Mảnh đất bố mẹ cho trước khi cưới và những lời đề nghị phũ phàng từ chồng, nhà chồng
Suốt ngày chồng đòi bán mảnh đất mà bố mẹ đã cho trước khi cưới nhưng Quỳnh Mai (28 tuổi) không đồng ý vì nghĩ mảnh đất đó là tài sản riêng của mình, những lí do chồng muốn bán đất đều không chính đáng.
Gia đình mâu thuẫn chỉ vì mảnh đất bố mẹ cho trước cưới
Mai quê ở Hải Phòng. Cách đây 3 năm (khi đó Mai chưa quen chồng), bố mẹ gọi 4 anh em lại chia cho mỗi đứa con 100m2 đất, có sổ hồng đầy đủ.
Sau khi cưới, bố mẹ giao luôn sổ hồng cho Mai. Nghĩ đây là tài sản riêng mà bố mẹ đã cho mình trước khi cưới nên Mai đã không nói cho chồng biết. Nhưng một tháng sau khi cưới, chồng Mai cũng biết vợ có tài sản riêng.
Chồng Mai khó chịu bảo “Sợ chồng lấy của hay sao mà đụng đến đất lại giữ khư khư như thế”. Ảnh minh hoạ.
Cưới nhau vừa được 3 tháng, chồng đã bảo Mai bán đất để lấy tiền tu sửa lại nhà cửa. Thấy lí do này vô lí vì hiện tại vợ chồng Mai ở chung cùng bố mẹ chồng, em gái chồng nên Mai thẳng thắn nói với chồng “Đây là nhà của bố mẹ, tại sao em phải bán đất của em để tu sửa. Khi nào ngôi nhà này thuộc quyền sở hữu riêng của hai vợ chồng thì muốn bán đất, xây nhà em sẽ ủng hộ”/
Cho rằng vợ không muốn chung sức, xây dựng gia đình, so đo tính toán cả với bố mẹ chồng nên chồng Mai giận ra mặt suốt một tuần liền.
Chuyện rồi cũng qua, nhưng không lâu sau đó chồng Mai lại đòi bán đất để mua xe hơi. Mai thấy việc mua xe lúc này là chưa cần thiết vì công việc của hai vợ chồng không cần dùng đến xe hơi làm gì cho tốn kém. Mâu thuẫn hai vợ chồng lại xảy ra, âm ỉ suốt cả tháng trời. Chồng Mai khó chịu bảo “Sợ chồng lấy của hay sao mà đụng đến đất lại giữ khư khư như thế”.
Rồi bên nhà chồng bàn nhau chung tiền đầu tư mua đất, bán lại để kiếm lời. Chồng Mai lại tiếp tục bàn với vợ bán đất để chung tiền đầu tư mua đất nhưng Mai vẫn không đồng ý. Lần này, chồng Mai tỏ thái độ ra mặt, lớn tiếng chửi bới vợ.
Video đang HOT
“Cô sợ bán đất rồi thì sẽ trở thành tài sản chung hay sao? Đã là vợ chồng mà sao cô tính toán chi li đủ đường thế. Sau này được ở trong nhà bố mẹ tôi cho, lúc đó là tài sản chung của hai vợ chồng, tôi có tính với cô không?”.
Sự việc trở nên phức tạp khi đến tai bố mẹ chồng, anh em nhà chồng. Ai nấy đều cho rằng Mai là người ích kỷ, tính toán hơn thua cả với chồng, với cha mẹ chồng. Họ bắt đầu trở mặt với Mai, trách móc đủ điều. Họ còn khuyên con trai làm được đồng nào thì nên cất giữ cẩn thận, đừng đưa cho vợ nếu không sau này, vợ chồng chẳng may li hôn thì con trai họ trắng tay, chẳng có khố mà mang.
“Mẹ chồng tôi còn nói với anh em họ hàng rằng mới cưới nhau chưa được nửa năm mà con dâu đã ăn cháo đá bát rồi. Cũng may mà chưa giao nhà cho vợ chồng tôi nếu không thì chắc chắn giờ đã bị con dâu đuổi ra đường rồi”. Nghe được những câu này, tôi chỉ biết nuốt tủi nhục vào trong”, Mai nói.
Hôn nhân đi vào ngõ cụt
Mới cưới nhau được nửa năm mà đã mâu thuẫn với chồng, bố mẹ chồng hết lần này đến lượt khác chỉ vì miếng đất khiến Mai điêu đứng. Mặc dù Mai đã phân trần rõ ràng đó là mảnh đất mà bố mẹ cho trước khi quen chồng.
Dù sổ hồng mang tên Mai nhưng đất vẫn được bố mẹ đẻ ở quê canh tác, trồng hoa màu. Ngày xưa, dù bố mẹ khó khăn lắm cũng cố gắng chạy vạy vay mượn chứ không dám bán đất, để dành cho con cái.
