vàng của lá, màu xám của thân cây, màu xanh của lá trên cây hòa quyện vào nhau như một bức tranh huyền ảo giữa lòng thành phố.
Thỉnh thoảng có một vài cơn gió mạnh thổi qua, những chiếc lá úa vàng rắc xuống đường như những hạt kim tuyến óng ánh sáng rực cả một con phố. Tôi đã từng đứng hàng giờ trước những con đường này chỉ để ngắm nhìn những chiếc lá me bay. Lòng sầu xứ của những kẻ lạc lõng vào Sài Gòn như tôi cũng được dịu đi vài phần, thân thương lắm.
Nhớ những ngày tôi lang thang đi dạo nhà thờ Đức Bà, một trong những biểu tượng của thành phố Sài Gòn. Thánh đường với lối kiến trúc châu Âu thật đẹp. Tôi nhận thấy nét mặt rạng rỡ và cả một niềm tự hào của người dân nơi đây dành cho những công trình, kiến trúc. Tôi thấy sự trân trọng, tràn đầy biết ơn của mọi người khi đến Dinh Độc Lập, một công trình được thiết kế theo phong thủy và kiến trúc của phương Đông nhưng không kém phần hiện đại.
Những vật phẩm từ chế độ cũ cùng nhiều chứng tích ghi dấu thời khắc độc lập ngày 30.4.1975 sẽ khiến mọi người phải thổn thức để nhớ về những giây phút lịch sử, nhớ về những người anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc. Tôi thấy rưng rưng cảm xúc khi đến những công trình này.
Sài Gòn có hàng chục các địa điểm vui chơi, cả ngày, cả đêm. Vậy nên người ta nói Sài Gòn ” chưa bao giờ ngủ” cũng là điều dễ hiểu. Đêm về, thành phố Sài Gòn dưới ánh đèn đường lấp lánh càng trở nên hoa lệ, rực rỡ hơn bao giờ hết. Cái vẻ đẹp vừa thân thuộc, kiều diễm nhưng rất dịu dàng nơi đây chính là điều khiến tôi say đắm ngay từ những ngày đầu chân ướt chân ráo tới thành phố.
Nhà thờ Đức Bà, TP.HCM.Ảnh: Độc Lập
Có những đêm, tôi ngồi ngâm nhi một ly cà phê tại bậc thềm trước Nhà hát lớn chỉ để nhìn dòng người qua lại. Sài Gòn tuy vội vã, náo nhiệt, chuyển động vậy thôi chứ thực ra muốn tìm những khoảng lặng cũng không phải khó. Những quán cà phê lề đường, những sạp báo nhỏ, công viên vẫn luôn là sự lựa chọn của tôi.
Tôi thích Sài Gòn khi đêm về, bởi đó là những giây phút tôi được lắng lòng mình, được thảnh thơi tâm hồn sau một ngày dài căng thẳng. Tôi yêu những âm thanh về đêm của thành phố: tiếng rao của bánh bò, bánh bía, tiếng leng keng của những chiếc xe hủ tiếu gõ, tôi muốn cất trọn mọi âm thanh đó vào trong tiềm thức mình.
Và nếu có ai đó hỏi tôi ấn tượng gì nhất ở Sài Gòn, chắc tôi sẽ mỉm cười và đáp rằng: ” đó chính là mùi nước lèo” của những tô hủ tiếu gõ. Làn khói trắng bay lên nghi ngút, hương thơm ngọt ngào từ nồi nước được ninh từ xương heo, rau củ rất kỹ sẽ khiến mọi người muốn hít hà, bị mê hoặc. Ngồi trong những con hẻm, dưới ánh đèn thấp thoáng và thưởng thức hương vị của bát hủ tiếu, lắng nghe những câu chuyện đời, mẩu chuyện vui của một chị lao công, anh công nhân, bác xe ôm,.. từ những miền quê xa lên thành phố mưu sinh tôi thấy Sài Gòn ấm áp tình người đến lạ. Tôi hiểu lý do vì sao mà trải qua nhiều thăng trầm, hủ tiếu gõ vẫn là một món ăn rẻ được nhiều tầng lớp lao động yêu thích, và đó chính là một nét văn hóa riêng khiến người ta nhớ đến Sài Gòn yên bình khi về đêm…
Có thể nói, Sài Gòn là một mảnh ghép trong trái tim của tôi và rất nhiều người khác. Sài Gòn cũng chính là bà mẹ bao dung nhất mà tôi được biết, luôn sẵn sàng dang tay che chở, ôm ấp và là bến đậu an nhiên nhất của mọi mảnh đời…Yêu lắm, Sài Gòn ơi!
