Mảnh đất 2 tỷ đồng và “phép thử” cho cuộc hôn nhân với cô vợ 9X
Mẹ tôi có mảnh đất đầu tư nhiều năm, giờ theo giá thị trường trị giá khoảng 2 tỷ đồng.
Bà muốn sang tên làm quà tặng riêng cho tôi.
Tôi là người đàn ông thuộc thế hệ 8X đời đầu. Vợ kém tuổi tôi gần một con giáp.
Chính vì chênh lệch tuổi tác nên trước đây, khi tôi dẫn vợ về ra mắt, mẹ tôi đã phản đối.
Bà bảo, tôi nên chọn người bằng tuổi hoặc kém 3-4 tuổi là đẹp nhất. Gần tuổi nhau, vợ chồng dễ thông cảm và hiểu nhau hơn. Lấy vợ trẻ, tôi sẽ phải chiều chuộng, chăm sóc vợ nhiều hơn. Như thế lại thành ra vất vả.
Tôi cũng từng yêu vài cô gái theo hình mẫu mẹ đề ra nhưng kết cục chẳng đi tới đâu. Người thì cá tính quá mạnh mẽ, người thì lại quá yếu đuối, vụng về.
Mâu thuẫn của vợ chồng tôi xuất hiện khi tôi không có việc làm (Ảnh minh họa: Sina).
Khi gặp vợ tôi bây giờ, tôi được cảm nhận tình yêu sôi nổi, mới mẻ. Khi dẫn đi gặp bạn bè, tôi cảm thấy hãnh diện khi cưới được vợ trẻ.
Nhưng có lẽ, người ta nói không sai. Hôn nhân là thử thách cho tình yêu. Kết hôn rồi, tôi mới càng thấm thía, muốn bên nhau lâu dài cần sự nỗ lực, cảm thông của cả hai.
Trước đây, tôi cùng bạn góp vốn mở một xưởng gia công nhựa ở ngoại thành Hà Nội. Công việc khá thuận lợi. Xưởng mở ở quê, nhân công rẻ, đầu ra ổn định nên thu nhập mỗi tháng khá tốt.
Hàng tháng, tôi đều đặn đưa cho vợ 40-60 triệu đồng. Vợ tôi là nhân viên ngành xuất nhập khẩu, lương khá. Nhận được số tiền chồng đưa cao gấp nhiều lần lương của mình, cô ấy phấn khởi lắm.
Tuy nhiên, mấy năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất không còn thuận lợi như trước. Hàng hóa bán chậm khiến chúng tôi phải thu nhỏ quy mô.
Video đang HOT
Bạn tôi thua lỗ do đầu tư chứng khoán nên lâm vào cảnh nợ nần. Chúng tôi quyết định cho xưởng dừng hoạt động đầu năm vừa rồi.
Tôi trở thành người thất nghiệp. Trước đây, khi đi làm được bao nhiêu tiền, tôi dành xây nhà và sau đó là đưa hết cho vợ để cô ấy nạp vào sổ tiết kiệm. Vậy nên mấy tháng nay cần tiêu tiền, tôi đều phải hỏi vợ.
Vợ lúc đầu không hài lòng thì cằn nhằn, lâu dần bắt đầu lớn tiếng chì chiết tôi là kẻ “ăn bám”, “vô tích sự”… Con trai của chúng tôi năm nay một tuổi. Chi phí nuôi con hàng tháng 5-6 triệu đồng.
Tôi đang có kế hoạch làm nông nghiệp sạch. Tuy nhiên, vợ không đồng ý rút sổ tiết kiệm.
Cô ấy không tạo điều kiện cho tôi thoát kiếp “ăn bám”, lại còn suốt ngày chì chiết, đay nghiến chồng. Nhiều lúc vì sĩ diện, tôi cũng lớn tiếng với vợ.
Mâu thuẫn giữa vợ chồng tôi ngày một căng thẳng. Đã 3 tháng nay, vợ chồng tôi không đụng vào nhau.
Nhiều hôm cả hai còn không thể ngồi ăn cơm cùng nhau. Nếu cứ tiếp diễn tình trạng hiện tại, tôi lo có một ngày chúng tôi sẽ “đường ai nấy đi”.