Lần này nếu Mai khước từ lời đề nghị của chồng, hôn nhân của cô sẽ chỉ đi vào ngõ cụt. Ảnh minh hoạ.
Đem nỗi buồn tâm sự với đám bạn thân, Mai được khuyên dù thế nào cũng nên giữ lấy mảnh đất vì đó là tài sản riêng của cha mẹ cho. Chồng không có quyền can thiệp. Nhưng cũng vì chuyện đất đai mà gia đình Mai thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tình cảm rạn nứt, mọi tội lỗi đổ lên đầu Mai.
Không những thế, dù đang mang thai ở tháng thứ 3 nhưng Mai vẫn bị chồng hắt hủi, cha mẹ chồng không quan tâm. Buồn chán, nhiều lúc Mai muốn bỏ đi tất cả, về nhà sống chung với bố mẹ đẻ.
Mới đây, chồng Mai lại đề nghị bán đất để đầu tư vào chứng khoán. Dù trong lòng không đồng ý vì biết rõ chứng khoán chẳng khác nào canh bạc, chẳng may sẽ mất cả chì lẫn chài, thế nhưng, sợ chồng lại to tiếng cãi vã như những lần trước, Mai chỉ biết im lặng.
“Tôi nên làm gì đây. Tôi hoàn toàn không muốn bán đất để đầu tư vào chứng khoán. Nhưng nếu thẳng thắn từ chối thêm lần nữa hẳn mâu thuẫn gia đình sẽ càng tăng lên. Mảnh đất đó gắn bó với cha mẹ đẻ cả cuộc đời. Trong khi mới cưới nhau được nửa năm mà tôi lại về đòi bán thì mặt mũi nào mà nhìn cha mẹ”, Mai thở dài.
Cá nhân Mai tự biết rằng, lần này nếu Mai khước từ lời đề nghị của chồng, hôn nhân của cô sẽ chỉ đi vào ngõ cụt. Chưa gì, Mai đã hình dung ra những lời đay nghiến, chì chiết từ chồng và cả nhà chồng….
Theo Emdep
Nếu phải ly hôn, xin đừng làm tổn thương những đứa trẻ!
Người ta thường dễ dàng bỏ qua những suy nghĩ của một đứa trẻ vì nghĩ rằng nó chỉ là những lời nói ngu ngơ, ngốc nghếch nhưng lại không biết rằng những lời nói đó xuất phát từ trái tim của nó. Trẻ con vốn dĩ không biết nói dối!
"...Có thể ai đó sẽ cho rằng tôi láo. Nhưng chỉ là họ chưa hiểu hết tất cả những gì tôi đã trải qua trong tuổi thơ của mình. Một tuổi thơ khốn khó và thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Cảm xúc của tôi luôn phải lệ thuộc vào tâm trạng của mẹ. Mẹ vui thì tôi mừng mà mẹ căng thẳng thì tôi sợ sệt!
Tôi đã luôn cố gắng sống để làm hài lòng mẹ. Thậm chí ngay từ khi còn là một đứa bé, tôi đã luôn nghĩ cho mẹ. Tôi giục mẹ lấy chồng, tôi ra điều kiện với những người hay gán ghép tôi làm con dâu nhà họ rằng nếu muốn con họ cưới tôi thì phải cho mẹ tôi về ở cùng.
Người ta thường dễ dàng bỏ qua những suy nghĩ của một đứa trẻ vì nghĩ rằng nó chỉ là những lời nói ngu ngơ, ngốc nghếch nhưng lại không biết rằng những lời nói đó xuất phát từ trái tim của nó. Trẻ con vốn dĩ không biết nói dối!
Sau này, tôi vẫn gặp lại bố nhưng ít. Một năm vài lần cũng chỉ là để giải quyết vấn đề tranh chấp tài sản của bố mẹ. Ông bảo rằng tôi là đứa con không biết đến nguồn cội dù thực tế ông mới là người bỏ tôi. Rằng mẹ tôi nói mẹ tôi chẳng việc gì phải cấm tôi, tự tôi thấy ông khốn nạn mà từ bỏ. Tôi chẳng nói được gì. Suốt những ngày sau đó, tôi luôn giữ im lặng. Tôi thực sự bị tổn thương bởi chính bố mẹ mình. Họ hóa ra chỉ xem tôi như một thứ vũ khí để triệt hạ nhau, tấn công nhau mà không hề để ý tới cảm xúc của tôi.
Suốt một thời gian dài đằng đẵng, tôi luôn ở trong trạng thái căng thẳng về vấn đề gia đình. Tôi đã ước gì mẹ có thể hiểu cho tôi, bố tôi có thể hiểu cho tôi. Mỗi người hãy đặt vào vị trí của người khác và hiểu cho họ. Hiểu cho nhau. Nỗi đau khổ này tự chúng ta gieo cho nhau và cũng chỉ có chúng ta là người có thể kết thúc nó. Một gia đình có ở bên nhau lâu dài hay không kỳ thực còn do duyên số nữa.