Theo thanhnien.vn
Năm nhân viên phòng khám ra công viên cứu sản phụ đẻ rơi con
Hộ lý Trần Thị Mỹ Duyên, 23 tuổi, đang làm việc ở phòng khám thì một lái xe ôm báo có người đau đẻ ở công viên cách đó 500m.
Chị Duyên cầm vội đôi găng tay cao su rồi chạy nhanh theo bác xe ôm đến công viên, chiều 9/8. "Lúc này sản phụ ôm em bé đỏ hỏn trong lòng, dây rốn còn nguyên, luôn miệng kêu cứu. Cháu bé tím tái, mắt trắng", chị Duyên kể.
Ít phút sau, ba nhân viên y tế khác cùng làm việc tại phòng khám có mặt ở công viên để trợ giúp chị Duyên. Họ phối hợp cắt dây rốn, sơ cấp cứu để cháu bé khóc nhằm thông đường hô hấp.
Sau đó, một nhân viên y tế khác là chị Hoàng Thị Hằng, 27 tuổi, ôm bé vào lòng để sưởi ấm rồi gọi taxi vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cấp cứu. "Trên taxi, thấy cháu tím tái, lịm đi, tôi vừa khóc vừa nói 'cố lên con ơi'. May đến bệnh viện kịp thời, cháu qua khỏi nguy hiểm, tôi mừng không ngủ được cả đêm qua", chị Hằng kể.
Mẹ con sản phụ tại bệnh viện. Ảnh: Hoàng Táo.
Mẹ của bé được mọi người đưa đến bệnh viện trên một xe khác ít phút sau. Sản phụ tên Phạm Thị Thu Thắm, 27 tuổi, đến sáng 10/8 đã ổn định sức khỏe. Bé gái sinh non 31 tuần thai, nặng 1,7 kg, khi vào viện bị suy hô hấp.
Bác sĩ Trần Vĩnh Hoàng, Phó khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, cho biết hiện bé đã qua cơn nguy hiểm nhưng vẫn phải thở máy, truyền dịch nuôi dưỡng, nằm phòng ấp, dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng. Hai mẹ con được bệnh viện chi trả mọi chi phí điều trị.
Nhóm nhân viên phòng khám tham gia cứu mẹ con sản phụ. Ảnh: Hoàng Táo
Chị Thắm cho biết gia đình nghèo, mẹ mất một năm trước, bố nghiện rượu, em gái có bệnh thần kinh. Một năm trước, chị từ quê vào Quảng Trị làm thuê, rồi quen biết và có thai với một thanh niên. Đang lên kế hoạch về sống chung thì nam thanh niên vướng lao lý, chị xấu hổ nên không dám về nhà, lang thang ăn xin, đêm ngủ ghế đá công viên trong khoảng một tháng nay.
"Tôi rất mong gặp lại để nói lời cảm ơn đến những ân nhân", chị Thắm nói.
Hoàng Táo
Theo VNE
Ga Huế - một chốn đi về Đến với xứ Huế mộng mơ là ngỡ như lạc vào chốn kinh đô đầy cổ kính với những đền đài, cung điện và cả dòng sông Hương hiền hòa. Và đặc biệt, du khách không thể bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng, khám phá vẻ kiến trúc độc đáo của Nhà ga Huế. Dù cho bao nhiêu thăng trầm của lịch sử,...