Mẹ tôi ở gần nên hiểu rõ, cuộc hôn nhân của tôi đang có những rạn nứt. Bà nói thẳng vợ tôi là người phụ nữ thực dụng. Chồng đưa tiền về nhiều thì vui vẻ, nhưng ít tiền một chút là trở mặt.
Mẹ động viên tôi rằng, bà có mảnh đất đầu tư nhiều năm, giờ theo giá thị trường trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Bà muốn sang tên làm quà tặng riêng cho tôi.
Tôi được toàn quyền quyết định, dùng vào đầu tư làm ăn hay để làm tài sản tích lũy thì tùy. Tuy nhiên, mẹ tôi yêu cầu tôi giữ kín chuyện này với vợ.
Bố mẹ tôi không có lương hưu và mảnh đất là tài sản dành dụm cả đời mà họ có. Thực lòng, tôi không muốn nhận mảnh đất ấy.
Tuy nhiên, trong tình cảnh hiện tại, tôi nghĩ mình sẽ mượn tạm của bố mẹ để có vốn làm ăn, ngoài ra cũng là để “ghi điểm” với vợ.
Một người bạn của tôi nói rằng, mảnh đất 2 tỷ đồng có thể sẽ là “phép thử” hôn nhân của tôi. Nếu vợ biết tin tôi được sở hữu mảnh đất mà thay đổi thái độ, hôn nhân vui vẻ đầm ấm trở lại thì coi như cô ấy yêu tiền của tôi chứ không phải yêu tôi.
Tôi nghe mà hoang mang. Nếu thực sự như lời bạn nói, tôi không biết làm thế nào?
Tôi nên âm thầm khởi nghiệp lại hay đem tài sản ra hàn gắn với vợ?
Vừa hay tin tôi có bầu thì chồng bỏ đi biệt tích, 5 năm sau biết bí mật tôi sốc nặng
Biết rằng không thuyết phục được tôi, bố mẹ đành ngó lơ để tôi tự do quyết định chuyện tình cảm.
Ông bà không ra sức phản đối như trước nhưng cũng không vui vẻ, hoan hỉ gì.
"Nếu con không chia tay nó, bố mẹ xem như không có đứa con gái như con!".
Đẩy tôi vào phòng riêng, mẹ khóa chặt cửa mặc tôi van nài, gào khóc. Tất cả cũng chỉ vì tôi chọn bạn trai không theo ý gia đình. Nhà tôi cơ bản có điều kiện, tôi lại là con một nên bố mẹ hi vọng con gái lấy được một tấm chồng cho danh giá, ít nhất cũng phải tương xứng với gia cảnh nhà mình.
Ông bà nhờ người mai mối cho tôi không biết bao nhiêu đám giàu có nhưng cuối cùng tôi lại chọn Tuấn, một thanh niên nông thôn tốt nghiệp đại học, cố bám trụ lại thành phố với duy nhất tấm bằng đại học trên tay, cùng công việc mà lương chỉ đủ nuôi sống bản thân.
Vượt qua cấm cản của gia đình, tôi nhất quyết kết hôn cùng Tuấn. (Ảnh minh họa)
Ngày dẫn anh về ra mắt, bố tôi giận tím mặt đứng dậy về thẳng phòng. Mẹ tôi khóc lóc vật vã, than trách nuôi con hai mươi mấy năm coi như công cốc. Riêng tôi vẫn nhất quyết với lựa chọn của mình. Khi bà ép con gái phải lựa chọn giữa chữ hiếu và chữ tình. Tôi gạt nước mắt tuyên bố:
"Dù bố mẹ có bỏ con thì con vẫn mãi là con gái của bố mẹ. Con cũng nhất định không buông bỏ hạnh phúc mình lựa chọn".
Biết rằng không thuyết phục được tôi, bố mẹ đành ngó lơ để tôi tự do quyết định chuyện tình cảm.
Ông bà không ra sức phản đối như trước nhưng cũng không vui vẻ, hoan hỉ gì.