Từ những nỗi đau trong quá khứ, tôi đã tự hứa với lòng mình. Sau này, dù lập gia đình, sinh con đẻ cái và vì một sự đáng tiếc nào đó mà vợ chồng phải chia tay, tôi cũng không bao giờ nói xấu chồng cũ trước mặt các con dù chỉ 1 tiếng.
Hãy để hình ảnh của bố chúng trong trẻo như chúng vốn hình dung. Ấy là tốt cho chúng. Thay vì thù hận bố, ghét bỏ bố thì luôn kính trọng, yêu thương và tự hào về bố mình chẳng phải là sẽ tốt hơn cho chúng sao? Có mấy ai sẽ cảm thấy vui vẻ khi còn bận mang trong mình những nỗi oán thán? Và thêm nữa, tôi cũng rất mong, nếu gia đình nào đó mà không may rơi vào tình cảnh của gia đình tôi trước kia, bố mẹ hãy biết vì con mà bỏ qua những đau khổ đã gieo rắc cho nhau. Đừng cấm đoán chúng không được gặp gỡ hoặc bố hoặc mẹ. Làm thế, tức là ta đã đẩy chúng vào tình thế khó xử. Khiến chúng bị ràng buộc vào mớ dây rợ rối ren của tình cảm mà chúng vốn là những kẻ vô tội!
Nếu thực sự yêu thương con, muốn cho con một cuộc sống tốt đẹp thì vật chất vốn không bao giờ là đủ cả. Hãy cho chúng một gia đình! Dù bố mẹ chúng có không sống được với nhau thì cũng hãy cho chúng được cảm nhận đầy đủ sự quan tâm, yêu thương của bố và mẹ!
Cấm đoán chúng, lôi kéo chúng, nói xấu người không được quyền nuôi chúng chẳng những ta đang tự làm xấu hình ảnh trong mắt chúng mà còn đang thể hiện rằng ta chưa thực sự nghĩ cho chúng đâu. Ta cần con mình lớn lên trong tình yêu thương, ta cần con mình vui vẻ hạnh phúc chứ không cần người cùng phe, cần đồng bọn phải không?
Nếu người lớn ai cũng làm được như những gì tôi nói thì chẳng phải dù ly hôn rồi, ai được quyền nuôi con vốn chẳng còn quan trọng. Lôi con ra tranh chấp, cãi vã, vạch trần nhau trước tòa để giành giật quyền nuôi con chẳng phải là rất mỏi mệt sao? Quan trọng hơn cả nó chẳng khác gì bố mẹ đang cầm dao cứa vào trái tim bé bỏng của con mình 1 nhát và nỗi đau sẽ thấu cả đời nó không thể quên.
Tôi đã từng rất ám ảnh bởi câu hỏi "Bố mẹ mày sắp ly hôn đấy. Mày muốn ở với ai?". Bởi tôi không biết phải trả lời thế nào cả. Dù sao, bố tôi cũng chưa từng ra tòa để giành quyền nuôi tôi. Tôi đã rất cảm ơn ông vì điều đó.
Cuộc sống hiện tại của tôi đang rất tốt, tôi có một người chồng yêu thương mình và hai đứa con khỏe mạnh. Không còn vướng bận quá nhiều về quá khứ của bố mẹ nhưng vết thương lòng từ cuộc ly hôn đó của họ, rõ ràng đã tác động đến tâm lý của tôi rất nhiều. Tích cực cũng có nhưng tiêu cực nhiều hơn.
Cuộc sống của mẹ tôi hiện tại cũng đã tốt hơn, bà không còn quá gay gắt với tôi về việc tôi có gặp bố mình hay không. Nhưng, thực sự, tình cảm của tôi đã bị chai sạn. Thay vì tìm cách gặp bố, tôi đã chẳng còn để tâm nhiều đến cuộc sống của ông nữa. Tôi đã buông bỏ trước khi bố mẹ tôi buông bỏ! Đó vốn dĩ cũng không phải cái kết đẹp. Rõ ràng nếu phải lựa chọn, tôi vẫn chọn mẹ mình".
Theo Emdep
Ra mắt, bị mẹ chồng tương lai bắt rửa 30 mâm bát, cô gái nghèo đã đáp trả "À, thằng này chưa lấy vợ mà đã đội vợ lên đầu rồi. Mày ngu lắm con ạ, kiểu người như nó chỉ để về phục vụ nhà mình thôi. Nó có phải tiểu thư danh giá gì đâu. Mày phải để mẹ dạy vợ cho". Hôm Huyền về ra mắt nhà Nam đúng lúc nhà có giỗ. Nam bảo rằng muốn người...