Sau khi kết hôn, Tuấn luôn nỗ lực phấn đấu ngày đêm mong có thể khẳng định bản thân với bố mẹ vợ. Nhìn anh lao tâm khổ tứ, làm không nghỉ ngơi, tôi xót ruột nhưng anh vẫn cười bảo:
"Chỉ cần anh thành công, bố mẹ sẽ đón nhận vợ chồng mình. Anh muốn để ông bà biết, con gái ông bà không hề sai khi chọn lấy anh".
Cưới gần 2 năm, tôi có bầu. Sớm hôm ấy, thử que thấy 2 vạch, tôi hạnh phúc chạy xuống dưới nhà muốn khoe cho chồng biết. Nhưng tìm mọi ngóc ngách chẳng thấy anh đâu, gọi điện anh không nghe máy, chỉ thấy lá đơn ly hôn ký sẵn tên cùng lời nhắn:
"Quên anh đi".
Vậy là Tuấn chính thức biến mất khỏi cuộc sống của tôi. Mặc cho chuỗi ngày sau đó, tôi điên loạn trong đau đớn tìm chồng nhưng anh vẫn bặt vô âm tín. Hết cách, tôi bắt xe về quê hỏi bố mẹ chồng nhưng họ lắc đầu bảo:
"Tuấn nhắn con đừng tìm nó nữa".
Tôi cay đắng chấp nhận làm mẹ đơn thân, vượt cạn, nuôi con 1 mình. Những ngày đầu vắng Tuấn, mọi thứ với tôi chẳng dễ dàng gì. Rồi con chào đời, làm mẹ, tôi dần tĩnh tâm với thực tế. Nhưng mỗi đêm về, nhìn con thơ bơ vơ thiếu hơi ấm của bố, nghĩ tới việc Tuấn vô tình, vô nghĩa bỏ rơi vợ con không lý do, không lời giải thích, tôi vẫn chẳng thể ngăn nổi những giọt nước mắt cay đắng, uất ức lăn ướt gối.
5 năm sau, Tuấn bất ngờ về tìm vợ giải thích lý do mất tích của mình. (Ảnh minh họa)
Khi con trai tròn 4 tuổi, Tuấn bất ngờ về tìm tôi. Vừa nhìn thấy con trai, anh ôm tôi quỳ khóc giải thích:
"Những năm qua anh có lỗi với em rất nhiều. Nay anh trở về xin em tha thứ, cho anh cơ hội được bù đắp những thiệt thòi, vất vả mà suốt thời gian qua em phải chịu".
Tuấn kể, ngày trước sau khi cưới, anh đã giấu vợ góp vốn cùng bạn làm ăn rồi bị lừa mất hết, còn gánh thêm 1 khoản nợ gần 2 tỷ. Trong lúc nói chuyện công việc, bố mẹ tôi qua nhà, bất ngờ nghe được liền lao vào lăng mạ, trách anh làm khổ đời con gái họ, rồi yêu cầu anh "biến" khỏi cuộc sống của tôi.
"Chỉ một phần nhỏ là tự ái, còn chủ yếu, thời điểm ấy anh thực sự cùng quẫn nghĩ bản thân sẽ là gánh nặng cho vợ nên quyết định ra đi, giải thoát để em đỡ khổ", Tuấn nghẹn ngào giải thích.
Sau đó nhờ bạn bè giúp đỡ, Tuấn ra nước ngoài làm ăn. May mắn công việc suôn sẻ, anh lấy lại được sự nghiệp, trả hết nợ. Về nước, Tuấn hỏi tin tức về tôi, biết giữa hai đứa có con chung, anh liền tìm tới xin hàn gắn.
Dù thắc mắc trong lòng được gỡ bỏ nhưng nỗi tủi hờn, uất ức bị chồng bỏ rơi trong tôi chưa hẳn đã nguôi. Do vậy tôi vẫn chưa tha thứ cho Tuấn, nói rằng cần thời gian suy nghĩ.
Chúng tôi vừa nói ra ý định mua xe, em chồng liền phản đối kịch liệt Khi chồng tôi nói ra ý định mua xe ô tô đẹp như của em gái, nào ngờ bị em ấy phản đối. Bởi em chồng muốn chúng tôi chi tiền đúng mục đích, không nên lãng phí vô ích. Ảnh minh họa Hiện tại con trai tôi đang học năm nhất đại học. Lúc đầu cháu ở nhà em gái chồng tôi...